Khi Bị Bệnh Gai Cột Sống Nên Kiêng Ăn Những Gì?
Trong quá trình điều trị gai cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định mức độ hồi phục của người bệnh. Trong đó, một số thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, một số khác khiến triệu chứng thêm nặng nề. Bài viết đề cập đến vấn đề ” Bị bệnh gai cột sống nên kiêng ăn những gì?” giúp bạn dễ dàng thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gai cột sống
Gai cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Những phương pháp được áp dụng chủ yếu cho điều trị bệnh gai cột sống là trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu, dùng thuốc hoặc châm cứu,… Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị đòi hỏi nguồn dinh dưỡng khoa học để hạn chế sự hình thành của các gai cột sống.
Các bác sĩ cho rằng người bị gai cột sống nên ăn uống đầy đủ chất, xây dựng thực đơn cân bằng và phù hợp thể trạng. Từ đó có thể giúp người bệnh sớm đạt được hiệu quả điều trị tối đa, tuy nhiên không hẳn mọi loại thực phẩm đều có lợi mà bạn cần biết hạn chế một số nhóm thực phẩm nhất định. Các nhóm này thường có ảnh hưởng không tốt đến cột sống, hoặc thúc đẩy hình thành các gai xương phức tạp hơn.
Người bị gai cột sống thường có suy nghĩ không bổ sung canxi, không ăn hải sản hay uống sữa vì sợ nguồn canxi sẽ càng thúc đẩy sự phát triển của gai xương. Thực tế điều này đã được các nhà khoa học khẳng định là vô căn cứ, do canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương. Vì thế để cấu trúc xương được hồi phục sau tổn thương nhanh hơn thì người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất, bao gồm canxi để đảm bảo hoạt động như thường lệ.
Người bị bệnh gai cột sống kiêng ăn những gì?
Một số nhóm thực phẩm mà bệnh nhân bị gai cột sống nên kiêng bao gồm các loại thịt đỏ, thực phẩm dễ gây tăng cân, thức ăn dầu mỡ, bia rượu,… Trong đó ngoài nhóm bia rượu và thức ăn dầu mỡ thì bệnh nhân có thể duy trì mức độ tương đối với nhóm thực phẩm còn lại. Nếu bổ sung ở lượng ít sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Cụ thế người bệnh nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
Nhóm thịt đỏ
Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt trâu,… do chúng có chứa nhiều sắc tố cơ nên việc bổ sung quá mức nhóm thực phẩm này có thể khiến các gai xương phát triển nhanh chóng. Nhóm thịt đỏ có chứa nhiều đạm nhưng thành phần đạm không cân đối và khiến dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể kém hấp thu. Trung bình chỉ nên duy trì khoảng 2 bữa thịt đỏ mỗi tuần sẽ có lợi cho việc điều trị gai cột sống.
Ở những người bị gout cũng thường được khuyến cáo tránh ăn thịt đỏ, do thịt đỏ cung cấp các acid amin dư thừa. Kết quả là acid uric và các chất chuyển hóa lắng đọng ở các khớp và xương gây đau, từ đó có thể làm nặng thêm tình trạng gai cột sống. Người bệnh nên loại bỏ bớt thịt đỏ trong khẩu phần, thay thế nguồn đạm từ thịt trắng như thịt gà, chim, ngan…
Tinh bột qua tinh chế
Những loại tinh bột qua tinh chế bao gồm gạo trắng, bún, phở, các loại miến, mì, các loại thực phẩm được chế biến sẵn như đồ hộp, bánh mì,… Do đã qua chế biến nên các loại thực phẩm này không còn nhiều dinh dưỡng mà chỉ còn tồn tại lượng lớn (calo) và một ít vitamin B. Do đó, tinh bột qua tinh chế không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bị gai cột sống. Thậm chí nếu dùng nhiều còn ngăn cản quá trình hồi phục.
Ngoài ra việc bổ sung quá nhiều thực phẩm tinh luyện cũng dễ dẫn đến tăng tải trọng cho cột sống. Bệnh nhân dễ lên cân, cơ thể nặng thêm và gây ra bệnh thoái hóa xương khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định nhóm tinh bột qua tinh chế thường khiến dạ dày no lâu, cơ thể không kịp hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp cho nhu cầu chuyển hóa, từ đó dẫn đến thiết chất ở khớp và xương.
Nhóm thức ăn nhanh
Người bệnh gai cột sống nên kiêng ăn những thực phẩm chiên rán, bánh mì kẹp, gà rán, khoai tây chiên…. Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều dầu mỡ và tinh bột. Ngoài ra nhóm giá trị dinh dưỡng của chúng cũng rất kém, khiến người dùng có cảm giác “no giả” và không bổ sung thêm các món ăn dinh dưỡng khác.
Các nghiên cứu cho rằng thực phẩm dầu mỡ đã qua chế biến nhiều lần khiến cơ thể khó khăn trong hoạt động phân giải và hấp thu dưỡng chất. Không chỉ cần hạn chế với người bệnh gai cột sống mà đây là nhóm thực phẩm không được khuyến khích nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt.
Nhóm chất kích thích
Chất kích thích bao gồm các loại rượu, bia, thuốc lá, các loại cà phê hay cacao… Hàm lượng chất kích thích đến từ các loại thức uống này sẽ gây tổn hại cho hệ cơ xương khớp thấy rõ. Có rất nhiều nghiên cứu được chứng thực về tác hại của đồ uống kích thích trên người bệnh gai cột sống.
Những hệ lụy của chúng gây ra là làm giảm khả năng hấp thu canxi, ngăn cản sự lắng đọng canxi vào xương, từ đó gây cản trở hoạt động của tạo cốt bào, tăng hủy xương… Đồng thời lạm dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khớp nhanh chóng mà gai xương chính là một biểu hiện trong số đó.
Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm dầu mỡ tinh luyện hay mỡ động vật đều cần hạn chế trong thực đơn của người bệnh gai cột sống. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhất là nhóm mỡ động vật mặc dù cung cấp nhiều năng lượng và các chất béo bão hòa nhưng đây lại là các chất béo gây hại cho cơ thể. Nếu bổ sung thường xuyên sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì và hàng loạt bệnh đi kèm khác.
Đối với người bệnh bị gai cột sống, nếu như mức thể trọng tăng nhanh sẽ làm tăng áp lực lên các xương khớp ở cột sống. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa và mọc gai xương diễn ra nhanh hơn. Thay vì dùng dầu ăn động vật hay bơ thì tốt hơn người bệnh nên thay thế bằng dầu thực vật, kết hợp với tập thể dục để duy trì cân nặng lý tưởng là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng gai cột sống.
Nhóm bánh kẹo có nhiều đường
Các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, mật ong, hay thói quen ăn ngọt của nhiều người là nguyên nhân khiến bệnh gai cột sống ngày càng xấu. Lượng đường và tinh bột từ bánh kẹo có thể được hấp thụ nhanh vào cơ thể và nhanh chóng làm tăng lượng đường huyết ngay sau ăn. Chúng không cung cấp bất kỳ dưỡng chất nào có lợi cho xương khớp mà đa số chỉ là bổ sung năng lượng.
Lượng đường thừa không được phân giải hết sẽ được tích trữ ở các mô dưới dạng mỡ và gây tăng cân nhanh chóng. khi người bệnh không kiểm soát được cân nặng, nguy cơ béo phì, tiểu đường… xảy ra sẽ ảnh hưởng liên hệ đến cơ xương khớp. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy người nghiện ăn ngọt thường có tỷ lệ loãng xương, thoái hóa xương khớp cao hơn so với người có chế độ ăn lành mạnh.
Thực phẩm nhiều phụ gia
Các loại gia vị, hoặc thức ăn, thức uống có nhiều chất phụ gia cần được nhắc đến trong danh sách “Bị bệnh gai cột sống nên kiêng ăn những gì?”. Trong đó người bệnh cần hạn chế dùng các loại nước ngọt có gas, nước soda, thực phẩm nhiều carbo-hydrate, các thực phẩm có đường aspartame…. nhóm chất hóa học này gây ra nhiều vấn đề làm nghiêm trọng hơn tình trạng gai cột sống.
Thực tế những loại phụ gia trong thực phẩm đều rất khó kiểm soát về thành phần và chất lượng và có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá mức cho phép. Một số chất hóa học có thể tích lũy ở các khớp xương hoặc làm rối loạn quá trình hình thành tế bào mới của xương khớp. Và kết quả là chúng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa của các khớp xương, làm nặng thêm tình trạng gai xương.
Với những thông tin được đề cập trong bài viết kể trên, hi vọng người bệnh sẽ có đáp áp cho vấn đề “Bị bệnh gai cột sống nên kiêng ăn những gì?”. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò tiên quyết trong quá trình hồi phục của người bệnh, do đó ngoài việc điều trị theo hướng dẫn thì ăn uống khoa học là yếu tố người bệnh nên đặt lên hàng đầu.
Bài viết liên quan: Cách chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!