Tình trạng ho khan khó thở có nguy hiểm không?

Ho khan là tình trạng thường gặp đặc biệt khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của cơ thể yếu. Thế nhưng ho khan khó thở lại rất hiếm gặp và thường liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. 

Triệu chứng ho khan khó thở thường gặp

Ho khan khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Ho khan khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do cơ chế bảo vệ đường thở, tống các dị vật cản trở hệ hô hấp làm việc ra ngoài nhưng đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý. Ho khan là tình trạng ho kéo dài nhưng không có đờm gây ngứa rát cổ, khàn giọng, mất tiếng khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Sở dĩ tình trạng ho khan khó thở kéo dài là do niêm mạc đường thở bị dày lên, tái cấu trúc, phế nang mất độ giãn nở làm lượng khí hít vào ít đi. Bên cạnh đó, lúc này vùng họng tăng tiết nhầy làm cản trở không khí khiến phế nang bị đọng khí dẫn đến kích thích niêm mạc và gây ho. Khi liên tục bị viêm, đường thở sẽ ngày một nhạy cảm với các tác nhân gây hại khiến cơn ho khó thở diễn ra liên tiếp. 

Các dạng ho khan khó thở thường gặp có thể kể đến như:

  • Ho khan gây tức ngực khó thở
  • Ho, khó thở, tức ngực nhiều về đêm
  • Mỗi lần ho lại có cảm giác tức ngực khó thở
  • Ho nhiều dẫn đến đau tức ngực, khó thở
  • Ho tức ngực, thở khò khè, khó thở

Ho khan khó thở là bệnh gì?

Thông thường chứng ho khan khó thở hay liên quan đến các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh. Sau khi điều trị dứt điểm các bệnh này thì triệu chứng ho khó chịu cũng dần biến mất nhiều ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu trường hợp của bạn không liên quan đến cảm, cúm thì rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh dưới đây:

  • Bệnh lý về hô hấp: Thường là các bệnh viêm nhiễm, viêm phế quản, tràn dịch tràn khí phổi…
  • Bệnh lý về tim: Có thể kể đến như suy tim, thiếu máu cơ tim… Khi tim gặp vấn đề và hoạt động không tốt khiến các chất lỏng trong máu tích tụ, lượng oxy vận chuyển cho cơ thể cũng suy giảm từ đó gây ra hiện tượng ho khan, khó thở, tức ngực
  • Nhiễm trùng phổi: Là tình trạng phổi bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Được đánh giá là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được kịp thời điều trị. Có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng máu, áp xe phổi, suy hô hấp cấp, tràn dịch màng phổi…
  • Ho gà: Ban đầu bệnh gây ra các biểu hiện giống với cảm lạnh như ho nhẹ, sốt, chảy nước mũi. Sau một vài tuần, cơn ho trở nên dữ dội khiến bạn vô cùng mệt mỏi kèm theo chứng khó thở. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, người bệnh dễ bị viêm phổi.
  • Viêm phổi: Ho khan, ho dai dẳng, ho nhiều vào ban đêm, kéo dài hơn 10 ngày đôi khi kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau ngực, sốt cao, ho lẫn máu hoặc ra đờm nhầy có màu xanh. 
  •  Thuyên tắc phổi mạn tính: Được hiểu là tình trạng một cục máu đông lọt vào mạch máu trong phổi gây tắc nghẽn làm cản trở việc trao đổi khí. 
  • Ung thư phổi: Được chia thành 2 dạng là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Bệnh thường có các triệu chứng như ho nhiều, sụt cân, đau tay, vai và các ngón tay, thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, nhiễm trùng phổi.
  • Hen suyễn: Còn được gọi là hen phế quản, là bệnh viêm đường hô hấp với các triệu chứng như ho khan, khó thở, thở khò khè, nặng ngực…
  • Lao: Là bệnh do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra với các triệu chứng như ho kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu kèm theo khó thở, đau tức ngực, đổ mồ hôi đêm, người mệt mỏi sút cân, sốt…
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra ho khan khó thở. 

Ho khan khó thở nguy hiểm không?

Nếu tình trạng ho khan khó thở là do các bệnh cảm cúm cảm lạnh thì không cần quá mức lo lắng
Nếu tình trạng ho khan khó thở là do các bệnh cảm cúm cảm lạnh thì không cần quá mức lo lắng

Một trong những thắc mắc chung của nhiều người đó là không biết liệu hiện tượng ho khan khó thở có nguy hiểm không. Có thể nói, với trường hợp ho khan khó thở do thay đổi thời tiết, khí hậu thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý đã đề cập thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan lơ là. 

Đặc biệt, các bệnh như hen suyễn, bệnh tim, ung thư phổi, nhiễm trùng phổi… đều là những bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện đúng bệnh và điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặc với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. 

Làm gì khi bị ho khan khó thở?

Như đã đề cập, ho khan khó thở đôi khi xuất phát từ việc cơ thể phản ứng với thay đổi thời tiết, khí hậu nóng lạnh đột ngột gây ra các bệnh như cảm, cúm. Đôi khi do người bệnh bị dị ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, tôm, cua, cá… Đây là những nguyên nhân gây ho khan  khó thở thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, nếu cơ thể kèm theo nhiều triệu chứng khác, bạn cần chú ý hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Khi bị ho khan, khó thở cần:

Biện pháp xử lý tạm thời

Nếu tình trạng ho khan khó thở chỉ mới xuất hiện trong vài ngày gần đây bạn có thể cải thiện bằng một số phương pháp sau:

  • Sử dụng gừng và mật ong: Gừng tính ấm, có tác dụng giảm đau rát cổ, tốt cho người bị ho khan khó thở, đau họng, cảm lạnh, cảm cúm. Khi kết hợp giữa mật ong và gừng sẽ mang lại hiệu quả kháng khuẩn cao giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Bạn chỉ cần lấy 1 củ gừng tươi nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn rồi hãm với nước sôi trong 5 phút. Sau đó thêm một thìa mật ong vào để uống mỗi buổi sáng sẽ giúp giảm ho, làm dịu họng, cải thiện chứng khó thở.
  • Xông dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là giúp khử trùng, giảm ho, cải thiện chứng khó thở. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào 1 bát nước nóng khoảng 50 – 70 độ, ghé sát mũi vào để hít hơi nước bốc lên. Thực hiện 3 lần/ngày sẽ thấy chứng ho khan, khó thở cải thiện. 
  • Sử dụng củ cải trắng: Có thể dùng củ cải trắng chữa ho khan bằng cách cạo sạch vỏ rồi đem xay nhuyễn, cho một ít nước và ít mật ong vào hấp cách thủy trong 15 phút. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.

Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt

Bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện tạm thời, người bệnh cũng cần:

  • Bổ sung các thực phẩm nhiều nước, dễ tiêu hóa như súp, cháo, các thực phẩm giàu kẽm, sắt như sò, ngao, củ cải trắng, thịt bò, thịt lợn. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C để loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng cường khả năng thải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể với chanh, cam, xoài, ổi, dứa, táo, bưởi…
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng như sữa bò, cá, ốc, men bia, trứng, các loại hạt, caffeine, rượu bia chất kích thích. Ngoài ra, cũng cần tránh xa các thực phẩm kém dinh dưỡng, có thể ức chế hệ thống miễn dịch như bánh mì trắng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói, các món ăn nhiều đường…
  • Uống nhiều nước, tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, vệ sinh răng mũi họng mỗi ngày, giữ ẩm cho đường hô hấp và giữ ấm cho đường thở. Nếu ho quá nhiều thì cần tránh ở môi trường điều hòa, tránh xa các yếu tố kích thích như mùi lạ, phấn hoa, bụi, khói thuốc, khói than…

Thăm khám bác sĩ

Sớm thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến tình trạng ho của mình kéo dài không khỏi
Sớm thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến tình trạng ho của mình kéo dài không khỏi

Khi tình trạng ho khan khó thở kéo dài dai dẳng, đây không còn là một triệu chứng thông thường của cảm cúm mà là triệu chứng của các bệnh khác. Trong đó, nếu mắc viêm phổi, suy tim, lao, ung thư phổi… thì sẽ đặc biệt nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được kịp thời điều trị. Do đó, nên thăm khám bác sĩ khi:

  • Ho khan khó thở, nghẹt thở kéo dài trên 10 ngày
  • Có kèm theo sốt cao, người mệt mỏi, ăn không ngon miệng
  • Ho ra máu hoặc đờm lẫn máu
  • Thở khò khè, đổ mồ hôi đêm
  • Đau ngực ngay cả khi không ho
  • Thở ngắn khi nghỉ ngơi
  • Ho khan khó thở đột ngột
  • Thở dốc ngày càng nghiêm trọng khi gắng sức.

Có thể thấy, với thắc mắc ho khan khó thở có nguy hiểm không thì câu trả lời chính là có. Bởi lẽ tình trạng này không đơn thuần là triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường mà có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được sớm thăm khám và điều trị. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 29/05/2024

Bình luận (2)

  1. lê thị hụê says: Trả lời


    tôi bị ho , khó thở , đau đầu là bệnh gì

  2. Đào Duy Đại says: Trả lời


    Chào bác sĩ ạ …? Cháu ko biết sao mà cháu bị ho thắt hết cả ruột và ko thở được cháu phải lấy hơi với thở được , nó làm cháu sợ nên cháu ko giám đi khám

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *