Hội chứng cổ vai cánh tay và các phương pháp điều trị
Hội chứng cổ vai cánh tay còn có tên gọi khác là hội chứng vai cánh tay, bệnh lý rễ tủy cổ. Đây là một bệnh lý có thể tác động đến khả năng vận động, đời sống sinh hoạt và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nếu không sớm thăm khám và áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp, bệnh sẽ phát triển mạnh. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?
Hội chứng cổ vai cánh tay còn có tên gọi khác là hội chứng vai cánh tay, bệnh lý rễ tủy cổ. Đây là một nhóm triệu chứng lâm sàng được hình thành bởi các bệnh lý về cột sống hoặc có liên quan đến những căn bệnh này. Hội chứng thường xuất hiện kèm theo một hoặc nhiều rối loạn chức năng rễ dây thần kinh, dây thần kinh ở tủy sống hoặc ở cột sống cổ.
Hội chứng cổ vai cánh tay không có mối liên hệ đến bệnh lý viêm. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể bao gồm: Đau tại vùng vai, đau tại vùng cổ và đau tại một bên cánh tay. Ngoài ra, các biểu hiện lâm sàng còn xuất hiện kèm theo chứng rối loạn vận động hoặc rối loạn cảm giác. Điều này xảy ra là do hội chứng xuất hiện cũng như nằm trong vùng chi phối của hệ thống, rễ dây thần kinh cột sống cổ.
Hội chứng cổ vai cánh tay xảy ra do đâu?
Bệnh lý rễ tủy cổ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Kết quả của cuộc thống kê cho thấy, có đến 70 – 80% bệnh nhân bị bệnh lý rễ tủy cổ là do bệnh thoái hóa đốt sống cổ, liên đốt làm hẹp lỗ tiếp hợp, thoái hóa các khớp liên mỏm hình thành và phát triển. Trong thời gian mắc bệnh, rễ dây thần kinh cột sống cổ tồn tại tại lỗ tiếp hợp sẽ bị chèn ép.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Theo thống kê có khoảng 20 – 25% bệnh nhân bị đội chứng cổ vai cánh tay là do bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra. Bởi khi đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị, khối nhân nhầy sẽ di chuyển ra khỏi vị trí vốn có của nó. Đồng thời chèn ép lên các dây chằng dọc và chèn ép lên rễ dây thần kinh. Sau đó hình thành nên cơn đau và hình thành nên bệnh lý rễ tủy cổ.
- Nguyên nhân khác: Bệnh xoãng xương, bệnh lý về cột sống, chấn thương, nhiễm trùng, khối u, đau thần kinh tọa… đều là những nguyên nhân khiến bệnh lý rễ tủy cổ hình thành và phát triển.
Triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, vị trí tổn thương, mức độ phát triển bệnh lý cũng như giai đoạn bệnh, bệnh lý rễ tủy cổ có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng như sau:
Hội chứng cột sống cổ
- Những cơn đau mỏi, đau nhức tại vùng cổ gáy xuất hiện một cách từ từ, âm ỉ tạo nên cảm giác khó chịu. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó tình trạng đau mỏi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân mang vác vật nặng hoặc thực hiện một số động tác mạnh khác có liên quan đến vùng cổ.
- Bệnh nhân lười vận động, quá trình vận động và sinh hoạt ngay tại vùng cột sống cổ gặp nhiều khó khăn. Bởi khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức dữ dội. Ở một số trường hợp khác, người bệnh còn đối mặt với tình trạng vẹo cổ.
- Khi dùng tay ấn vào cạnh cột sống thắt lưng hoặc ấn vào các gai sau, người bệnh sẽ có cảm giác đau tại điểm cột sống.
Hội chứng rễ thần kinh
- Thời gian đầu, cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng vai gáy. Sau đó lan rộng sang hai bên vai, lên vùng chẩm. Đồng thời lan tỏa xuống hai cánh tay và hai bàn tay. Khi người bệnh thực hiện một số động tác như ngửa cổ, gập cổ, nghiêng đầu sang bên trái, nghiêng đầu sang bên phải, xoay đầu… người bệnh sẽ nhận thấy đau nhiều hơn.
- Rối loạn vận động, yếu cơ, rối loạn cảm giác. Đôi khi người bệnh sẽ nhận thấy tại khu vực bệnh xuất hiện cảm giác khó chịu như có kiến bò, đôi khi cảm thấy rát bỏng hoặc tê bì. Đặc biệt là hai cánh tay, hai bàn tay và các ngón tay.
- Khi người bệnh dùng tay ấn vào điểm cạnh sống – vị trí tương ứng với lỗ tiếp hợp sẽ nhận thấy tình trạng đau nhức xuất hiện âm ỉ.
Hội chứng tủy cổ
- Một số biểu hiện nhận biết sớm tại hội chứng tủy cổ gồm: Teo cơ, hai tay vụn về, tê bì, gặp nhiều khó khăn khi đi lại.
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với tình trạng rối loạn phản xạ đại tiểu tiện, liệt ngoại vi hai tay, liệt trung ương tứ chi.
Một số triệu chứng khác
- Hội chứng động mạch sống nền hình thành kèm theo một số biểu hiện sau: Mất cân bằng, giảm thị lực thoáng qua, chóng mặt, đau tại vùng chẩm, hoa mắt, ù tai, cơ thể mệt mỏi.
- Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện và kèm theo một số biểu hiện gồm: Rối loạn vận mạch vùng chẩm vai, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai, rối loạn thị lực, ù tai.
- Một số biểu hiện toàn thân có thể hình thành gây khó chịu. Cụ thể như: Vã mồ hôi vào ban đêm, sốt, rét run, sụt cân…
Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Sử dụng đồng thời phương pháp giải quyết nguyên nhân và khắc phục triệu chứng là nguyên tắc điều trị hội chứng cổ vai cánh tay. Để hoàn thành nguyên tắc này, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng thuốc kết hợp biện pháp hồi phục chức năng, vật lý trị liệu hoặc điều trị ngoại khoa đối với trường hợp nặng.
Phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay không dùng thuốc
Phương pháp điều trị bệnh lý rễ tủy cổ không dùng thuốc thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi tư thế ngồi làm việc và cách sử dụng máy tính. Đồng thời kết hợp với phương pháp xoa bóp, bấm huyệt.
- Đối với những trường hợp cơ đau xuất hiện dai dẳng, đau nhiều hoặc đau sau chấn thương, người bệnh có thể tiến hành cố định cột sống của mình bằng đai cổ mềm hoặc nẹp mềm.
- Áp dụng những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Đồng thời thường xuyên đi lại, vận động hai cánh tay, vận động vai và cột sống cổ.
- Áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu để điều trị hội chứng cổ vai cánh tay theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể như: Châm cứu, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, kéo giãn cột sống, liệu pháp nhiệt.
Phương pháp sử dụng thuốc điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Sau khi tiến hành thăm khám và xác định được nguyên nhân gây bệnh lý rễ tủy cổ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau
- Loại thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5 – 0,65 gram. Sử dụng từ 2 – 4 viên/ngày.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, piroxicam, meloxicam, etoricoxib…
- Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Sử dụng kết hợp Paracetamol cùng với codein hoặc tramadol.
Thuốc giãn cơ
Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ chỉ được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị bệnh lý rễ tủy có kèm theo tình trạng co cứng cơ. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm:
- Eperisone
- Tolperisone
- Mephenesin
- Diazepam.
Thuốc loại khác
- Thuốc giảm đau thần kinh: Thuốc giảm đau thần kinh sẽ được sử dụng khi bệnh lý rễ thần kinh hình thành và phát triển. Để chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu bạn sử dụng pregabalin hoặc gabapentin với liều dùng thấp.
- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, nortriptyline và một số loại thuốc chống trầm cảm khác sẽ được sử dụng khi bệnh nhân có biểu hiện đau thần kinh mạn tính, rối loạn giấc ngủ.
- Corticosteroid: Khi rễ thần kinh có biểu hiện bị chèn ép nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng corticosteroid để chữa bệnh.
Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay bằng phương pháp ngoại khoa
Tương tự như một số bệnh cơ xương khớp khác, phương pháp điều trị ngoại khoa trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay chỉ được áp dụng khi tất cả phương pháp điều trị khác đã được sử dụng nhưng không mang đến kết quả khả quan.
Để khắc phục bệnh lý rễ tủy cổ và phòng ngừa biến chứng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng một trong số những biện pháp phẫu thuật gồm: Phẫu thuật lấy nhân nhầy đĩa đệm thoát vị, phẫu thuật để giải phóng chèn ép thần kinh…
Cách phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay
Để ngăn ngừa hội chứng cổ vai cánh tay hình thành và phát triển, bạn nên lưu lại và áp dụng đồng thời những biện pháp sau:
- Lưng giữ thẳng, duy trì một tư thế thích hợp cho phần đầu và phần cổ. Bạn cần tránh thực hiện những động tác không tốt cho đốt sống cổ. Cụ thể như ưỡn cổ, gập cổ, nghiêng cổ sang bên trái, nghiêng cổ sang bên phải hoặc xoay cổ quá mức.
- Nếu có công việc buộc phải ngồi lâu, bạn nên dành thời gian để đi lại, vận động, thay đổi tư thế ngồi, thay đổi tư thế làm việc… Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt bệnh lý rễ tủy cổ, kích thích quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa co cứng khớp, giúp xương khớp linh hoạt…
- Thường xuyên áp dụng những bài tập hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng giúp vận động vùng cột sống cổ, tăng cường sức khỏe xương khớp. Cụ thể như: Đạp xe, đi bộ, bơi lội…
- Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh lý rễ tủy cổ. Đặc biệt bạn nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, vitamin B, vitamin K, vitamin E, canxi, magiê, kali.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện cơn đau hoặc xuất hiện một trong số các triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Sau đó áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!