Hội chứng vai gáy là gì? Thông tin tổng quan và phác đồ điều trị
Hội chứng vai gáy là bệnh xương khớp thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Bình thường hội chứng đau vai gáy không nguy hiểm, nhưng tình trạng đau mỏi kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, từ đó làm giảm sút sức lao động cũng như chất lượng cuộc sống.
Để điều trị đau vai gáy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Hiểu nguyên nhân và phát hiện sớm hội chứng đau vai gáy có ý nghĩa quan trọng để quá trình chưa bệnh vai gáy không phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng vai gáy là gì? Có nguy hiểm không?
Hội chứng vai gáy là gì?
Hội chứng vai gáy bao gồm triệu chứng đau vai gáy. Theo tài liệu y học hiện đại, hội chứng vai gáy là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ. Kèm theo đó là những rối loạn về chức năng các rễ thần kinh, dây thần kinh tại chỗ. Hội chứng vai gáy không liên quan đến bệnh lý viêm.
Những đối tượng chiếm tỉ lệ mắc phải hội chứng này thường là người thường xuyên làm công việc bê vác nặng nhọc, người làm việc văn phòng, vận động viên, người cao tuổi…
Người bệnh mắc phải hội chứng vai gáy nằm trong mọi đối tượng. Dấu hiệu lâm sàng là tình trạng bệnh nhân hay nhức mỏi, xuội, mất sức lực tại cánh tay một bên, yếu vùng gáy, cổ, vai. Người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các rối loạn cảm giác ảnh hưởng đến vận động, do hoạt động của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
Hội chứng vai gáy có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn nhẹ, hội chứng vai gáy không gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Cơn đau xuất hiện nhất thời khi người bệnh làm việc, vận động hoặc ngồi quá lâu. Tuy nhiên, khi các triệu chứng vai gáy có chuyển biến phức tạp hơn, người bệnh bị đau cổ, cứng cổ, đau nửa đầu vai gáy trong thời gian dài có thể là biểu hiện bệnh lý.
Hội chứng vai gáy không chỉ xuất hiện ở cổ và vai gáy, các bộ phận liên quan như bả vai, cánh tay, lưng… cũng gặp phải những cơn đau lan rộng. Ở giai đoạn nặng, hệ thần kinh bị chèn ép gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay làm rối loạn hoạt động và cảm giác của các chi. Người bệnh có nguy cơ mắc phải các biến chứng như , đau dây thần kinh vai gáy, đau nửa đầu vai gáy gây hạn chế vận động và tâm lý bệnh nhân.
Tình trạng đau mỏi vai gáy âm ỉ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của người bệnh. Nhất là khi làm việc, cảm giác đau mỏi cổ vai gáy tăng lên, thậm chí người bệnh không thể nằm nghiêng sang phí bị tổn thương. Từ đó chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm không nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng vai gáy có thể phát triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị cột sống.
Hội chứng vai gáy có triệu chứng gì?
Triệu chứng đau vai gáy có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Với nhiều trường hợp có thể kéo dài trong nhiều tháng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người bệnh. Bệnh nhân nên tới cơ sở chuyên khoa thần kinh – xương khớp để được thăm khám nếu có những triệu chứng sau:
– Người bệnh bị đau cổ vai gáy, cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm, lúc mới vừa ngủ dậy. Cơn đau nghiêm trọng khi người bệnh hoạt động mạnh hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài.
– Tình trạng đau nhức kèm theo dấu hiệu hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai,… vì lượng máu lưu thông lên não giảm do ức chế hoạt động tại hệ thần kinh đốt sống cổ.
– Cơn đau tái phát khi ngủ, trời lạnh, bệnh nhân mất ngủ triền miên, sức khỏe bị suy giảm trầm trọng.
– Cổ bị cứng, không thể xoay chuyển linh hoạt sang trái phải – lên xuống, khi quay đầu có tiếng kêu.
Nguyên nhân của hội chứng vai gáy
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn hệ chức năng vai gáy có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, hoặc là do bệnh lý xương khớp gây ra. Trong đó, những nguyên nhân do bệnh lý gồm có:
– Nguyên nhân phổ biến nhất (70-80%) gây ra hội chứng vai gáy là bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm làm hẹp lỗ tiếp hợp, từ đó gây ra tình trạng ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
– Nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%). Triệu chứng vai gáy do thoát vị đĩa đệm đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ làm rối loạn chức năng khớp xương.
– Nguyên nhân phần nhỏ do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ, bệnh không được điều trị sớm. Cơn đau lan ra vai hoặc tay ảnh hưởng đến rễ dây thần kinh cổ.
– Những nguyên nhân bệnh lý hiếm gặp khác gồm có: Biến chứng sau chấn thương, khối u, tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, loãng xương, viêm cột sống, các bệnh lý liên quan đến phần mềm cạnh cột sống.
Đôi khi hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không do một nguyên nhân nào cụ thể. Đối với nguyên nhân sinh lý, hội chứng vai gáy xảy ra từ:
– Tính chất công việc bắt buộc bệnh nhân phải ngồi trước quạt, máy lạnh thường xuyên, người bệnh dầm mưa dãi nắng lâu, làm việc nặng, khuân vác vật nặng tác động đến vai gáy. Những yếu tố này làm giảm hoạt động cung cấp oxy cho các tế bào cơ, từ đó gây ra triệu chứng thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng vai gáy.
– Do thói quen nằm ngủ nghiêng, co quắp, thường xuyên ngồi một chỗ ít vận động. Lúc này khi cơ thể yếu mệt, chức năng của hệ tuần hoàn giảm khiến máu huyết lưu thông kém, làm chậm quá trình trao đổi oxy. Người bệnh dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
– Hội chứng vai gáy xảy ra chủ yếu ở tuổi trung niên trở đi. Nguyên nhân chính là do hệ mạch máu kém dẻo dai, không đảm bảo độ đàn hồi nên đối tượng này hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.
Hội chứng vai gáy có chữa được không?
Hội chứng vai gáy hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu như người bệnh chủ động phát hiện và thực hiện điều trị kịp thời. Mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự nghiêm túc của bệnh nhân và phương pháp điều trị đúng hướng là những yếu tố quyết định mức độ hồi phục bệnh lý. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa, kết hợp với các phương phát vật lý trị liệu để cải thiện chức năng xương khớp. Người mắc hội chứng đau vai gáy cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc trong tư thế phù hợp. Tránh mang vác những đồ vật quá nặng trong thời gian chữa bệnh.
Người bệnh cần chủ động trong tập luyện và bổ sung dinh dưỡng tại nhà. Đồng thời hạn chế chất béo, chất kích thích, đảm bảo lối sống khoa học nhất sẽ tăng hi vọng điều trị bệnh.
Phác đồ điều trị hội chứng vai gáy
Phác đồ điều trị hội chứng vai gáy theo Y học hiện đại
Nguyên tắc điều trị
– Điều trị từ triệu chứng kết hợp với giải quyết nguyên nhân bệnh lý nếu có thể.
– Áp dụng điều trị nội khoa với thuốc kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu, để phục hồi chức năng.
– Trong thời gian điều trị có thể kết hợp các biện pháp không dùng thuốc khác nếu cần.
– Chỉ định điều trị hội chứng vai gáy ngoại khoa (phẫu thuật) khi cần thiết.
Đối với phương pháp điều trị không dùng thuốc
– Thông tin đến người bệnh về tình trạng bệnh lý, đưa ra lười khuyên thay đổi thói quen sinh hoạt, tư thế làm việc, cải thiện môi trường làm việc.
– Với những trường hợp đau vai gáy cấp tính, cơn đau xuất hiện sau chấn thương, áp dụng phương pháp cố định cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm tùy tình trạng.
– Điều trị vật lý trị liệu bằng các bài tập vận động cột sống cổ – vai gáy và bả vai cánh tay theo hướng dẫn chuyên gia.
– Các phương pháp bổ sung như: Liệu pháp nhiệt, châm cứu bấm huyệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp kéo giãn cột sống ( được thực hiện tại các cơ sở Y học cổ truyền phục hồi chức năng).
Các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc
Chủ yếu các loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy là thuốc giảm đau và kháng viêm. Tùy mức độ đau, nguy cơ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng đơn thuần hoặc phối hợp giữa các nhóm thuốc sau:
– Nhóm thuốc giảm đau thông thường: gồm có Paracetamol dạng viên nén (không nên sử dụng quá 4 gam trong vòng 24h).
– Nhóm thuốc giảm đau dạng phối hợp: kết hợp sử dụng Paracetamol và thuốc có chứa opiad nhẹ (chủ yếu là thuốc codein hoặc tramadol).
– Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Thuốc được kê đơn dưới hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý dùng để tránh nguy cơ tác dụng phụ. Cụ thể gồm các loại thuốc như diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib. Đối với những bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa phù hợp với nhóm thuốc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton.
– Nhóm thuốc giãn cơ: chủ yếu dùng để giảm đau cấp tính kèm theo biểu hiện co cứng cơ. Các loại thuốc giãn cơ chủ yếu được kê đơn gồm: Epirisone, tolperisone, mephenesine, diazepam.
– Nhóm giảm đau thần kinh: được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy do chèn ép rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng. Liều dùng tăng sau thời gian điều trị, nhóm thuốc này gồm có: gabapentin, pregabalin.
– Nhóm chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): gồm có các loại thuốc như amitriptyline hoặc nortriptyline (10-25 mg/ngày). Được chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện đau thần kinh mạn tính, mất ngủ kéo dài.
– Nhóm Vitamin nhóm B: Gồm có nhóm vitamin 3B (B1, B6, B12) và chất dẫn B12 mecobalamin.
– Nhóm Corticosteroid: Được chỉ định cho những bệnh nhân bị chèn ép rễ nặng và có tính chất cơn đau cấp tính. Thuốc có thể gây tác dụng phụ nên được xem xét dùng một đợt ngắn hạn kéo dài khoảng 1-2 tuần.
Điều trị ngoại khoa
Hội chứng vai gáy ở mức độ nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm nhiễm nặng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương và hệ thần kinh sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Trường hợp chỉ định cho bệnh nhân bị đau nhiều nhưng điều trị nội khoa ít có kết quả, bệnh nhân bị tổn thương thần kinh nặng và tiến triển phức tạp. Có dấu hiệu chèn ép tủy cổ đáng kể.
Các phương pháo phẫu thuật được áp dụng là:
– Phẫu thuật cột sống để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép tại các lỗ tiếp,
– Phẫu thuật lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị và làm dính và vững cột sống.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ giảm đau khác
– Chỉ định tiêm corticosteroid ngoài màng cứng
– Phương pháp tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ
– Phong bế rễ thần kinh chọn lọc giảm đau can thiệp.
– Sử dụng sóng cao tần điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ (radio frequency ablation, RFA).
Theo dõi tiến triển và biến chứng sau điều trị
Nhìn chung các phương pháp điều trị nội khoa khi được áp dụng thích hợp sẽ đem đến hi vọng cho người bệnh. Điều trị theo hướng bảo tồn có hiệu quả trong 80-90% trường hợp bệnh xương khớp nói chung. Đa số bệnh nhân mắc hội chứng vai gáy đều cải thiện triệu chứng sau điều trị bảo tồn. Tiếp tục điều trị cải thiện trong thời gian dài có thể giúp bệnh hết một cách tự nhiên.
Trong trường hợp bệnh nhân điều trị ngoại khoa, phần lớn đều có di chứng sau điều trị. Vận động cột sống cổ không trở về mức độ bình thường do can thiệp đến cấu trúc cột sống, từ đó làm mất độ ưỡn tự nhiên của cột sống cổ. Bệnh nhân bị chèn ép rễ hoặc tủy cổ nặng điều trị khó có thể cải thiện hoàn toàn cảm giác và vận động.
Để đảm bảo mức độ hồi phục tốt nhất, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ sau điều trị cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Trong thời gian theo dõi, nếu có bất thường bệnh nhân sẽ được thay đổi phương pháp điều trị để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Điều trị hội chứng vai gáy theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, hội chứng vai gáy xuất phát từ tình trạng co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp không khí lạnh, khi gánh vác nặng. Bệnh cũng xảy ra khi người bệnh bị phong hàn xâm phạm vào hệ thống kinh mạch ở vai gáy.
Phương pháp điều trị hội chứng cổ vai gáy là khu phong tán hàn, hoạt huyết và hành khí. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các phương thuốc dân gian để điều thông khí huyết, giải phong, tán hàn. Một số bài thuốc chữa đau vai gáy được áp dụng trong điều trị YHCT là:
Bài thuốc chữa đau vai gáy số 1
Chuẩn bị:
- 50 gram lá cúc tần
- 100 gram ngải cứu
- 3 thìa muối hạt.
Thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước.
- Đem các nguyên liệu đi sao nóng và bọc bằng 1 chiếc khăn mỏng.
- Đợi đến khi thuốc bớt nóng rồi đem đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng 2 tháng sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.
Bài thuốc chữa đau vai gáy số 2
Chuẩn bị:
- 30 gram thân và rễ đinh lăng
Thực hiện:
- Sử dụng thân và rễ đinh lăng đã được phơi khô rửa sạch và thái nhỏ
- Sau đó đem tất cả các hỗn hợp nguyên liệu uống mỗi ngày.
- Áp dụng bài thuốc trong 1 tháng sẽ thấy các cơn đau nhức vai gáy sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc chữa đau vai gáy số 3
Chuẩn bị:
- 1 quả cam sành
- 1 củ hành khô
- Phèn chua
Thực hiện:
- Đem quả cam cắt bỏ phần đầu, cho phèn chua và hành khô vào ruột cam.
- Đem quả cam đặt lên bếp nướng đến khi hỗn hợp chuyển thành màu đen.
- Đợi đến khi cam nguội thì cắt thành từng lát nhỏ, đem đắp hỗn hợp lên vai gáy trong 10-15 phút.
- Sau khi đắp, người bệnh dùng tay massage để vùng vai gáy được thoải mái và thư giãn.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy trong YHCT
Vật lý trị liệu là phương pháp áp dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo để giải phóng hệ thần kinh tại vùng vai gáy bị tổn thương. Điều trị bằng vật lý trị liệu được các chuyên gia đánh giá cao giúp giảm thiểu biến chứng, hạn chế bệnh tái phát.
Những phương pháp điều trị vật lý trị liệu thường được sử dụng điều trị đau mỏi vai gáy là:
– Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp sử dụng lực từ bàn tay, ngón tay để kích thích các huyệt đạo tại vùng cổ vai gáy. Nhờ tác động này mà khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn. Khi điều trị bệnh nhân sẽ thấy thư giãn, giảm đau nhức.
– Phương pháp châm cứu: Người bệnh nên thực hiện châm cứu ở những trung tâm điều trị YHCT có uy tín. Thầy thuốc/bác sĩ sẽ sử dụng kim châm để châm vào các huyệt vị để lưu thông khí huyết, giảm căng cơ tại cổ vai gáy.
– Phương pháp sóng ngắn: Phương pháp sử dụng sóng âm tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, hỗ trợ chuyển hóa, làm giảm phù nề, giảm triệu chứng viêm và đau mỏi vai gáy.
– Phương pháp nhiệt trị liệu: Tận dụng nguồn nhiệt nóng để nâng cao tuần hoàn, bổ sung dinh dưỡng tại chỗ. Tác dụng nhiệt cũng giúp giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
– Phương pháp siêu âm: Công dụng chính là tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên để kháng viêm, giúp thư giãn cơ và giảm đau nhức hiệu quả.
Bài tập cho người mắc hội chứng vai gáy
– Tư thế con mèo: Người bệnh dang hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Sao cho cánh tay và đùi đặt song song nhau vuông góc với mặt sàn. Giữ cằm ghì vào xương ức, khom lưng và hóp bụng để làm giãn tối đa các đốt sống cổ.
– Tư thế gập người: Đặt hai tay vươn cao và hướng các ngón tay đẩy căng lên trên để hướng thẳng cột sống. Tiếp tục gập người về phía trước, lưng giữ thẳng và thực hiện liên tục 10 lần.
– Tư thế xỏ kim: Thay đổi về tư thế con mèo, sau đó chậm rãi hạ cánh tay xuống, bả vai chạm đất và hướng về phía ngược lại. Sử dụng sức nặng thân trên để ấn vai để khu vực vai, cổ được kéo căng.
Cách phòng ngừa hội chứng vai gáy
Phòng ngừa vai gáy chủ yếu cho người ở độ tuổi trung niên, người thường xuyên lao động nặng, nhân viên văn phòng,… Những cách phòng tránh tình trạng tái phát gồm những nguyên tắc sau:
– Không làm việc trong một tư thế quá lâu, nhất là khi ngồi máy vi tính cần đứng dậy đi lại sau 30 phút để vận động cột sống cổ vai gáy giúp khí huyết lưu thông.
– Làm việc và sinh hoạt trong tư thế cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu và thư giãn khi thấy dấu hiệu mỏi.
– Tư thế nằm ngủ không chêch lệch độ cao quá lớn giữa cổ và thân người, chỉ gối đầu cao khoảng 10cm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động và làm việc quá sức khi cơn đau vai gáy nghiêm trọng, tránh để cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
– Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kali, vitamin C, B, E để nuôi dưỡng xương khớp, tăng – cường máu đến cơ bắp.
– Có chế độ tập luyện vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường độ dẻo dai và sức cơ vùng cổ ngực và vai.
Hội chững vai gáy là tình trạng bệnh lý thần kinh – xương khớp có thể tiến triển khá phức tạp nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. Tốt nhất khi có những dấu hiệu đau mỏi vai gáy, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để nhận được hỗ trợ điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!