Khô Vùng Kín Khi Mang Thai – Tìm Hiểu Để Chữa Trị [Đừng Chủ Quan]
Khô âm đạo khi mang thai có thể gây ra những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Đồng thời người mẹ còn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần bất ổn, chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì vậy sản phụ cần tìm được giải pháp đẩy lùi khô vùng kín khi mang thai phù hợp với cơ địa nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Vì sao phụ nữ khi mang thai bị khô vùng kín
Khô âm đạo là tình trạng vùng kín giảm tiết dịch nhầy, âm đạo không được giữ ẩm và luôn cảm thấy khô rát. Ai cũng có thể gặp hiện tượng này nhưng phụ nữ khi mang thai chiếm tỷ lệ cao hơn vì những nguyên nhân sau:
- Rối loạn nội tiết tố nữ
Bình thường âm đạo sẽ có một lớp màng nhầy bao phủ để giữ độ ẩm và giúp bôi trơn. Dịch nhầy được duy trì bởi nội tiết tố estrogen. Tuy nhiên giai đoạn mang thai khiến sản phụ bị rối loạn nội tiết tố, dịch nhầy không được tiết ra hoặc tiết không đủ để bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo, từ đó trở nên khô rát. Hiện tượng này diễn ra phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Tác động từ tâm lý
Những thai phụ mang thai lần đầu, hiếm muộn hoặc từng gặp biến chứng khi mang thai trước đó sẽ có gánh nặng tâm lý. Chị em luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, dễ xúc động,… dẫn tới khô rát vùng kín.
- Không được kích thích khi quan hệ
Sản phụ luôn lo lắng không biết hoạt động giao hợp có ảnh hưởng đến con hay không. Vô tình sự căng thẳng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc yêu. Khi không được chồng hoặc bạn tình kích thích màn dạo đầu trơn tru thì phái nữ rất khó tiết dịch nhầy và làm âm đạo đau rát khi quan hệ tình dục.
- Viêm phụ khoa
Phụ nữ khi mang thai rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa với biểu hiện là ngứa vùng kín, huyết trắng có màu xanh, vàng, ra nhiều khí hư, đau rát khi quan hệ, khô âm đạo,… Vì vậy tình trạng khô hạn vùng kín khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó. Thay vì thờ ơ thì thai phụ cần sớm đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
Phụ nữ khi mang thai cần dựa vào những nguyên nhân trên để biết cách phòng tránh và bảo vệ cơ quan sinh dục. Những chị em đang bị khô rát vùng kín thì cần tìm hướng điều trị phù hợp để ngăn chặn tác hại ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Khô âm đạo khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe
Nhiều chị em khi bị khô hạn âm đạo đều cho rằng đây là hiện tượng bình thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Từ sự chủ quan của phái nữ đã khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều tác hại khôn lường. Cụ thể:
- Suy giảm chất lượng tình dục
Âm đạo khô hạn khiến phái nữ cảm thấy đau rát khi quan hệ, quá trình giao hợp cũng gặp nhiều khó khăn. Làm tình nhưng không đạt khoái cảm, luôn cảm thấy đau đớn sẽ làm giảm sự hưng phấn, chị em chán nản và dần xa lánh chuyện quan hệ. Điều này có thể gây đổ vỡ hôn nhân, gia đình không hạnh phúc.
- Teo âm đạo
Vùng kín bị khô rát làm mép âm đạo khít chặt lại, giảm độ đàn hồi và ngày càng teo nhỏ. Khi âm đạo bị teo, các mô xung quanh không duy trì được tính đàn hồi, ảnh hưởng đến việc tiết dịch nhầy tại vùng kín và gây ra các triệu chứng khô rát, ngứa ngáy, đau nhức.
- Gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Vùng kín của nữ giới ở mức an toàn và được bảo vệ khi độ pH nằm trong khoảng 3,8 – 4,6 độ. Khi mang thai độ pH dễ bị mất cân bằng, lợi khuẩn dần biến mất và tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, phát triển, gây viêm phụ khoa.
Các bệnh lý phụ khoa không chỉ khiến chị em gặp bất tiện trong sinh hoạt mà còn để lại các di chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sau sinh, viêm ống dẫn trứng, vỡ nội mạc tử cung,… Trẻ nhỏ khi sinh ra có thể bị viêm mắt, viêm da, nhẹ cân, suy dinh dưỡng… do tiếp xúc với vi khuẩn, nấm. Các bé gái còn dễ mắc viêm phụ khoa bẩm sinh do di truyền từ người mẹ.
Có thể thấy mối đe dọa của khô vùng kín tới hạnh phúc gia đình và sức khỏe phái nữ là rất lớn. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi chị em thờ ơ và không điều trị triệt để.. Vì vậy thai phụ cần tìm được hướng khắc phục phù hợp, tránh gặp nguy hiểm khi mang thai.
Các biện pháp khắc phục khô vùng kín khi mang thai
Khô âm đạo khi mang thai khiến nữ giới cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Nhưng thay vì đi khám tại bệnh viện thì nhiều sản phụ lại tìm kiếm sự giúp đỡ trên các diễn đàn sức khỏe. Cụ thể như tài khoản có tên “bonbon1987” bày tỏ sự lo lắng trên diễn đàn Webtretho:
“Em mang bầu được 4 tháng rồi, mà 2 tháng trở lại đây chỗ đấy của em luôn bị khô hạn. Em lo lắng lắm, chuyện này cũng ảnh hưởng đến vợ chồng em, chính xác là em không thấy có nhu cầu nhiều như trước. Làm sao bây giờ hả các chị, chẳng lẽ em cứ thế này cho đến lúc sinh xong?“
Ở phần bình luận, nhiều chị em có nhắc đến giải pháp dùng gel bôi trơn âm đạo. Tuy nhiên đây là cách khắc phục không an toàn, mang tính tức thời và không phù hợp với phụ nữ khi mang thai. Khi sử dụng gel bôi trơn thai phụ có thể gặp phải tác dụng phụ như cảm thấy nóng rát, dễ khiến nấm âm đạo phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Để đẩy lùi khô rát vùng kín khi mang thai, ngoại trừ tây y, sản phụ cũng có thể tìm đến các giải pháp sau:
Áp dụng mẹo dân gian chữa khô âm đạo tại nhà
Để khắc phục khô vùng kín sau sinh tại nhà, các mẹ có thể áp dụng 3 cách sau:
Nghệ và đậu bắp: Lấy 2 quả đậu bắp cắt thành miếng, cho vào nồi đun với 200ml nước, thấy nước sánh lại thì pha thêm 2 thìa tinh bột nghệ và hòa tan. Uống hỗn hợp mỗi ngày.
Kết hợp rau sam với trứng gà: Rửa sạch và giã nhỏ rau sam để vắt lấy nước. Tiếp theo luộc trứng gà, ăn lòng trắng trứng và kết hợp uống với nước rau sam.
Khắc phục bằng củ từ: Luộc chín củ từ, sau đó bóc vỏ, xay nhuyễn với 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất. Dùng hỗn hợp thoa đều lên vùng kín và mát xa nhẹ nhàng để kích thích tuyến chất nhờn phát triển. Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm. Chị em nên thực hiện 1 – 2 lần/ tuần.
Khô vùng kín khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?
Chị em có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu estrogen, giàu Omega 3 và vitamin để tăng sinh nội tiết tố nữ, bổ mắt, bổ não, chống lão hóa, tăng lưu thông máu đến vùng kín, ổn định tâm lý và ngăn ngừa tình trạng khô âm đạo. Thực phẩm giàu dưỡng chất gồm: rau xanh, trái cây tươi, cá thu, cá hồi, hạt vừng, dầu oliu,…
Ngoài ra phái nữ nên tập thói quen uống nhiều nước vì nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thai phụ cần bổ sung 3 – 4 lít nước/ ngày để hạn chế tình trạng khô hạn tại vùng kín và loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Không chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh gây dị ứng. Khi quan hệ tình dục, nữ giới nên trao đổi với chồng hoặc bạn tình để thực hiện tốt màn dạo đầu và tạo cảm hứng khi làm tình.
Điều trị khô vùng kín khi mang thai bằng Đông y
Khác với tây y, dưới góc nhìn của y học cổ truyền (YHCT) thì nguyên nhân gây khô âm đạo do can uất tỳ hư, tinh khí của thận âm và thận dương bất túc. Vì vậy các bài thuốc đông y sẽ tập trung điều trị tận gốc căn nguyên, phục hồi chức năng của các tạng can, tỳ, thận, phế. Từ đó giúp loại bỏ hại khuẩn, cân bằng nội tiết và khắc phục hiệu quả chứng khô vùng kín khi mang thai.
Thuốc đông y được bào chế hoàn toàn bằng thảo dược tự nhiên, phù hợp với cơ địa của thai phụ và không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra người mẹ còn được tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh khác.
Vậy qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu khô vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, cuộc sống và tiềm ẩn tác hại nguy hiểm. Do đó để khắc phục hiệu quả tình trạng này, chị em nên chú ý bảo vệ vùng kín và đẩy lùi tình trạng này theo phương pháp phù hợp.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!