Mẹo hay dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết
Dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh có lẽ là thông tin không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên cách dùng ra sao và những lưu ý nào để phát huy tối đa công dụng thì không phải ai cũng biết.
Lý do tắc sữa sau sinh
Tắc sữa sau sinh là tình trạng rất thường gặp. Có người phải đợi vài ngày thì sữa mới về. Có người mất sữa hoàn toàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh mà còn dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe của người mẹ.
Bình thường, vào những ngày cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ đã bắt đầu sản sinh sữa. Cụ thể, nang sữa sẽ hoạt động rất mạnh và liên tục. Sữa được sản xuất từ đây sẽ theo các ống dẫn đổ về khoang chứa. Vị trí của khoang này là sau quầng vú. Khi bé mút đầu ti sẽ kích thích sữa chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu đường ống dẫn sữa bị tắc hoặc nang sữa có vấn đề thì sữa sẽ không thoát ra ngoài được. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là:
- Không day đều bầu bú; không cho trẻ bú liền sau sinh;
- Mẹ bị cảm lạnh;
- Chế độ ăn uống của mẹ thiếu chất, bất thường;
- Ống dẫn sữa bị hẹp (do nhiễm trùng hoặc bẩm sinh); Đầu ti bị thụt vào hoặc quá to;
- Mẹ quá căng thẳng.
Tình trạng tắc sữa kéo dài quá lâu sẽ khiến sữa bị đông lại thành cục ở ống dẫn. Trong khi đó, các nang sữa vẫn tiếp tục sản xuất. Lượng sữa quá lớn bị nghẽn lại sẽ khiến cho ống dẫn bị giãn. Hậu quả có thể dẫn đến viêm, thậm chí là apsecess vú.
Công dụng trị tắc sữa của lá đinh lăng
Hầu như tất cả các thành phần của cây đinh lăng đều có giá trị dược liệu. Nếu như phần rễ thường được ngâm rượu (rượu đinh lăng) để tăng cường sức đề kháng thì phần lá được biết đến nhiều hơn với công dụng chữa tắc tia sữa. Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh tập trung vào hai hướng tác động.
Thứ nhất, đã thông ống dẫn sữa. Thứ 2, tăng sức đề kháng cho người mẹ. Chính vì thế, loại lá này không những chữa được tình trạng tắc sữa sau sinh mà còn giúp sữa ra nhiều hơn và giàu chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn giúp người mẹ ăn ngon và ngủ ngon. Có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, người mẹ sẽ không bị căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, việc dùng lá đinh lăng trị tắc sữa còn là cách làm an toàn và hiệu quả nhanh. Cơ thể của người phụ nữ sau sinh rất dễ bị tổn thương. Do đó, nếu tự ý dùng thuốc tân dược có thể dễ gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong những thời điểm khá nhạy cảm này thì việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều người.
Mẹo dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh
Sắc nước lá đinh lăng tươi chữa tắc sữa
Bạn cần chuẩn bị từ 150 – 200 gam lá đinh lăng tươi. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu với 200ml nước. Khi nước sôi thì mở nắp nồi và dùng đũa sơ qua lại vài lần rồi đậy nắp lại và tiếp tục nấu trong khoảng 7 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt đầu tiên uống.
Có thể tận dụng lại nguồn nguyên liệu này bằng cách tiếp tục cho 200ml nước vào nấu tiếp. Lưu ý lá đinh lăng sắc lấy nước uống chỉ sử dụng trong ngày. Tuyệt đối không được để qua đêm. Nếu dùng lá đinh lăng trị tắc sữa theo cách này, bạn cần uống liên tục từ 2 – 3 ngày mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Luộc lá đinh lăng tươi ăn kèm cơm giúp thông tuyến sữa
Một trong những cách thông tuyến sữa đơn giản nhưng khá hiệu quả đó là luộc lá đinh lăng tươi. Bạn hãy xem nó như một loại rau bình thường để ăn kèm với cơm. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ được ăn khoảng 200 gam lá này.
Đắp lá đinh lăng giảm căng tức ngực
Tình trạng tắc sữa thường đi kèm với căng tức ngực. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn có thể dùng lá đinh lăng đắp lên ngực. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 100 gam lá đinh lăng và 50 gam lá rau diếp cá. Rửa sạch nguyên liệu rồi giã nát.
Đắp hỗn hợp lên ngực trong khoảng 15 phút thì rửa sạch bằng nước ở nhiệt độ thường. Cảm giác căng tức sẽ giảm đi nhanh chóng. Trong những trường hợp bị tắc sữa dạng nhẹ, sau khi đắp lá kết hợp với massage vú nhẹ nhàng có thể thông tuyến sữa trở lại.
Các món ăn với lá đinh lăng giúp thông tuyến sữa
Nếu không chịu được mùi vị của lá đinh lăng tươi khi sắc lấy nước uống, bạn có thể dùng nó như một loại gia vị trong các món ăn. Các món thường được nấu với loại lá này là canh sườn non và cháo giò heo.
Cách làm canh sườn non với lá đinh lăng trị tắc sữa
Cách dùng lá đinh lăng trong món canh tương tự như hành. Sườn non và các loại củ dùng để nấu canh có thể nhiều hoặc ít tùy sở thích. Điều bạn cần quan tâm đó chính là lượng lá đinh lăng cần dùng. Bạn chỉ nên dùng 100 gam lá này hoặc ít hơn một chút khi nấu canh.
Sau khi xào sơ qua sườn với một ít hành tím, bạn cho hỗn hợp sườn non và các loại củ vào nồi nước đang sôi. Khi nước sôi lại lần 2 thì nêm gia vị cho vừa ăn. Nấu cho đến khi các nguyên liệu mềm thì bỏ lá đinh lăng tươi vào. Đảo đều và chờ cho nước sôi lại thì tắt bếp.
Bạn có thể ăn món canh sườn – lá đinh lăng với cơm trắng. Món này không những giúp mẹ sau sinh thông tuyến sữa mà còn khiến sữa về nhiều. Đồng thời, cơ thể người mẹ cũng được đào thải độc tố.
Cách nấu cháo giò heo với lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh
Nhắc đến giò heo, nhiều mẹ bỉm sẽ nghĩ ngay đến món giò heo hầm đu đủ để thông tuyến sữa và giúp sữa về nhiều. Tuy nhiên, ít ai biết rằng món cháo giò heo nấu với lá đinh lăng cũng có tác dụng tương tự. Thậm chí tốt hơn trong một số trường hợp.
Để làm món cháo này, bạn cần 1 cái chân giò, 100 gam gạo tẻ và 150 gam lá đinh lăng. Lưu ý, nếu không có lá đinh lăng tươi mà chỉ có dạng khô thì bạn chỉ cần dùng 30 gam.
Bí quyết để món cháo thơm ngon hơn đó là rang gạo trước khi nấu. Lá đinh lăng tươi sắc lấy nước trong khoảng 15 phút. Lượt lấy nước, bỏ phần bã. Gạo và chân giò có thể cho vào nước sôi cùng lúc. Nước cốt lá đinh lăng thì cho vào nồi ngay từ đầu hoặc khi nước sôi.
Lưu ý chữa tắc sữa sau khi bằng lá đinh lăng
Liều lượng và cách chọn lá
Thành phần của lá đinh lăng chứa saponin. Chất này có tác dụng tương tự như nhân sâm. Nghĩa là dùng với liều lượng thích hợp sẽ chữa được bệnh và tốt cho sức khỏe. Nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc. Bởi nó có tính phá huyết rất cao. Chính vì thế, trong một ngày bạn không nên dùng quá 200 gam lá này ở dạng tươi hoặc quá 30 gam ở dạng khô.
Khi chọn lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh, bạn nên chú ý chọn loại lá nhỏ (Polyscias fruticosa). Bởi trong thực tế có đến 7 loại đinh lăng nhưng chỉ có loại lá nhỏ là có giá trị dược liệu. Bên cạnh đó, để các dược tính trong lá phát huy tối đa công dụng, bạn nên chọn lá từ cây trên dưới 3 năm tuổi.
Kết hợp nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa
Ngoài việc áp dụng các cách dùng lá đinh lăng để trị tắc sữa sau khi, bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt là nên uống nhiều nước. Song song đó, bạn cần kết hợp với massage hoặc chườm nóng ngực để tuyến sữa lưu thông tốt hơn.
Mặt khác, đừng để tình trạng tắc sữa quá lâu mới bắt đầu điều trị. Thay vào đó, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn cần phải chủ động các biện pháp chữa trị. Các dấu hiệu thường gặp trước hoặc trong giai đoạn đầu tắc sữa là:
- Bầu vú căng và gây đau nhức. Đồng thời người mẹ có thể bị sốt nhẹ;
- Bề mặt vú ửng đỏ, đau khi chạm vào.
Cuối cùng, lá đinh lăng chỉ chữa tắc sữa trong những trường hợp nhẹ (thấy ngực căng nhưng không có sữa). Nếu sau 3 ngày áp dụng các phương pháp tại nhà nhưng vẫn không có sữa thì bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!