Lá Mơ Lông - Tác Dụng Với Sức Khỏe Và Cách Dùng
Lá Mơ lông là một vị thuốc mang tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, giảm đau, kháng khuẩn, chủ trị tiêu chảy, đau nhức xương khớp, ho gà, ăn không tiêu… Những tác dụng này được hình thành là do vị thuốc có tính bình, mát, vị hơi đắng, ngọt. Ngoài ra, lượng tinh dầu trong lá còn chứa những thành phần có lợi như Sulfur dimethyl disulphit, Bisulfur carbon, Scanderoside, Alcaloid, Paederin…
Mô tả lá Mơ lông
- Tên khác: Lá thúi địch, Mơ tam thể, Ngưu bì đống, Mơ tròn, Mơ leo, Dây mơ lông
- Tên khoa học: Paederia tomentosa
- Thuộc họ: Cà phê (danh pháp khoa học: Rubiaceae)
Nhận dạng lá Mơ lông
Lá Mơ lông thuộc một loại cây thân leo, dễ trồng và dễ phát triển. Lá xuất hiện với hình trứng, có một đầu nhọn. Lá mọc đối, xuất hiện với màu tím nhạt ở mặt dưới, mặt trên có màu xanh. Chính giữa lá có đường gân nổi rõ. Chúng được bao bọc bởi một lớp lông mịn ở phía trên. Có cuống mảnh ở phía dưới lá.
Hoa mọc thành chùm trên ngọn hoặc ở nách lá. Hoa có hình loa kèn, giữa hoa có màu tím nhạt, 6 cánh hoa có màu trắng. Cây có quả hơi dẹt, tròn, bên ngoài quả là một lớp vỏ mỏng màu vàng, bên trong quả có hai nhân dẹt, chúng có cánh màu nâu đen.
Khi vò nát, toàn thân cây sẽ phát ra mùi hôi khó chịu. Cây rất dễ trồng do có khả năng sinh trưởng mạnh và phát triển tốt.
Từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa hoa. Từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau là mùa quả.
Phân bố
Lá Mơ lông được tìm thấy ở nhiều nước. Dược liệu phân bố nhiều nhất ở Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhất là ở các bụi rậm, bờ vườn hoặc hàng rào.
Bộ phận dùng
Toàn lá.
Tính vị
Tính bình, mát, vị hơi đắng, ngọt.
Thu hái và chế biến
Thu hái
Thu hái quanh năm.
Chế biến
Sau khi thu hái, mang lá Mơ lông rửa sạch, sử dụng dược liệu ở dạng tươi hoặc mang phơi khô để dùng dần.
Bảo quản
Lá Mơ lông sau khi phơi khô cần được bảo quản trong bao bì kín. Mang túi dược liệu đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Vì dược liệu rất dễ bị mốc nên người dùng tránh để dược liệu ở những nơi ẩm ướt.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
- Trẻ em tiêu hóa kém, cam tích và suy dinh dưỡng
- Người bị viêm khí quản, lao phổi, ho gà
- Bệnh nhân bị viêm gan vàng da, lỵ, viêm ruột
- Nhiễm độc
- Tê đau do ngoại thương, co thắt dạ dày ruột và túi mật
- Những người bị phong thấp đau nhức gân cốt, tổn thương
- Người bị giảm bạch cầu do bức xạ.
Chống chỉ định
- Không sử dụng lá Mơ lông cho người bị dị ứng với thành phần của lá.
Thành phần hóa học của lá Mơ lông
Lượng tinh dầu được tìm thấy bên trong lá Mơ lông chứa những dưỡng chất quan trọng sau:
- Sulfur dimethyl disulphit
- Bisulfur carbon
- Scanderoside
- Alcaloid
- Paederin.
Ngoài những thành phần hóa học nêu trên, hoạt chất Methyl mercaptan cũng đã được tìm thấy trong thành phần của vị thuốc. Đây chính là hoạt chất tạo nên mùi đặc trưng khi vò nát loại lá này.
Tác dụng dược lý của lá Mơ lông
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphit được tìm thấy trong dược liệu hoạt động như một chất kháng sinh. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
Hoạt chất Aederin (Alkaloid) có khả năng tác động vào hệ thần kinh trung ương và thể hiện hoạt tính tính sinh lý cao đối với cơ quan này.
Theo Y học cổ truyền
Lá mơ mang những tác dụng và lợi ích sau:
- Kháng viêm
- Giảm đau
- Hoạt huyết
- Kích thích hệ tiêu hóa
- Tiêu sưng
- Thanh nhiệt cơ thể
- Đào thải độc tố
- Lợi thấp
- Khu phong
- Giảm ho.
Chủ trị
- Phong thấp
- Tiêu chảy
- Ăn uống không tiêu
- Kiết lỵ
- Lỵ amid
- Đau nhức xương khớp
- Tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Chấn thương
- Nhiễm trùng ngoài da, áp xe, lở loét
- Trùng độc cắn
- Ho gà
- Viêm tai giữa
- Lao phổi
- Đòn ngã tổn thương
- Nhiễm độc
- Giảm Bạch cầu
- Viêm ruột
- Viêm gan vàng da
- Viêm khí quản.
Liều lượng và cách dùng lá Mơ lông
Liều lượng
- Dùng trong: Dùng 10 – 20 gram/ngày.
- Dùng ngoài: Liều lượng tùy chỉnh.
Cách dùng
- Dùng trong: Sắc lấy nước uống, ngâm rượu, nấu thành cao hoặc tán bột dùng với nước ấm.
- Dùng ngoài: Ngâm rượu hoặc giã nát đắp ngoài.
Bài thuốc điều trị bệnh từ lá Mơ lông
Lá Mơ lông được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Bao gồm:
Bài thuốc điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp ở người già từ lá Mơ lông
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- 10 gram lá mơ
- 20ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ, sau đó giã nát vị thuốc trong cối
- Rót một ít nước sôi và lượng rượu đã chuẩn bị vào thuốc, trộn đều
- Sử dụng vải mùng sạch để vắt lấy nước thuốc
- Uống nước này ngay khi vừa thực hiện.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- 20 gram lá mơ.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch, mang lá mơ nấu lấy nước thuốc để uống trong ngày
- Uống khi thuốc còn ấm nóng để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh
- Sử dụng thuốc 1 lần/ngày.
Bài thuốc dùng lá Mơ lông chữa ăn không tiêu, sôi bụng
Nguyên liệu:
- 20 gram lá mơ lông
- Nước muối loãng.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch lá mơ lông trong nước muối loãng
- Chia lá mơ thành 2 phần để ăn sống trong ngày hoặc mang lá mơ giã nát để chắt lấy nước uống
- Sử dụng bài thuốc từ 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc chữa trẻ nhỏ bị viêm tai giữa bằng lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- Lá mơ tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ, để ráo nước
- Hơ vị thuốc trên lửa cho đến khi héo
- Vò lá, nhét vào lỗ tai bị bệnh
- Thực hiện bài thuốc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm.
Bài thuốc từ lá Mơ lông điều trị tiêu chảy do nhiệt với biểu hiện đau quặn bụng, chướng hơi, đi lỏng nhiều lần trong ngày, nóng rát hậu môn, phân có mùi khẳm, nước tiểu màu vàng sậm, môi khô, hay khát nước
Nguyên liệu:
- 16 gram lá mơ
- 8 gram nụ sim.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, nung cả hai vị thuốc cùng với 500ml nước
- Chắt lấy phần nước thuốc đặc (khoảng 200ml), bỏ bã
- Chia thuốc thành hai lần uống
- Sử dụng bài thuốc mỗi ngày.
Bài thuốc từ Mơ lông điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Nguyên liệu:
- 40 – 100 gram lá mơ
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 10 gram gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Giã gừng để lấy nước cốt
- Rửa sạch, thái nhuyễn lá mơ
- Đánh tan trứng gà
- Trộn 3 nguyên liệu cùng với nhau
- Cho hỗn hợp vào nồi và hấp chín
- Dùng ngay khi còn nóng 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa trị đau dạ dày bằng lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 30 gram lá mơ.
Cách thực hiện:
- Cho lá mơ cùng 200ml nước đun sôi để nguội vào máy xay
- Tiến hành xay nhuyễn và lọc lấy nước thuốc
- Uống ngay khi vừa thực hiện
- Sử dụng bài thuốc mỗi ngày để giảm đau.
Bài thuốc từ lá Mơ lông điều trị bí tiểu do sỏi thận
Nguyên liệu:
- 50 gram lá mơ.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch mang lá mơ nấu lấy nước thuốc để uống trong ngày
- Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống
- Uống khi thuốc còn ấm nóng để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh
- Sử dụng 1 thang thuốc mỗi ngày.
Bài thuốc từ lá Mơ lông điều trị ăn không tiêu gây đau nhức thượng vị
Nguyên liệu:
- 30 – 60 gram lá mơ tươi hoặc 10 – 20 gram lá mơ khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, sắc lá mơ cùng với nước
- Chắt lấy 300ml nước thuốc
- Uống thuốc ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 – 3 lần uống
- Mỗi ngày uống một thang thuốc.
Bài thuốc từ lá Mơ lông điều trị chàm, viêm da thần kinh, ngứa toàn thân
Nguyên liệu:
- Lá mơ non.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và giã nát nguyên liệu
- Đắp và xoa xát vào vùng da bị tổn thương
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn (phân lẫn máu) bằng lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 20 gram lá mơ
- 1 quả trứng gà
- Lá chuối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ, thái nhỏ
- Trộn dược liệu cùng với quả trứng gà bọc lá chuối nướng hoặc rán khô hỗn hợp (không sử dụng dầu mỡ)
- Ăn ngay khi còn nóng
- Sử dụng liên tục từ 5 – 8 ngày
- Hoặc sử dụng 100 gram lá mơ hầm với thịt lợn nạt để ăn.
Bài thuốc điều trị suy dinh dưỡng (cam tích) ở trẻ em bằng lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 30 gram lá mơ tươi hoặc 15 gram lá mơ khô
- 1 – 2 cái dạ dày lợn hoặc mề gà.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu và mang hầm đến khi chín
- Ăn ngay khi còn nóng, ăn hết trong ngày
- Áp dụng bài thuốc trong nhiều ngày.
Bài thuốc từ lá Mơ lông chữa nhiễm giun kim, giun sán
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- 50 gram lá mơ tươi
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch, xay nhuyễn lá mơ để lấy nước cốt
- Thêm vào nước cốt một ít muối, khuấy cho tan
- Uống ngay khi vừa thực hiện
- Sử dụng bài thuốc vào mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- Lá mơ với liều lượng tùy chỉnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ
- Ngâm lá trong nước sôi để nguội khoảng vài tiếng
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
- Tiếp tục dùng nước thuốc để tháo thụt hậu môn vào mỗi buổi tối.
Bài thuốc chữa co giật từ lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 15 – 60 gram lá mơ tươi
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, xay lá mơ cùng với 200ml nước ấm
- Lọc lấy nước cốt
- Thêm một ít muối, khuấy cho tan
- Uống ngay khi thực hiện bài thuốc. Sử dụng thuốc trước khi ăn.
Bài thuốc từ Mơ lông điều trị thấp khớp, bí tiểu tiện
Nguyên liệu:
- 60 gram lá mơ tươi.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 300ml nước
- Thêm lá mơ sạch vào nồi
- Đun thêm 15 phút
- Vớt bỏ xác lá
- Uống hết nước thuốc sau khi thuốc nguội bớt.
Bài thuốc từ lá Mơ lông giúp mau lành vết thương ngoài da
Nguyên liệu:
- Lá mơ tươi.
Cách thực hiện:
- Giã nát lượng lá mơ đã rửa
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đắp lá này lên vết thương 2 lần/ngày.
Bài thuốc điều trị cảm lạnh từ lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 25 gram lá mơ.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch lá mơ trong nước muối loãng
- Chia lá mơ thành 2 phần để ăn sống trong ngày hoặc mang lá mơ hấp chín để ăn
- Sử dụng bài thuốc từ 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị viêm loét từ lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- 30 gram lá mơ.
Cách thực hiện:
- Cho lá mơ cùng 200ml nước đun sôi để nguội vào máy xay
- Tiến hành xay nhuyễn và lọc lấy nước thuốc
- Uống ngay khi vừa thực hiện
- Sử dụng bài thuốc mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
Bài thuốc dùng lá Mơ lông chữa bệnh kiết lỵ
Nguyên liệu:
- 30 gram lá mơ
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Cho lá mơ cùng 2,5 gram muối và 200ml nước ấm vào máy xay
- Tiến hành xay nhuyễn và lọc lấy nước thuốc
- Uống ngay khi vừa thực hiện
- Sử dụng bài thuốc trước mỗi bữa ăn.
Bài thuốc điều trị mụn, bệnh ghẻ từ lá Mơ lông
Nguyên liệu:
- Lá mơ non.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và giã nát nguyên liệu
- Chắt lấy nước cốt
- Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm vào thuốc và thoa lên chỗ bị mụn, bệnh ghẻ
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
Bài thuốc từ lá Mơ lông chữa trị nấm ngoài da, bệnh giời leo, chàm
Nguyên liệu:
- Lá mơ tươi.
Cách thực hiện:
- Giã nát lượng lá mơ đã rửa
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đắp lá này lên vết thương 2 lần/ngày.
Bài thuốc từ lá Mơ giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh
Nguyên liệu:
- Lá mơ tươi
- Bột nếp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, thái nhỏ lá mơ
- Mang vị thuốc nhồi với bột nếp sao cho hỗn hợp hơi sệt
- Xào nóng hỗn hợp
- Chườm thuốc vào hai bên ngực
- Giữ nguyên trạng thái trong 1 giờ để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn.
Bài thuốc chữa bệnh gout từ lá Mơ
Nguyên liệu:
- Dây và lá mơ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dây và lá mơ, thái thành khúc
- Mang dược liệu phơi khô
- Tiếp tục sao vàng và hạ thổ
- Bảo quản dược liệu trong bao bì kín và đặt ở nơi khô ráo
- Mỗi ngày lấy 30 – 50 gram dược liệu
- Đun sôi vị thuốc cùng 3 bát nước
- Khi nước thuốc còn 1 bát thì tắt bếp
- Uống ngay khi còn ấm nóng.
Bài viết là thông tin cơ bản về thành phần hóa học, đặc tính, công dụng, cách dùng và những bài thuốc điều trị bệnh từ lá Mơ lông. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách dùng trước khi đưa vị thuốc vào quá trình chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!