Hướng dẫn dùng lá muồng trâu trị chàm nhanh khỏi
Chữa bệnh chàm bằng lá muồng trâu là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến. Với bản chất lành tính, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và hầu như không gây ra tác dụng phụ nào khi sử dụng, an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em nhưng ở liều lượng thấp.
Bệnh chàm là một bệnh lý về da thường gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng và kịp thời có thể gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, da bị sần sùi, bong tróc, da khô, thậm chí có thể để lại những vết thâm sẹo gây mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh tự ti khi đối diện với đám đông.
Hiện nay có khá nhiều phương án điều trị bệnh chàm từ Tây y sang Đông y và cả bài thuốc dân gian. Người bệnh có thể lựa chọn những phương án điều trị khác nhau. Việc điều trị bằng thuốc Tây y để trị bệnh chàm có thể mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn. Chính vì vậy, phương án điều trị bệnh chàm bằng các bài thuốc dân gian được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Một trong số đó không thể không nhắc đến phương pháp trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu.
Công dụng của lá muồng trâu trong việc điều trị bệnh chàm
Cây muồng trâu là loại cây được trồng chủ yếu để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Loại cây này còn được gọi với tên khác là cây muồng lác, cây lác, cây muồng xức lác,… là loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ và du nhập vào nước ta từ khá sớm. Hầu như toàn bộ cây muồng trâu đều có công dụng khác nhau, nhưng lá muồng trâu vẫn mang lại công dụng cao nhất đối với loại cây này.
Trong Đông y, lá muồng trâu là loại thảo dược có vị cay, có mùi hăng, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Và loại cây này được giới Y học cổ truyền đánh giá là vị thuốc Nam quý có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh ngoài da.
Theo sự nghiên cứu của giới dược lý hiện đại, trong lá muồng trâu chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, chống viêm cực tốt như: anthraquinone, flavonoid, acid chrysophanic,… Bên cạnh đó, trong loại lá này còn chứa hàm lượng vitamin C và ethanol khá lớn có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh về da.
Chính vì những tính chất trên, lá muồng trâu rất thích hợp để “góp mặt” trong danh sách các dược liệu trị bệnh chàm. Các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này, có thể sử dụng loại dược liệu này trong một số bài thuốc để cải thiện những dấu hiệu của bệnh chàm gây ra.
Hướng dẫn dùng lá muồng trâu trị bệnh chàm đúng cách
Bài thuốc trị bệnh chàm nói riêng và một số bệnh về da khác nói chung bằng lá muồng trâu được thực hiện khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Đôi khi, bạn còn không mất một đồng nào để tìm mua nguyên liệu, bởi loại cây này được trồng khá nhiều hiện nay ở nước ta, ngoài việc trồng để làm thuốc còn trồng để làm cảnh.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Cách số 1: Bài thuốc đắp trị bệnh chàm từ lá muồng trâu
Bài thuốc đắp giúp tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, các tính chất của lá muồng trâu sẽ thấm sâu vào trong lớp da và cải thiện các cơn ngứa ngáy khó chịu, mang lại một làn da đều màu.
Với cách làm này, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá muồng trâu và một số dụng cụ cần thiết. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước sau:
- Đem toàn bộ phần lá muồng trâu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần với nước lạnh hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ vào trong cối để giã cho nát, có thể thêm một ít muối để tăng tính sát khuẩn;
- Đem hỗn hợp đem đắp lên vùng da bị chàm và giữ yên khoảng 15 – 20 phút. Trước khi tiến hành đắp lá muồng trâu, bạn cần vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý;
- Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông lau ráo nước.
Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần tại nhà và cố gắng điều trị liên tục, tránh trường hợp bỏ ngang.
Cách số 2: Trị bệnh chàm bằng nước cốt lá muồng trâu
Đối với các vết thương chàm ở vùng vành tai, quanh miệng, hốc mũi thì bài thuốc đắp không còn phù hợp để sử dụng. Khi đó, người bệnh có thể sử dụng nước cốt từ lá muồng trâu để cải thiện bệnh lý với công thức sau:
- Đem một nắm lá muồng trâu rửa sạch nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn còn bám trên lá cây, tốt nhất nên rửa bằng nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá muồng trâu vào trong máy xay sinh tố cùng với một ít nước và tiến hành xay nhuyễn;
- Chắc lọc lấy phần nước cốt và loại bỏ phần bã;
- Người bệnh rửa sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm rồi dùng khăn bông khô để lau ráo nước hoặc để khô tự nhiên;
- Thoa một ít nước cốt lá muồng trâu lên vùng da bị tổn thương và để yên cho khô, không cần rửa lại bằng nước sạch;
- Thực hiện mỗi ngày 3 – 5 lần, khoảng cách mỗi lần bôi là 4 giờ đồng hồ và kiên trì thực hiện liên tục trong 10 – 14 ngày để thấy rõ kết quả điều trị.
Ngoài việc sử dụng nước cốt lá muồng trâu để bôi lên vùng da bị chàm, người bệnh cũng có thể sử dụng phần nước cốt từ thảo dược này để uống đều được. Song, nước cốt lá muồng trâu ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm còn có công dụng giải độc, thanh nhiệt, giúp cơ thể đào thải các độc tố bên trong gan ra khỏi cơ thể.
Cách số 3: Bài thuốc ngâm rửa vùng da bị chàm bằng lá muồng trâu
Đối với các vết thương chàm ở bìu nam giới, chàm ở bộ phận sinh dục hay chàm ở vùng kín, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc ngâm rửa vùng da bị tổn thương do chàm gây ra bằng lá muồng trâu. Với tác động trực tiếp, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, người bệnh không nên bỏ qua liệu pháp này.
Với bài thuốc ngâm rửa, bạn cần chuẩn bị 2 – 3 nắm lá muồng trâu cùng với 10 trái bồ kết. Lưu ý, bạn nên lựa chọn những lá muồng trâu còn non để tránh tình trạng nóng rát. Khi mọi nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước sau:
- Lá muồng trâu cần được rửa sạch quai nhiều lần với nước lạnh, rồi vớt ra để ráo;
- Bồ kết cần được đập nhỏ hoặc cắt từng khúc để khi nấu tinh dầu của bồ kết ra nhiều hơn;
- Cho toàn bộ nguyên liệu đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 3 lít nước và tiến hành đun sôi khoảng 20 – 25 phút là có thể tắt bếp;
- Đổ phần nước đã sôi vào trong thau, thêm một ít nước lạnh để nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị chàm. Lưu ý, không nên ngâm rửa khi nước ở trạng thái quá nóng, bởi vì điều đó có thể gây nên tình trạng bỏng da;
- Người bệnh thực hiện 3 ngày 1 lần và thực hiện liên tục trong 4 – 6 tuần.
Ở một số địa phương khác, họ có thể sử dụng lá muồng trâu để bào chế thành thuốc sắc, thuốc mỡ bôi ngoài da để trị bệnh chàm ở dạng tươi hoặc dạng khô, có thể đem tán thành bột mịn, hoàn thành viên rồi sử dụng dần với liều lượng mỗi ngày từ 2 – 6 gram tùy vào từng đối tượng để điều chỉnh liều dùng.
Chữa bệnh chàm bằng lá muồng trâu có thực sự tốt không?
Chữa bệnh chàm bằng lá muồng trâu sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nếu người bệnh thực hiện đều đặn mỗi ngày và kiên trì áp dụng. Người bệnh có thể an tâm khi sử dụng biện pháp này để cải thiện bệnh chàm, bởi lá muồng trâu là loại lá lành tính, không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào, thích hợp sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ nhưng ở liều lượng thấp hoặc theo sự chỉ dẫn của chuyên gia.
Tuy nhiên, công dụng mang lại của lá muồng trâu còn phụ thuộc khá nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, mức độ bệnh lý, cách sử dụng, mức độ kiên trì,… Do đó, không thể mạnh dạn khẳng định tất cả đối tượng áp dụng điều trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu đều đạt được kết quả như mong muốn.
Mặt khác, phương pháp chữa bệnh chàm bằng lá muồng trâu chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị và chỉ phù hợp với bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Đối với những trường hợp bệnh đang trong giai đoạn nặng hoặc nghiêm trọng, phương pháp này hầu như không mang lại kết quả điều trị như mong muốn. Chính vì vậy, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.
Điều trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu cần lưu ý những điểm gì?
Bên cạnh việc áp dụng cách trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số được chúng tôi điểm qua dưới đây để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất:
- Lá muồng trâu được sử dụng để trị bệnh chàm trước khi được sử dụng cần làm sạch nhiều lần với nước lạnh để loại bỏ lớp bụi bẩn, tạp chất, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút;
- Đối với việc sử dụng bài thuốc uống từ lá muồng trâu, người bệnh chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn và không nên quá lạm dụng loại thảo dược này;
- Chống chỉ định sử dụng đối với các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá muồng trâu;
- Đối tượng bị tỳ vị hư hàn (biểu hiện: tiêu chảy, lạnh bụng) tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp trị bệnh chàm này để tránh bị tiêu chảy;
- Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải một số triệu chứng bất thường, trước hết bạn nên tạm ngưng sử dụng vài ngày, kết hợp cùng việc theo dõi sức khỏe và trở lại sử dụng khi bệnh lý đã ổn định;
- Chú trọng nhiều đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc cách trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu thích hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có giá trị trong phạm vi dân gian và chưa được giới y dược hiện đại nghiên cứu và đưa ra kết luận chính đáng. Chính vì vậy, ngoài việc áp dụng phương pháp này, bạn nên tiến hành thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh chàm đang mắc phải. Từ đó đề ra một số phương án điều trị bệnh lý phù hợp.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!