Lá Tía Tô - 15 Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Từ Việc Uống Lá Tía Tô
Lá tía tô được sử dụng như một trong những loại thực phẩm giúp tăng tính hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, thảo dược còn được dùng làm thuốc giải độc hải sản, điều trị bệnh đường hô hấp và chữa bệnh da liễu. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ chữa đau dạ dày và dự phòng ung thư.
+ Tên khác: Tử tô đối với hạt, lá gọi là tô diệp và cành là tô ngạnh
+ Tên khoa học: Perilla frutescens.
+ Họ: Bạc hà Lamiaceae
Đặc điểm thực vật của lá tía tô
Tía tô là loại cây thân thảo hàng năm, phân nhánh tự do với chiều cao từ 60 – 90 cm. Thân cây có hình vuông với các góc tù, có đường kính 0.5 – 1.5 cm và toàn thân có lông.
Lá cây mọc đối xứng nhau, có chiều dài 7 – 12 cm và rộng từ 5 – 8 cm. Lá thường giảm dần kích thước từ dưới lên trên. Mép lá có răng cưa và được bao phủ bởi lông nhám. Cuống lá dài. Lá có màu tím ở mặt dưới, đôi khi tím ở cả hai mặt. Ở loại khác, lá cây có màu xanh lục hoặc nâu.
Hoa mọc thành cụm có tổ chức dọc theo thân cây. Hoa thường ở đầu cành vào cuối mùa hè. Đài hoa dài khoảng 3 mm, tràng hoa dài 4 – 5 mm với môi dưới dài hơn phần trên. Hoa nhỏ, hình chuông, có màu trắng hoặc tím.
Quả hình cầu, được bao bọc trong đài hoa, có đường kính từ 1 – 2 mm. Quả có màu nâu đen hoặc nâu xám. Khi chín, quả tách mở lộ hạt bên trong. Hạt hình cầu, cứng hoặc mềm, có màu xám, nâu, nâu sẫm hoặc trắng.
Phân loại
Cây tía tô có hai loại chính là:
- Tía tô xanh: Hai mặt lá có màu xanh và mép lá có răng cưa
- Tía tô tím: Hay còn gọi với tên khác là tía tô đỏ. Hai mặt lá có màu đỏ. Mép lá có răng cưa
Phân bố và môi trường sống của lá tía tô
Cây tía tô có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cao nguyên Ấn Độ. Cây được du nhập và trồng nhiều ở bán đảo Triều Tiên, Nhật bản và Nam Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở đồng cỏ, rìa suối hoặc rừng cây đá khô. Có thể tìm thấy nhiều ở Phú Yên, Bình Định, Lâm Đồng,…
Thành phần hóa học của lá tía tô
Một số nghiên cứu chỉ rõ, cứ 100 gram cây tía tô chữa các thành phần hóa học sau:
- Calo: 37 calo
- Carbonhydrate: 7 gram
- Chất đạm
- Khoáng chất: Có khoảng 23% canxi
- Vitamin C: 43%
Tùy thuộc vào bộ phận mà dược liệu chứa các thành phần khác nhau như:
- Hạt tía tô: Chứa 38 – 45% lipid, đặc biệt là acid alpha – linoleic (acid béo chưa bão hòa). Ngoài ra, dược liệu còn chứa các thành phần khác như quercetin, luteolin và axit rosmarinic,…
- Lá tía tô: 0.2% tinh dầu chứa các thành phần hóa học như xeton, furan, aldehyde, axit caffeic, axit rosmarinic, flavonoid hoặc hydrocarbon,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản lá tía tô
- Bộ phận dùng: Cành, lá và quả
- Thu hái: Dược liệu có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi bộ phận được thu hoạch ở những khoảng thời gian nhất định. Thông thường, lá cây sẽ được thu hái sau khi gieo hạt 2 tháng. Còn hạt thường thu hoạch sau khi cây già
- Chế biến: Dược liệu sau khi hái về đem rửa sạch và phơi khô
- Bảo quản: Để tránh ẩm mốc hoặc mối mọt nên cho thảo dược khô vào bao ni lông, cột kín miệng và để ở nơi khô ráo
Tính vị và qui kinh của lá tía tô
- Tính vị: Tính ôn và vị cay
- Qui kinh: Phế và Tỳ
Tác dụng của lá tía tô
Dược liệu đem lại một số tác dụng có lợi đối với sức khỏe như:
- Giúp làm giảm cholesterol: Thảo dược có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Từ đó giúp giảm đau tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, thảo dược tự nhiên này còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và chống ung thư
- Chất chống trầm cảm: Nhờ chứa đặc tính chất oxy hóa mạnh mẽ, lá tía tô có tác dụng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giúp sản xuất ra chất dopamine. Do đó, giúp làm tăng cảm giác hạnh phúc, hạn chế tình trạng ưu phiền hoặc lo âu. Thêm vào đó, các thành phần hóa học có trong dược liệu còn có tác dụng tối ưu hóa chức năng của não bộ. Thường xuyên sử dụng dược liệu giúp chữa trầm cảm và tăng cường chức năng ghi nhớ
- Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể: Các thành phần chứa trong dược liệu có tác dụng kích hoạt interferon. Do đó, giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật
- Giảm đau bụng và triệu chứng khó chịu ở dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa flavonoid chứa trong lá tía tô có tác dụng giảm đau bụng và cải thiện tình trạng buồn nôn, đầy hơi và khó chịu ở dạ dày,… Bên cạnh đó, lượng tinh dầu chứa trong dược liệu có tác dụng giảm viêm đau dạ dày, hạn chế tình trạng khó tiêu
- Giúp giảm stress: Chất chống oxy hóa có trong dược liệu có tác dụng loại bỏ gốc tự do dư thừa. Sử dụng thường xuyên giúp giảm stress hoặc căng thẳng do tấn công của gốc tự do
- Phòng ngừa ung thư: Với lượng lớn chất chống oxy, dược liệu có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
- Ngăn ngừa sâu răng: Hạt và cây tía tô có chứa nhiều luteolin, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm sâu răng
- Chống nắng: Dầu chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia UV. Vì vậy, sử dụng tinh dầu tía tô thoa đều trên da trước khi ra ngoài, giúp chống nắng
- Chống trào ngược dạ dày thực quản, giảm khó chịu ở ruột: Axit caffeic, axit rosmarinic và flavonoid chứa trong lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầu hơi ở dạ dày và ruột. Đồng thời giúp giảm cảm giác no, tăng cường cơ thắt thực quản dưới và chống co thắt. Do đó, giúp chống trào ngược dạ dày và giảm co rút ở ruột
- Điều trị đau hoặc viêm khớp: Các acid béo có trong dược liệu có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và sưng ở các khớp
- Chữa bệnh hen suyễn: Theo tài liệu dữ trữ quốc tế về dị ứng và miễn dịch học cho biết, hạt và lá tía tô có thể cải thiện các bệnh lý đường hô hấp. Bên cạnh đó, thảo dược còn có công dụng tăng dung tích phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Sử dụng đều đặn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Ngoài những tác dụng nêu trên, dược liệu còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe sau:
- Chống nhiễm trùng
- Cải thiện các vấn đề về da
- Kiểm soát triệu chứng dị ứng
- Chữa cảm lạnh, viêm phế quản
Cách dùng và liều lượng sử dụng lá tía tô
Lá tía tô có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Người bệnh có thể chữa bệnh bằng các hình thức sau:
- Hãm trà
- Sắc nước uống
- Đắp ngoài da
- Chế biến món ăn
Về liều lượng đắp ngoài, không đáng kể. Tuy nhiên, nếu dùng dưới dạng đường miệng, bệnh nhân nên sử dụng với lượng nhất định. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như độ tuổi mà liều dùng ở mỗi người không giống nhau. Để giảm thiểu rủi ro do quá liều, người bệnh nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô
+ Điều trị chướng bụng
Hái một nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối từ 6 – 7 phút. Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt, thêm một ít muối vào uống.
+ Cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gút
Sử dụng một nắm lá tía tô đem rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt. Bên cạnh đó, có thể dùng dược liệu sắc nước uống mỗi ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đau nhức.
+ Chữa ngộ độc do ăn hải sản
Sử dụng 10 gram lá tía tô tươi đem giã nát và vắt lấy nước uống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hái 5 – 10 lá dược liệu, rửa sạch và vò nát, hãm trong nước ấm uống.
+ Trị cảm mạo, cảm thông thường
Dùng 15 – 20 gram lá tía tô đem rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt hòa thêm với một ít nước ấm và uống. Để bài thuốc phát huy tác dụng tốt, sau khi uống thuốc xong nên đắp chăn kín.
Mặc dù mang lại nhiều công dụng hữu ích trong chữa trị bệnh nhưng lá tía tô có thể gây hại đối với sức khỏe. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu, người có tiền sử dị ứng hoặc đang bị cảm nóng hay ra mồ hôi không nên sử dụng. Bởi thuốc có thể gây phản ứng phụ, tác động xấu đến sức khỏe.
→ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Mình còn khoảng 14 ngày nữa thì sinh. Mình định cố gắng sinh thường, mình nghe mọi người bảo nấu lá tía tô uống. Nhưng mình không biết thời điểm giờ mình uống đc chưa hay khi nào bắt đầu bụng rồi hãy uống để mở nhanh sinh dễ dàng. Xin các mẹ có kinh nghiệm cho mình ý kiến với nhé, thanks các mẹ nhiều!
Share thêm thông tin cho các bác cần về lá tía tô:
Các bài thuốc từ tía tô:
– Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
– Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
– Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
– Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
– Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
– Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Công nhận là mỗi lần bị chướng bụng mà uống được cốc trà lá tía tô là cũng đỡ rất nhiều luôn. Không nhất thiết phải giã đâu hãm như hãm trà lá cũng có công hiệu luôn
Thấy bảo lá tía tô cũng chữa được mề đay nữa đúng không các bác. E là suốt ngày bị mề đay luôn khổ ơi là khổ, thuốc tây thuốc ta gì chẳng khỏi.
Đúng rồi bạn ạ, có cách chữa mề đay bằng lá tía tô chi tiết nữa đây. Mình cũng bị mề đay nên hay tìm hiểu mấy mẹo dân gian lắm, áp dụng mấy cách này cũng thấy ổn https://drbacsi.net/chua-me-day-bang-la-tia-to/
E đang mang thai mà bị ho mấy hôm rồi, đã thử qua vài mẹo dân gian nhưng chẳng cái nào ăn thua cả. Không biết bác nào dùng lá tía tô trị khỏi ho không ạ? Mà lá tía tô có dùng cho phụ nữ có thai được không ạ?
Bạn đã đi khám xem ho như thế nào chưa? Phải biết bệnh như thế nào mới áp dụng mấy mẹo dân gian chứ bạn. Ho nhẹ thì còn dùng được chứ ho do bệnh nặng là phải dùng thuốc mới được. Đang bụng mang dạ chửa thì phải càng cẩn thận bạn ạ
Hôm trước em đi khám bác sĩ bảo viêm họng, cũng kê cho mấy loại về uống mà em thì lại không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con lắm nên vẫn kiên trì dùng mấy mẹo dân gian này thôi
Bạn thử xem mấy bài thuốc dân gian này có tác dụng không nhé, thấy bảo chữa được viêm họng mãn tính nữa đấy: https://drbacsi.net/bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hong-man-tinh/
Bị viêm họng cũng nguy hiểm lắm đấy, chữa không cẩn thận thành mãn tính cũng nguy. Nếu mang thai thì bạn nên tham khảo mấy biện pháp đông y ấy. Dùng thảo dược cũng an toàn mà
Bạn bị viêm họng thì nên chữa bằng đông y đi, mình thấy bài thuốc này dùng được cho cả phụ nữ có thai này. Mà cũng thây có nhiều người khen tốt, dùng ổn. Nếu bị ho nhẹ chắc cũng k phải uống thuốc lâu đâu https://drbacsi.net/phu-nu-mang-thai-nguoi-cho-con-bu-dung-thuoc-chua-viem-hong-thanh-hau-bo-phe-thang-co-sao-khong/
Bài viết rất hữu ích. Giờ tôi mới biết lá tía tô chữa cả gút với ngộ độc. Trước giờ chỉ dùng để trị ho với cảm cúm thôi.
Từ ngày bị nhờn mấy loại thuốc cảm cúm là mình chuyển sang dùng tía tô. Mỗi lần bị cảm cứ nấu bát cháo lá tía tô ăn mỗi ngày là giải cảm nhanh lắm. Đỡ phải uống thuốc.
Em thường lấy lá tía tô trị ho cho con, hiệu quả lắm các bác ạ. Ai có con nhỏ bị ho cứ trị bằng lá tía tô là lành tính nhất
Cái này cũng còn tùy nữa đấy bạn ạ chứ mình thấy lá tía tô dùng cho con mình k ăn thuốc. Được cái dùng lá diếp cá hoặc là lá hẹ thì lại hợp.
Nếu mà bác cần mấy mẹo dân gian trị ho an toàn cho con thì tham khảo bài này này https://drbacsi.net/cach-chua-ho-co-dom-cho-tre-duoi-1-tuoi/
Nhưng mà con bị ho nhiều nên hạn chế dùng thôi mấy bác, chứ mẹo dân gian chỉ dùng lúc bị nhẹ thôi, ho nhiều là phải cho đi khám ngay đấy
Con e bị viêm họng ho có đờm suốt, áp dụng mấy cách dân gian này mà chẳng khỏi gì cả. Mẹ nào có mẹo gì hay nữa thì chỉ em với
Mẹo dân gian tùy đấy bạn có trẻ hợp có trẻ không nhưng nếu áp dụng vài ngày mà không khỏi thì cho đi uống thuốc ngay nhé. Đừng để con bị ho lâu thì cũng nguy hiểm lắm.
Con e bị ho cũng được cả tuần này rồi nhưng k cho dùng mẹo dân gian thì lại chỉ biết dùng kháng sinh, sợ hại người lắm bác ơi. Con e sức đề kháng cũng yếu nữa cơ
Thế thì bạn thử sang đông y xem sao, mình thấy có nhiều bài thuốc đông y trị ho cho con hiệu quả đấy. Mà chữa thì phải chữa dứt điểm chứ đừng để con tái phát suốt thành viêm họng mãn tính là khổ lắm đấy https://drbacsi.net/chua-viem-amidan-bang-dong-y/
Mình cũng nghĩ đến đông y nhưng còn đang tham khảo xem thế nào. Mà thấy bảo thuốc đông y dùng lâu lắm với lại sợ con không chịu uống.
Bạn tham khảo bài này thử xem nhé. Trong này có nhiều bài dân gian chữa ho lắm https://drbacsi.net/be-bi-viem-hong-uong-thuoc-gi/
Trẻ nhỏ mà bị viêm họng thì chỉ có cho dùng thuốc thảo dược thôi bạn ạ. Chứ sức đề kháng các con yếu lắm, dùng thuốc kháng sinh không tốt đâu. Trước con mình do dùng thuốc kháng sinh nhiều bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy liên miên, sợ lắm rồi. Con mình lúc 4 tuổi bị viêm họng mãn tính cũng chữa bằng Thanh hầu bổ phế thang này, có 3 tháng thuốc thôi mà khỏi ngay, trộm vía đến giờ vẫn không tái phát. Con bạn mà bị viêm họng nhé có khi chỉ dùng 1-2 tháng là khỏi
Chữa mấy mẹo dân gian chẳng ăn thua gì cả. Con mình suốt ngày ốm vặt, ho khan mà k dám cho uống nhiều kháng sinh, tìm mấy mẹo dân gian làm mà chẳng đỡ. Sốt hết cả ruột luôn.
Mấy mẹo dân gian chỉ dùng trong trường hợp nhẹ thôi mấy mẹ ạ. Đừng lạm dụng quá, không phải thuốc điều trị chuyên sâu, k dứt bệnh cho con là nguy hiểm lắm đấy. Bác sĩ bảo đây mấy mẹ ơi: https://drbacsi.net/cach-chua-viem-hong-dan-gian-tai-nha/