Lang ben có ngứa không? Ngứa có phải biểu hiện của lang ben

Hầu hết người bệnh đều thắc mắc lang ben có ngứa không hoặc ngứa có phải biểu hiện của lang ben không? Bởi bệnh thường có triệu chứng nhận biết tương tự với một vài bệnh lý ngoài da khác. Nếu không phân biệt rõ ràng có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách nhận biết bệnh lang ben và gợi ý giải pháp đặc trị từ thảo dược tự nhiên.

Lang ben có ngứa không?
Bệnh lang ben có gây ngứa nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà bệnh gây ngứa nhiều hay ít

Lang ben có ngứa không?

Lang ben tên tiếng anh là Tinea versicolor hoặc Pityriasis versicolor, là bệnh nấm nông rất hay gặp ở da. Bệnh xảy ra chủ yếu là do nấm men Malassezia gây nên. Bên cạnh đó, lang ben xuất hiện ở da cũng có thể là do các yếu tố nội và ngoại lai sau đây kích hoạt nấm men phát triển:

  • Do thường xuyên tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh 
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như khăn lau mặt, quần áo,…
  • Do sự thay đổi của khí hậu
  • Viêm da tiết bã nhờn hoặc cơ thể ra nhiều mồ hôi
  • Vệ sinh da kém
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thai hoặc thanh niên tuổi dậy thì

Lang ben thường hình thành với biểu hiện tăng, giảm sắc tố hoặc dát hồng trên da. Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh còn gây ngứa ngáy và đóng vảy trên vùng da bị tổn thương. Lang ben đặc biệt gây ngứa khi thời tiết nóng nực, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, lao động hoặc ra ngoài khi trời nắng. Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, lang ben không gây ngứa hoặc ngứa ít khi ra mồ hôi. Đặc biệt, bệnh không gây đau nhức hoặc bỏng rát ở da nhưng bệnh nhân cần điều trị sớm. Bởi để lâu bệnh có thể lan rộng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Ngứa có phải biểu hiện của lang ben?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, ngứa là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh lang ben. Tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng mà bệnh có thể gây ngứa ít hoặc nhiều. Tuy nhiên, không phải ai bị ngứa cũng bị lang ben. Bởi ngứa cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau đây:

  • Viêm da dị ứng: Bệnh hình thành với biểu hiện đặc trưng như da khô, nứt nẻ và ngứa trên diện rộng. Triệu chứng bệnh thường tái phát theo từng đợt
  • Ngứa toàn thân do bệnh mề đay: Ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài thường làm tăng sản xuất histamin gây ngứa và nổi mẩn đỏ trên da
  • Dị ứng: Ngứa xảy ra cũng có thể là do bệnh nhân bị dị ứng với thành phần chứa trong thuốc, yếu tố thời tiết, mỹ phẩm hoặc thực phẩm,… Trong trường hợp này, bệnh nhân cần khám và chữa trị sớm. Bên cạnh đó cũng nên tránh sử dụng những thực phẩm, hóa chất gây dị ứng. Bởi việc dị ứng nặng có thể gây phù mạch và khó thở, đe dọa đến tính mạng
  • Bệnh gan: Theo các chuyên gia, nhiệm vụ chính của gan là giải độc và thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, khi gan bị suy yếu và mất dần chức năng hoạt động, độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ trên da và gây ngứa
  • Bệnh tuyến giáp: Bệnh nhân tuyến giáp thường bị mất cân bằng nội tiết và tăng chuyển hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, gây ngứa và nổi mẩn đỏ trên da
Ngứa có phải biểu hiện của bệnh lang ben
Ngứa đôi khi không phải do lang ben gây ra mà có thể là triệu chứng của bệnh thận
  • Bệnh thận: Thận thực hiện chức năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ quan này gặp vấn đề, các chất độc hại không được vận chuyển ra ngoài qua đường tiểu sẽ tích tụ dưới da và gây ngứa
  • Nhiễm giun sán: Một trong những yếu tố gây ngứa da có thể là bệnh nhân bị nhiễm giun sán. Theo các chuyên gia ký sinh trùng cho biết, nguyên nhân gây ngứa là do chất thải giun sán tiết vào máu khiến cơ thể nhận biết là kháng nguyên lạ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh những kháng thể để chống lại tác nhân dị nguyên dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu dưới da
  • Bệnh tiểu đường: Ngứa cũng có thể là dấu hiệu n
  • Ung thư hạch bạch huyết: Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng nhận biết đặc trưng là ngứa. Ngoài biểu hiện này, bệnh nhân còn gặp phải các dấu hiệu khác như giảm cân không rõ nguyên nhân, cảm thấy ớn lạnh, thường xuyên đổ mồ hôi hoặc xuất hiện khối u dưới cánh tay hoặc cổ,…

Ngứa đôi khi không nghiêm trọng, triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm ngay sau đó mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Ngứa kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Ngứa không rõ nguyên nhân 
  • Ngứa kèm theo các triệu chứng như chán ăn, sốt, mệt mỏi hoặc sút cân, khó thở,…

Cách giảm ngứa do lang ben gây nên

Để hạn chế tình trạng ngứa da do lang ben, người bệnh có thể áp dụng 1 số cách giảm ngứa tạm thời bằng thuốc bôi ngoài hoặc các mẹo dân gian. Dưới đây là 1 số cách giảm ngứa và trị bệnh lang ben mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng:

Sử dụng thuốc bôi giảm ngứa do lang ben

Trong trường hợp ngứa do bệnh lang ben gây nên, người bệnh có thể giảm ngứa bằng cách sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc chống nấm dạng bôi, có tác dụng cải thiện bệnh và giảm ngứa hiệu quả sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng.

  • Ketoconazole 2%: Thuốc điều trị tại chỗ, thường dùng trong 2 tuần
  • Terbinafine 1%: 2 lần/ ngày. Thời gian dùng 1 tuần
  • Ciclopirox 1%: 2 lần/ ngày, dùng trong 2 tuần
  • Thuốc khác: Propylene glycol, Lưu huỳnh – salicylic, Benzoyl peroxide và mỡ Whitfield

Mẹo giảm ngứa do lang ben tại nhà

Ngoài dùng thuốc điều trị tại chỗ, bệnh nhân cũng có thể giảm ngứa lang ben tại nhà bằng các mẹo dân gian sau.

Kiểm soát ngứa bằng nước cây phỉ

Nước cây phỉ có chứa hoạt chất tanin, có tác dụng giúp giảm ngứa. Để kiểm soát ngứa bằng dược liệu tự nhiên này, người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Sử dụng 5 – 10 gram vỏ cây phỉ đem nghiền nát
  • Sau đó cho vỏ cây vào ấm nước, thêm nước và đun sôi
  • Chờ nước nguội, dùng nước này thoa đều lên da
  • Rửa lại da sau 20 phút

Với biện pháp này, bệnh nhân nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm cảm giác ngứa rát và khó chịu trên da.

Chữa ngứa lang ben
Chữa ngứa lang ben bằng nước cây phỉ

Giảm ngứa do lang ben bằng củ riềng

  • Cách 1: Củ riềng tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau khi vệ sinh da sạch, dùng bông gòn thấm nước củ riềng và thoa đều lên vị trí da bị tổn thương. Chờ khoảng 15 – 20 phút cho dịch chất trong củ riềng thấm sâu giúp chữa lang ben và giảm ngứa. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất
  • Cách 2: Dùng củ riềng tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó ngâm chung với rượu trắng 70 độ trong 7 – 10 ngày. Cuối cùng dùng nước rượu này thoa lên vùng da bị lang ben. Thực hiện mỗi ngày giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng dát hồng trên da

Nha đam giảm ngứa

Nha đam có tác dụng giảm ngứa rát, khó chịu trên da. Bên cạnh đó, thảo dược còn cung cấp độ ẩm giúp làm mềm và ngăn ngừa tình trạng khô hoặc đóng vảy trên da. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng, bởi nha đam có thể gây viêm da tiếp xúc. 

Cách kiểm soát cơn ngứa bằng nha đam đơn giản như:

  • Sử dụng 1 nhánh nha đam đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch nhớt
  • Sau đó xay nhuyễn và đắp lên da bị bệnh
  • Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần

Khắc phục ngứa do lang ben bằng vỏ bưởi

Tinh chất chứa trong vỏ bưởi có tác dụng kháng nấm gây lang ben, đồng thời giúp giảm ngứa. Do đó, bệnh nhân có thể dùng dược liệu này để khắc phục bệnh.

  • Lấy một ít vỏ bưởi đem rửa sạch 
  • Sau đó dùng tay nặn lấy tinh dầu vỏ bưởi thoa đều lên làn da bị bệnh
  • Rửa lại da sau 15 phút

Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để có kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng các làm này, các bạn không nên để tinh dầu vỏ bưởi tiếp xúc với da.

Trị ngứa do lang ben
Dùng tinh dầu vỏ bưởi chữa ngứa do lang ben gây ra

Trị ngứa lang ben bằng cây so đũa

Lá cây so đũa có tác dụng chống nhiễm trùng và giúp giảm ngứa do nấm men gây ra. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Hái một nắm lá so đũa đem rửa sạch và để ráo
  • Sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương do lang ben gây nên
  • Vệ sinh lại da sau 30 phút

Để giảm ngứa, bệnh nhân nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh giải đáp rõ vấn đề “Lang ben có ngứa không? Ngứa có phải biểu hiện của lang ben”. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa và có biện pháp chữa trị phù hợp, bệnh nhân cần khám chữa tại đơn vị uy tín. 

→ Có thể bạn quan tâm: Lang ben có lây không? Con đường lây nhiễm & Cách phòng ngừa

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *