Lang Ben Ở Tuổi Dậy Thì – Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt Điểm

Lang ben là vấn đề về da phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn trong độ tuổi dậy thì. Lang ben ở tuổi dậy ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Để tránh tổn thương vĩnh viễn trên da, người bệnh nên kịp thời điều trị bằng các giải pháp phù hợp. Điều trị lang ben bằng Đông y đang là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Lang ben ở tuổi dậy thì
Lang ben là triệu chứng ngoài da thường gặp ở tuổi dậy thì

Bệnh lang ben ở tuổi dậy thì khi không được điều trị dứt điểm dễ tái phát. Sau mỗi lần tái phát, lang ben lây lan rộng hơn và khó điều trị hơn so với ban đầu.Vì thế nguyên tắc cơ bản trong điều trị lang ben là tránh để triệu chứng lây sang những khu vực khác và việc chữa bệnh mất nhiều thời gian hơn.

Tổng quan về bệnh lang ben ở tuổi dậy thì

Tình trạng lang ben có đặc trưng nhận diện là những đám loang lổ xuất hiện ngoài da, vùng da không sưng, không ngứa. Lang ben ở tuổi dậy thì nói riêng và lang ben nói chung là bệnh do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra. 

Có hai dạng lang ben thường gặp đó là lang ben màu trắng và lang ben màu nâu. Trong đó, đối tượng có khả năng nhiễm bệnh vi nấm gây lang ben ở độ tuổi 15 – 17 không phân biệt giới tính. Các vùng bị lang ben phổ biến là nơi tập trung nhiều mồ hôi, ẩm ướt. Lang ben ở mặt, cổ, lưng, quanh vùng sinh dục, khóe mắt, gáy…. là phổ biến nhất.

Lang ben không gây ngứa, tuy nhiên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời người bệnh có thể cảm nhận sự châm chích và ngứa. Khi càng ngứa, bệnh nhân càng gãi làm vị trí lang ben lan rộng hơn. Những đốm lang ben trắng có thể chuyển sang đốm nâu sẫm hơn, khác biệt với màu da da bình thường. 

Nguyên nhân lang ben ở tuổi dậy thì
Lang ben ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý

Lang ben ở tuổi dậy thì có khả năng tái phát cao vào mùa hè, khi thời tiết nóng. Đối tượng trẻ vị thành niên có khả năng tái phát lang ben cao nhất là những trẻ hoạt động nhiều ngoài trời, có hoạt động bơi lội, hoặc vệ sinh cơ thể kém, dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm lang ben,… 

Lang ben gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập. Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm với những thay đổi về tâm sinh lý. Lang ben ảnh hưởng rất lớn tâm tâm lý của các em. Đặc biệt là những trẻ bị lang ben ở tuổi vị thành niên, không điều trị phù hợp có khả năng biến chứng thành mãn tính và phát triển dai dẳng trong thời gian trưởng thành.

Vì vậy, điều trị lang ben ở tuổi dậy thì sớm và đúng cách là giải pháp giúp các em ở tuổi dậy thì tránh được những tác hại về thẩm mỹ, tâm sinh lý mà bệnh gây ra.

Nguyên nhân xuất hiện lang ben ở tuổi dậy thì

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khẳng định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý lang ben ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên các chuyên gia Da liễu đã tập hợp các yếu tố thúc đẩy bệnh bùng phát mạnh hơn, những yếu tố này gồm có:

  • Thay đổi nội tiết tố: Tuổi dậy thì là thời gian mà lượng nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên thay đổi thất thường. Nội tiết tố thay đổi gây ra nhiều triệu chứng bất lợi về sức khỏe, trong đó có bệnh lang ben. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để các vi nấm phát triển mạnh mẽ gây ra mề đay.
  • Vệ sinh kém: Đa số trẻ nằm trong độ tuổi dậy thì ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh cơ thể. Điều này khiến làn da bám bẩn sâu và tích trữ các chất nhờ từ mồ hôi, nguyên nhân gây ra lang ben phổ biến. Khi hoạt động thể dục thể thao nhiều, tăng tiết mồ hôi làm làn da ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
  • Lây nhiễm từ người khác: Nguyên nhân gián tiếp gây ra mề đay ở tuổi dậy thì khi các bạn trẻ vô tình tắm chung, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mề đay. Mề đay có tính lây lan cao, các con đường lây bệnh phổ biến là khăn tắm, quần áo, mền gối, hoặc tiếp xúc trực tiếp với làn da người bệnh sẽ dẫn đến sự truyền nhiễm.

Lang ben ở tuổi dậy thì có chữa được không?

Lang ben ở tuổi dậy thì có thể tái đi tái lại nhiều lần trong độ tuổi phát triển của trẻ. Cơn ngứa ngáy bùng phát dữ dội khi đi ra nắng, vi nấm gây lang ben có thể ngăn cản sự hấp thu tia cực tím nên khi càng ra nắng thì các đốm càng sậm màu hơn. 

lang ben ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không
Bệnh lang ben ở tuổi dậy thì lây lan rất nhanh

Đa số các trường hợp bị lang ben ở tuổi dậy thì không khó điều trị mà chỉ cần người bệnh kiên nhẫn, chữa trị theo hướng dẫn thì bệnh sẽ sớm biến mất. Tuy nhiên việc thăm khám cần được thực hiện đầu tiên để đảm bảo những nhận định đúng đắn về triệu chứng lang ben, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý có cùng triệu chứng. Việc chủ quan trong điều trị sẽ dẫn đến hệ lụy khó lường, trường hợp xấu nhất là lang ben chuyển sang giai đoạn mãn tính, ăn vào máu gây ra những tổn thương vĩnh viễn trên da.

Có không ít trường hợp đã điều trị lang ben nhưng bệnh vẫn tiếp tục tái phát. Nguyên nhân là do khi điều trị không tiêu diệt được toàn bộ các mầm bệnh, vi nấm dưới da. Hoặc do cơ địa người bệnh nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường. Vì thế để điều trị lang ben ở tuổi dậy thì dứt điểm, cách tốt nhất là phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp hiệu quả, loại bỏ bệnh từ gốc, an toàn, ngăn tái phát.

Phương pháp điều trị lang ben ở tuổi dậy thì

Lang ben rất dễ lây lan, vì thế điều trị lang ben theo nguyên tắc ức chế phát triển bệnh và tiêu diệt vi nấm để đẩy lùi triệu chứng. Thời gian đầu, lang ben chỉ là các đốm sáng màu chiếm diện tích nhỏ, do tác động từ nhiều yếu tố mà các đốm này có thể lan rộng thành mảng ở vùng lưng, ngực, mặt.

Nếu không điều trị đúng cách, dùng thuốc không đủ liều, hoặc người bệnh không chú ý giữ sạch sẽ, thường xuyên để cơ thể ẩm ướt sẽ khiến bệnh tái phát nhanh.  Hiện nay có hai cách điều trị lang ben ở tuổi dậy thì chủ yếu là dùng thuốc uống và sử dụng thuốc bôi. Tùy thuộc vào mức độ lan rộng của lang ben mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng phù hợp như:

Chữa hắc lào bằng thuốc Tây

Thuốc bôi: Thời gian điều trị lang ben kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, điều này phụ thuộc vào cơ địa cũng như kết hợp chăm sóc tại nhà. Quy trình điều trị lang ben kéo dài trong thời gian dài từ 6 – 12 tuần. Những loại thuốc điều trị lang ben ở tuổi dậy thì phổ biến bao gồm: ketoconazol, itraconazol, Imidazol, fluconazol, terbinafin…

điều trị lang ben ở tuổi dậy thì
Lang ben ở tuổi dậy thì có thể khắc phục được bằng các loại kem bôi ngoài da

Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, trong thời gian từ 4 – 8 tuần các nấm màu sẽ mất đi nhưng phải rất lâu sau màu da mới đều màu như trạng thái cơ bản. Vì thế khi các đốm lang ben biến mất, người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc bôi chứ không được tự ý cắt liều dùng sẽ khiến vùng da bị loang lổ.

Thuốc uống: Ngoài sử dụng thuốc bôi ngoài da, điều trị lang ben bằng thuốc uống được đánh giá đem đến tác dụng nhanh, người bệnh chỉ cần uống trong thời gian ngắn.  Phương thuốc uống được chỉ định có thể là loại Sporal, viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày, uống sau khi ăn.

Tuy nhiên với những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận không được khuyến khích điều trị lang ben bằng thuốc uống.

Chữa hắc lào ở tuổi dậy thì tại nhà theo dân gian

Có nhiều cách điều trị lang ben theo phương pháp dân gian, tuy nhiên điều trị bằng dược liệu tự nhiên chỉ có tác dụng với những trường hợp lang ben đơn giản. Khi lang ben lan rộng, bệnh có dấu hiệu mãn tính thì điều trị bằng dược liệu không hiệu quả.

  • Củ riềng ngâm rượu: Sử dụng 100g riềng già, đem đi rửa sạch, giã nát và ngâm cùng với 200ml rượu trắng. Người bệnh lọc lấy rượu để thấm thuốc bôi đều lên vùng bị lang ben. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần bôi sẽ giúp ngăn ngừa lang ben lan rộng.
  • Chuối xanh: Sử dụng chuối xanh cắt lát mỏng rồi dùng miếng chuối chà xát lên vùng da bị lang ben mỗi ngày 2-3 lần. Thực hiện liên tục mỗi ngày, bệnh nhân sẽ nhận thấy các vết lang ben mờ dần và biến mất.
cách chữa lang ben ở tuổi dậy thì
Dùng chuối xanh chữa bệnh lang ben ở tuổi dậy thì là phương pháp phổ biến trong dân gian
  • Rau răm: Rau răm đem đi giã nát rồi lọc lấy nước, dùng nước này xoa lên vùng da bị bệnh. Hoặc người bệnh sử dụng bã rau răm đắp lên vùng da lang ben, dùng băng gạc cố định trong 20 phút. Các dược chất của rau răm có tác dụng hiệu quả khi tiêu diệt vi nấm, hỗ trợ hồi phục vùng da tổn thương.

Trong giai đoạn sớm, điều trị lang ben tương đối dễ nhưng bệnh có thể tái phát khi vi nấm không được loại bỏ hoàn toàn. Người bệnh cần chủ động phòng ngừa một cách kiên trì mới có thể điều trị được lang ben dứt điểm, tránh tái phát.

Những lưu ý chăm sóc cơ thể khi bị lang ben

Mặc dù lang ben ở tuổi dậy thì thường không nguy hiểm, nhưng bệnh sẽ phát triển nhanh từ vùng da này sang vùng da khác khiến thời gian điều trị kéo dài hơn. Vì thế bệnh nhân muốn điều trị bệnh hiệu quả, cần lưu ý một số nguyên tắc phòng ngừa kết hợp điều trị sau:

  • Không dùng chung quần áo, khăn tắm để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
  • Người bệnh hạn chế đến bể bơi công cộng, điều này có thể làm tăng khả năng nhiễm nấm.
  • Hạn chế dùng xà phòng, dầu gội có độ pH cao, tránh lạm dụng mỹ phẩm ở tuổi dậy thì.
  • Không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt, tránh ra đường sau 8h sáng.
  • Điều chỉnh nhiệt độ môi trường sống không nên quá nóng, hoặc quá ẩm.
  • Người bệnh nên hạn chế các hoạt động ra nhiều mồ hôi, tránh để cơ thể ẩm ướt.
  • Khi phải vận động nhiều, người bệnh nên chuẩn bị sẵn khăn để lau khô tại chỗ. 
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn, phơi khô ráo tránh tạo điều kiện vi nấm phát triển.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại xà phòng dành riêng cho người bị lang ben.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại rau củ, trái cây để tăng cường miễn dịch.

Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm dù điều trị theo phác đồ thì bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng. Việc điều trị tại nhà có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trên hết bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương hướng khắc phục bệnh triệt để.

Lang ben ở tuổi dậy thì không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý bạn trẻ mà bệnh có thể tái phát nhiều lần khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Nếu không điều trị triệt để, bệnh có thể là nguồn lây bệnh cho người khác. Vì thế bệnh nhân nên chủ động trang bị kiến thức để phòng ngừa và điều trị đúng trong trường hợp bệnh tái phát xảy ra.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 07/06/2024