Lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ là bị gì? Điều trị như thế nào?
Tình trạng lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ là biểu hiện của nhiều vấn đề da liễu khác nhau. Triệu chứng không nguy hiểm nhưng tình trạng sần đỏ tái diễn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp. Điều trị triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp với sinh hoạt điều độ giúp làn da cải thiện tốt nhất.
Đặc điểm nhận biết triệu chứng này các nang lông nổi sần khiến bề mặt da sần sùi, lấm chấm đỏ như da gà. Tùy theo nguyên nhân gây ra triệu chứng mà người bệnh có thể bị ngứa hoặc không ngứa, các lỗ chân lông bị nổi sần đỏ thường xuất hiện rải rác khắp cơ thể. Đặc biệt là ở lưng, cổ, cánh tay, chân,…
Tình trạng lỗ chân lông bị nổi sần đỏ là bị gì?
Tình tạng da bị nổi dần đỏ tại lỗ chân lông xảy ra rất phổ biến. Điều này có thể do cơ địa người bệnh (nóng gan, cơ thể trữ nhiều độc tố, ảnh hưởng từ thời tiết…) gây ra triệu chứng nhất thời. Bên cạnh đó, đây cũng là tình trạng da liễu mang tính chu kỳ tái diễn vào mùa nóng. Tình trạng này có thể xảy ra do một số bệnh lý da liễu phổ biến sau:
Viêm nang lông
Một trong những nguyên nhân chính khiến các lỗ chân lông nổi sần và hột do bệnh lý viêm nang lông (viêm lỗ chân lông). Đây là bệnh da liễu xảy ra khi vùng biểu bì bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và chủ yếu là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus.
Dấu hiệu đặc trưng của viêm nang lông là tình trạng da bị nổi mụn đầu trắng hoặc mụn đỏ khu trú trong phạm vi lỗ chân lông. Vị trí thường bị viêm nang lông là các khu vực bị quần áo che phủ, hoặc những khu vực có nếp gấp như lưng, cổ, nách, gát,… Trong các nang có thể hình thành mủ, khi nặng sẽ gây ngứa rát, đau và sưng.
Viêm nang lông có chuyển biến nặng hơn khi gặp phải các xúc tác như khói bụi, ánh nắng mặt trời, mồ hôi, hoặc do lạm dụng mỹ phẩm quá đà. Trong những trường hợp viêm nhiễm nặng, nang lông bị tổn thương và rụng gây ra những mảng da trống không có lông, hoặc gây rụng tóc nếu phát triển tại da đầu.
Mề đay mẩn ngứa
Mề đay là bệnh da liễu thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và có biểu hiện đặc trưng là tình trạng da sần, ngứa và phát triển lan rộng thành mảng. Kích ứng từ mề đay mẩn ngứa đến từ thực phẩm, dị ứng thời tiết, thay đổi khí hậu,… Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, trẻ ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ phát bệnh mề đay mẩn ngứa.
Ngoài tình trạng lỗ chân lông bị nổi sần đỏ, ở một số trường hợp dị ứng nặng người bệnh còn bị sưng môi, buồn nôn, phù mạch, tiêu chảy, sưng mi mắt. Mề đay có thể tự biến mất sau 24h đồng hồ, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với những trường hợp dị ứng cấp tính, người bệnh có thể bị sốc phản vệ và nhiễm trùng từ việc cào gãi vùng da bị mề đay.
Dị ứng thời tiết
Đối với những người bệnh có làn da nhạy cảm, dị ứng thời tiết là nguyên nhân gây ra những cơn mẩn và sần đỏ cấp tính. Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể không kịp thời thích nghi với nhiệt độ và độ ẩm, từ đó phát triển thành các kích ứng cấp tính ngoài da. Không chỉ gây nổi mẩn ngoài da, dị ứng thời tiết bao gồm các triệu chứng như hắt hơi, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ngứa họng, ho,…
Riêng đối với dị ứng da do ảnh hưởng từ thời tiết có biểu hiện đa hình thái. Trong một vài trường hợp, làn da có thể bị sưng rộp, tấy đỏ và sung huyết. Nhưng những trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng, làn da chỉ có biếu hiện như mẩn ngứa, các lỗ chân lông sần đỏ như da gà và ngứa nhẹ.
Bệnh ghẻ
Hiện tượng làn da bị nổi mụn đỏ sần, ngứa nhiều còn có thể là do ghẻ. Trong đó ký sinh trùng gây bệnh là vi khuẩn Sarcoptes scabiei. Triệu chứng bệnh ghẻ nước đặc trưng là vùng da có màu đỏ, sần sùi như da gà, kèm theo đó là tình trạng da đóng vảy, ngứa ngáy và khó chịu.
Ghẻ phát triển lan rộng khi người bệnh cào gãi khiến vùng da xay xát, vì thế bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng có thể tái phát vào mùa nắng nóng. Với những trường hợp ghẻ lâu năm, bệnh nhân có nguy cơ bị chàm hóa da, nhiễm trùng và viêm cầu thận cấp tính.
Dày sừng nang lông
Tình trạng dày sừng nang lông có biểu hiện đặc trưng là các lỗ chân lông sần đỏ và nổi hạt như da gà và gây ngứa ngáy. Tình trạng này không gây ngứa, nhưng thường phát triển mãn tính và điều trị rất khó khăn. Nguyên nhân được cho là do cơ địa người bệnh sản sinh lớp biểu bì dày sừng, từ đó phát triển các sẩn nhỏ khiến bề mặt da sần sùi và thô ráp.
Tình trạng này không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không vệ sinh cơ thể thường xuyên thì lớp dày sừng sẽ tích tụ trong các nang lông. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển trong các nang lông khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế mặc dù là triệu chứng da liễu lành tính nhưng nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị viêm nang lông, nhiễm trùng da cấp tính…
Lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ có nguy hiểm không?
Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng, cũng như việc chăm sóc và điều trị tránh biến chứng xảy ra. Nhìn chung, tình trạng lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ thường xảy ra do các bệnh da liễu. Người bệnh thăm khám và điều trị khắc phục nguyên nhân sớm thì triệu chứng này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Điều khiến người bệnh khó chịu khi gặp phải tình trạng sần đỏ là các cơn ngứa âm ỉ. Ngoài ra những tính mất thẩm mỹ của triệu chứng cũng ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống, hoạt động giao tiếp của người bệnh. Trường hợp xấu nhất khi không điều trị đúng cách, làn da dễ bị tổn thương nghiêm trọng hơn và phát triển thành các biến chứng như nhiễm trùng, lở loét, sốc phản vệ, viêm cầu thận cấp,…
Cách khắc phục tình trạng lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ
Tùy vào từng biểu hiện của các triệu chứng trên da mà người bệnh phù hợp với phương pháp điều trị bằng thuốc, hoặc khắc phục tại nhà. Với những trường hợp lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ nhưng không ngứa, không có biểu hiệu nhiễn trùng thì người bệnh có thể được khắc phục bằng các liệu pháp dân gian.
Tuy nhiên, không ít trường hợp áp dụng các bài thuốc dân gian không đúng cách khiến làn da ảnh hưởng theo chiều hướng tệ hơn. Vì thế, từ khi có triệu chứng thì người bệnh sẽ phải cần đến sự chăm sóc y tế đúng cách. Sau khi thăm khám và chẩn đoán sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà an toàn để làn da tự hồi phục.
1. Phương pháp điều trị tại nhà
Phương án điều trị tại nhà phù hợp với những người bệnh bị viêm da, viêm lỗ chân lông cấp tính tạm thời. Đặc biệt là những người bị dày sừng nang lông có thể áp dụng điều trị tại nhà giúp cải thiện độ ẩm tự nhiên cho làn da.
Điều trị tại nhà còn gọi là điều trị bảo tồn, tức người bệnh chỉ cung cấp các điều kiện thuận lợi để làn da có thể hồi phục tốt. Đồng thời song song đó, kết hợp các loại thuốc chế các phản ứng viêm để hạn chế những tổn thương trên da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu các nốt sần và đồng thời tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Nếu lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ nhưng không ngứa, người bệnh nên sử dụng kem dưỡng dịu nhẹ, không có mùi và không chứa ancol.
- Tẩy tế bào chết: Công đoạn tẩy tế bào chế giúp loại bỏ các lớp dày sừng trên da, giúp làn da thông thoáng và ngăn chặn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da. Để tẩy tế bào chế, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm lành tính như bột đậu, cám gạo, cà phê,…
- Sử dụng tinh dầu: Phương pháp massage cùng tinh dầu được sử dụng để loại bỏ tắc nghẽn tại các lỗ chân lông. Đây là giải pháp tương đối hiệu quả với những người bị bệnh ngoài da mãn tính. Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để thoa 1 lớp mỏng nhẹ và massage 10 – 15 phút. Sau đó bạn cần tắm sạch bằng nước ấm để lớp dầu không tồn đọng tại các lỗ chân lông.
- Tắm với lá bạc hà: Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu có trong lá bạc hà có công dụng làm mát và làm dịu da. Người bệnh vò xát 1 nắm lá bạc hà rồi cho vào nước ấm để tinh dầu hòa tan, sau đó dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh. Thực hiện kiên trì sẽ nhận thấy các nốt sần có xu hướng thuyên giảm dần.
- Dùng baking soda: Sử dụng baking soda chữa viêm lỗ chân lông là phương pháp dân gian mang đến nhiều thay đổi cho lan da. Người bệnh sử dụng bột baking soda pha với nước theo tỷ lệ 3:1, sau đó ngâm rửa và massage tại vùng da bị bệnh. Baking soda có tính sát trùng nhẹ, sau đó bạn sẽ nhận thấy cơn ngứa ngáy và khó chịu ở da giảm hẳn.
- Nước ép tỏi và dầu oliu: Hỗn hợp dầu oluiu và tỏi đều là những thành phần có công dụng giảm ngứa và kháng khuẩn mạnh. Người bệnh chỉ việc trộn hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1 và thoa trực tiếp lên da. Sau khi xoa đều hỗn hợp trên da trong 15 phút, người bệnh rửa lại với nước sạch và để làn da được khô thoáng rồi mới mặc quần áo.
2. Điều trị bằng các loại thuốc Tây
Thuốc tây dùng trong điều trị bệnh sần và đỏ da là thuốc dạng bôi trị ngứa. Các loại thuốc này có thể được chỉ định trực tiếp trong điều trị bệnh lý, hoặc sử dụng dưới dạng thuốc không kê đơn điều trị ngứa và kháng viêm thông thường:
- Thuốc bôi chứa steroid: Thành phần thuốc có chiết xuất corticoid, tác dụng chính là chống viêm và giảm ngứa. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong 5 – 10 ngày vì nhóm corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc bôi kháng sinh: Thường được sử dụng cho những trường hợp viêm nang lông cấp tính, tác dụng là giảm tổn thương ngoài da. Nhóm thuốc bôi kháng sinh cũng được chỉ định cho những trường hợp tổn thương da có nguy cơ bội nhiễm.
- Dung dịch DEP: Dung dịch DEP được sử dụng trong điều trị các chứng viêm da do nấm hoặc vi khuẩn gây ngứa ngáy. Dung dịch giúp giảm ngứa và hạn chế tổn thương ở làn da bị ghẻ. Loại thuốc này cũng được sử dụng ở dạng bôi trực tiếp lên da 2 – 3 lần/ ngày.
- Thuốc bôi chứa AHA hoặc BHA: Đây là nhóm thuốc bôi chứa acid (AHA và BHA), công dụng của thuốc là loại bỏ lớp sừng dày, sừng thoái hóa gây sần sùi làn da. Thuốc bôi chứa AHA và BHA thường được sử dụng cho trường hợp dày sừng nang lông.
- Thuốc kháng histamine H1: Thường được dùng để điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa, mẩn đỏ, mề đay… Tác dụng phụ của thuốc kháng histamine H1 là gây buồn ngủ và thiếu tập trung.
Những loại thuốc bôi ngoài da điều trị triệu chứng sần đỏ và ngứa kể trên đều mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên để phòng tránh các tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với dược sĩ để được chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng và thời gian cụ thể để việc điều trị diễn ra an toàn.
Biện pháp chăm sóc khi lỗ chân lông bị nổi sần và đỏ
Chăm sóc da và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt có vai trò hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da nói chung. Đối với những trường hợp người bệnh bị viêm lỗ chân lông dạng nhẹ, thay vì sử dụng thuốc tây ngay thì người bệnh nên thay đổi thói quen chăm sóc, bảo vệ da hằng ngày. Những nguyên tắc điều trị tại nhà người bệnh cần thực hiện gồm có:
- Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để thanh lọc, thải độc cơ thể.
- Tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày, tẩy tế bào chế định kỳ 1-2 lần/ tuần.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh.
- Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để làn da hấp thụ tốt hơn.
- Tránh để cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mặc quần áo thoải mái, thông thoáng.
- Không nên chọn những chất liệu thô cứng khiến lỗ chân lông bị tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn.
- Sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn cho làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời.
- Khi lỗ chân lông bị sần và đỏ, người bệnh không được cạo hoặc wax lông.
- Khi làn da có kích ứng sau khi tắm, có thể dùng dầu oliu để làm dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da.
- Người bệnh không nên nặn các mụn, các nốt sần có nhân ở lỗ chân lông.
Đối với những trường hợp lỗ chân lông bị sần và đỏ không ngứa kéo dài ngay cải khi áp dụng các phương pháp điều trị trên có thể xuất phát từ gan. Người bệnh nên áp dụng các phương pháp thải độc gan và thanh lọc máu để loại bỏ các độc tốc tích trữ trong cơ thể. Không sử dụng chất kích thích và bia rượu, các loại thực phẩm kém lành mạnh làm tăng gánh nặng cho gan.
Khi triệu chứng có tiến triển xấu, tình trạng mụn mủ gây đau rát… cho thấy nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được tư vấn và được hỗ trợ điều trị ngăn ngừa biến chứng. Do lúc này các phương pháp điều trị ngoài da sẽ không hiệu quả nữa, bác sĩ có thể áp dụng điều trị kết hợp bằng cả thuốc bôi bên ngoài và thuốc uống để việc điều trị mang đến kết quả khả quan hơn.
Ngày Cập nhật 07/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!