Lợi ích của việc bổ sung acid folic khi mang thai là gì?
Acid folic rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bởi chất này có khả năng tác động và làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh có liên quan đến tủy sống và não của trẻ nhỏ sau khi sinh. Nhằm giúp phụ nữ có thai có thể hiểu rõ tác dụng cũng như tầm quan trọng, chúng tôi đã tổng hợp thông tin về những lợi ích của việc bổ sung acid folic khi mang thai trong bài viết.
Acid folic là gì?
Acid folic còn có tên gọi khác là folat và vitamin B9. Acid folic là một trong số 13 loại vitamin cần được bổ sung mỗi ngày cho cơ thể. Bao gồm: 4 loại vitamin tan trong dầu (vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K), vitamin C và 8 loại vitamin nhóm B tan trong nước. Acid folic là một chất rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên những hồng cầu bình thường. Đồng thời ảnh hưởng đến sự tổng hợp RNA và DNA. Điều này đồng nghĩa với việc Acid folic có liên quan mật thiết đến sự phân chia và quá trình nhân đôi tế bào.
Không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà đối với những người bình thường, việc thiếu Acid folic lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ (tên khoa học: megaloblastic anemia). Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai không bổ sung cho cơ thể đủ lượng Acid folic cần thiết sẽ gây ra một số khuyết điểm trong sự hình thành ống tủy sống của thai nhi. Điều này dẫn đến nguy cơ dị tật nứt đốt sống ở trẻ nhỏ sau khi sinh (spina bifida).
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu thiếu lượng Acid folic cần thiết sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt hơn so với nam giới. Bởi quá trình dự trữ sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thấp hơn và bị ảnh hưởng do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt. Những phụ nữ không mang thai cần lưu ý và thận trọng với các yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình thiếu máu, thiếu sắt và thiếu Acid folic. Cụ thể như: Ra nhiều huyết khi có kinh, ra huyết kéo dài, ăn uống quá kiêng cử vì sợ mập, béo phì hoặc do một vài nguyên nhân khác.Trong trường hợp bị thiếu máu, phụ nữ sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy giảm hẳn các hoạt động thể lực.
Ở những phụ nữ đang mang thai, nhu cầu bổ sung lượng Acid folic cho cơ thể sẽ tăng gấp 4 lần so với thời gian trước khi có thai. Việc thiếu lượng Acid folic cần thiết ở phụ nữ đang mang thai sẽ khiến thai nhi gặp vấn đề. Đồng thời thai nhi sẽ bị dị tật ống thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, những phụ nữ đang mang thai và những phụ nữ có dự định mang thai cần phải bổ sung đủ lượng Acid folic cần thiết cho cơ thể 3 tháng trước thời điểm có thai. Những phụ nữ đang mang thai và những phụ nữ có dự định mang thai cần phải chắc chắn rằng khẩu phần hàng ngày của bản thân có đủ 400 gram Acid folic.
Lợi ích của việc bổ sung Acid folic khi mang thai là gì?
Những lợi ích của việc bổ sung Acid folic khi mang thai bao gồm:
Phòng ngừa bệnh thiếu máu, dị tật thai nhi
Mặc dù được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Thế nhưng thực chất Acid folic chính là vitamin B9 – một loại vitamin đóng vài trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển và phân chia tế bào. Đặc biệt vitamin B9 rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hình thành các tế bào máu. Tác dụng đầu tiên của Acid folic là giúp bổ máu, ngăn chặng sự xuất hiện của nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Đồng thời giúp phụ nữ mang thai phòng tránh được nguy cơ sinh non, nguy cơ sảy thai hoặc sinh con ra bị suy dinh dưỡng.
Thời gian trước và trong khi mang thai, nếu phụ nữ bổ sung đủ lượng Acid folic cần thiết theo đúng liều lượng, thai nhi sẽ hạn chế được đến 70% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Cụ thể như: Sinh ra thiếu một phần của não bộ, nứt đốt sống. Bên cạnh đó việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng Acid folic cần thiết cho cơ thể còn giúp trẻ em khi sinh ra không phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc nguy cơ hở hàm ếch.
Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ
Tình trạng thiếu Acid folic có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp đối với người mẹ trong thời gian mang thai. Gần đây các nghiên cứu về Acid folic đối với phụ nữ mang thai đã được thực hiện. Kết quả cho thấy việc cơ thể bổ sung đầy đủ lượng Acid folic cần thiết sẽ giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nếu sử dụng Acid folic một cách hợp lý, phụ nữ có thể giảm một phần nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư ruột kết. Tuy nhiên lợi ích giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc bổ sung lượng Acid folic cần thiết cho cơ thể cần phải được chứng minh thêm.
Ngoài ra, Acid folic còn được sử dụng trong những trường hợp ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:
- Chứng mất trí nhớ
- Bệnh mất trí
- Giảm dấu hiệu lão hóa
- Nghe kém do tuổi tác
- Xương yếu, loãng xương
- Khó ngủ
- Chân bồn chồn
- Trầm cảm bao gồm cả trầm cả sau sinh
- Đau cơ bắp
- Đau thần kinh
- Bệnh bạch biến
- ADIS
- Hội chứng Fragile-X.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Acid folic mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong đó có khả năng ngôn ngữ của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Acid folic có khả năng tác động đến sự phát triển trí não ở trẻ em. Năm 2011, một nghiên cứu đã được thực hiện. Khi so sánh kết quả giữa những phụ nữ có sử dụng Acid folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai và những phụ nữ manh thai không sử dụng Acid folic người ta nhận thấy rằng những mẹ bầu có sử dụng Acid folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu được nguy cơ trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sau khi sinh ra.
Mặc dù trước và trong thời gian mang thai, mẹ bầu đã bổ sung rất nhiều những dưỡng chất cần thiết khác. Thế nhưng Acid folic vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ giảm nguy cơ phát triển chậm trong kỹ năng ngôn ngữ.
Liều lượng sử dụng Acid folic
Nhu cầu sử dụng Acid folic đối với người trưởng thành là 400 – 500mcg/người/ngày. Trong thời gian có thai hoặc trong thời gian đang cho con bú, nhu cầu sử dụng Acid folic sẽ cao hơn. Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú thì nhu cầu sử dụng Acid folic cần cao gấp rưỡi so với thông thường là 600mcg/người/ngày.
Để đảm bảo lượng Acid folic cần thiết trong thời gian mang thai, ngoài việc ăn uống đủ chất cũng như sử dụng những dưỡng chất cần thiết kể cả Acid folic có trong thực phẩm, phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm lượng Acid folic cần thiết thông qua đường uống. Liều dùng Acid folic bằng đường uống là 400mcg/ngày.
Là một loại vitamin tan trong nước, Acid folic được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu và mồ hôi trong trường hợp chúng được đưa vào cơ thể với liều lượng cao. Đối với Acid folic, liều an toàn là rất rộng.
Theo báo cáo được thực hiện bởi nhóm chuyên gia quốc tế về các khoáng chất và vitamin vào năm 2002, giới hạn trên cho phép của vitamin B9 (Acid folic) là 1000mcg/ngày cho những người trưởng thành.
Cách bổ sung Acid folic hiệu quả
Để giúp cơ thể có được lượng Acid folic cần thiết cũng như bổ sung đủ những chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần ăn uống hợp lý. Cùng với đó là sử dụng đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi liên tục các loại thức ăn.
- Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ có thai cần phải bổ sung thêm viên Acid folic, sắt và vitamin C.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cần uống một viên sắt – Acid mỗi ngày với hàm lượng 400mcg Acid folic và 60mg sắt. Sử dụng mỗi ngày từ khi có thai cho đến sau khi sinh con 1 tháng.
- Để phòng ngừa tình trạng thiếu Acid folic, phụ nữ khi có dự định hoặc chuẩn bị có thai cần uống Acid folic trước khi mang thai.
Hiện nay để phòng chống tình trạng thiếu máu dinh dưỡng, ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam khuyến khích phụ nữ từ 15 – 35 tuổi (độ tuổi sinh đẻ) cần uống thêm viên Acid folic và sắt 1 viên/tuần. Sử dụng 4 tuần liền trong 1 năm.
Nguồn bổ sung Acid folic cho phụ nữ mang thai
Ngoài việc sử dụng thuốc uống, Acid folic còn có nhiều trong các loại thực phẩm. Đặc biệt là trong các loại rau lá xanh như cải làn, súp lơ xanh. Trong các loại hạt như đỗ đỏ, đỗ tương, đỗ đen, trong các loại nước ép hoa quả và các loại trái cây tươi thuộc họ cam quýt. Bên cạnh đó, rất nhiều Acid folic còn được tìm thấy trong gan của các loại gia cầm và gia súc.
Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm chứa nhiều Acid folic nhất:
Măng tây
Măng tây là một loại thực phẩm chứa nhiều Acid folic nhất. Hàm lượng Acid folic được tìm thấy trong 5 cây măng tây là 1000mcg. Khi sử dụng loại thực phẩm này, mẹ bầu không nên nấu măng tây quá lâu. Bởi việc nấu măng tây quá lâu có thể làm tổn thất lượng Acid folic quý giá.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là một loại rau nổi bật trong số những loại rau xanh sẫm màu bởi loại rau này có chứa một hàm lượng lớn Acid folic. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một lượng lớn chất sắt bên trong rau chân vịt. Chính vì thế mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau này trong thời gian mang thai để bổ sung những dưỡng chất cần thiết.
Súp lơ
Súp lơ cũng là một trong những loại rau xanh có hàm lượng Acid folic cao. Hàm lượng Acid folic có trong loại rau này chỉ đứng sau măng tây và rau chân vịt. Bên cạnh đó, bên trong súp lơ còn là một hàm lượng chất xơ phong phú. Lượng chất xơ này có thể giúp phụ nữ mang thai giảm nguy cơ bị táo bón.
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng gà là nơi tập trung những dưỡng chất quan trọng gồm: Acid folic, chất sắt, vitamin A, vitamin D… Chính vì thế lòng đỏ trứng gà là một nguồn thực phẩm rất tốt góp phần giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đậu tương
Các loại đậu đều chứa một hàm lượng Acid folic rất cao. Trong đó hàm lượng Acid folic của đậu tương là cao nhất.
Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm thuộc thân rễ. Ngoài hàm lượng Acid folic rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, bên trong khoai tây còn chứa khoáng chất kẽm. Lượng chất kẽm trong loại thực phẩm này sẽ giúp phụ nữ mang thai thúc đẩy sự phát triển dây thần kinh não của trẻ nhỏ.
Ngũ cốc thô
Lượng ngũ cốc chưa qua quá trình tinh chế còn giữ nguyên hàm lượng Acid folic. Chính vì thế việc mẹ bầu sử dụng ngũ cốc thô sẽ góp phần cung cấp một lượng Acid folic cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra việc đưa ngũ cốc thô vào món ăn chính còn giúp mẹ bầu hấp thu được nhiều chất xơ, vitamin và một số dưỡng chất quan trọng khác.
Gan động vật
Trong gan động vật có chứa Acid folic. Chính vì thế phụ nữ có thể sử dụng một lượng gan thích hợp trong thời gian mang thai. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều gan vì sẽ hấp thụ nhiều vitamin A. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Cam
Cam là một loại hoa quả mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong loại hoa quả này chứa rất nhiều Acid folic, vitamin C và những dưỡng chất có lợi khác rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra lượng chất xơ trong cam còn giúp phụ nữ mang thai giảm nguy cơ bị táo bón.
Sữa
Sữa là một loại thứ uống rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Bởi loại thức uống này có thể giúp phụ nữ mang thai bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể như Acid folic, canxi, protein và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác. Việc uống sữa sẽ giúp cơ thể hấp thu những dưỡng chất quan trọng một cách dễ dàng và thuận lợi, rất hữu hiệu cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Acid folic
Tuy phụ nữ mang thai có thể bổ sung cho cơ thể lượng Acid folic cần thiết có trong các loại thực phẩm, nguồn thức ăn phong phú. Tuy nhiên chất này lại rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến. Chính vì thế, dù phụ nữ mang thai có ăn nhiều thực phẩm chứa Acid folic cũng rất khó để đảm bảo cơ thể đã được cung cấp một lượng Acid folic cần thiết. Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, tốt nhất mẹ bầu nên sử dụng thêm Acid folic đường uống (viên sắt/Acid folic) theo sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ mang thai nên uống sắt – Acid foli giữa hai bữa ăn. Bên cạnh đó mẹ bầu nên uống kèm thuốc cùng với nước cam giúp kích thích và tăng khả năng hấp thụ. Lưu ý, bạn tuyệt đối không được uống viên sắt – Acid folic cùng với cà phê hoặc nước trà.
Bài viết là những thông tin cơ bản về vấn đề “Lợi ích của việc bổ sung acid folic khi mang thai là gì?”. Bên cạnh đó là thông tin về cách dùng, liều lượng và nguồn bổ sung Acid folic cho phụ nữ mang thai. Hy vọng những thông tin này có thể giúp phụ nữ có thai hiểu thêm về Acid folic. Đồng thời nắm rõ kế hoạch bổ sung lượng Acid folic cần thiết trong thai kỳ giúp thai nhi khỏe mạnh và ngăn ngừa được nguy cơ dị tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi. Bên cạnh việc bổ sung Acid folic và các chất dinh dưỡng, mẹ bầu đừng quên luyện tập đều đặn và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!