Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả không cần can thiệp ngoại khoa
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị “50-50” có thể phát sinh biến chứng sau khi mổ. Vì vậy, với những trường hợp người bệnh chưa đến mức nghiêm trọng thường được khuyến khích điều trị nội khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật và đưa ra cách khắc phục hiệu quả, an toàn, không cần dao kéo.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Hiện nay, hơn 70% phương pháp điều trị thoát vị hoặc lệch đĩa đệm sẽ tự khỏi mà không cần phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ, hầu hết người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu kết hợp với nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng.
Mổ thoát vị đĩa đệm tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng với bệnh nhân. Hiện nay có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có hiệu quả cao và hạn chế rủi ro nhất đó là phương pháp vi phẫu và mổ nội soi. Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đốt sống cổ hoặc thoái hoá thắt lưng nặng.
Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm nói riêng và các phẫu thuật ngoại khoa nói chung đều là phương án cuối cùng được thực hiện để phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân. Tỉ lệ thành công sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng bệnh lý và cơ sở vật chất của bệnh viện.
Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm
Mặc dù các bác sĩ hạn chế tối đa nguy cơ phải phẫu thuật nhưng trong một số ít trường hợp, bệnh nhân bị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh đuôi ngựa (phía dưới thắt lưng) cần được mổ sớm. Nếu không mổ sớm, người bệnh có thể bị yếu tay/chân và nhanh chóng dẫn đến liệt. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần được mổ thoát vị đĩa đệm ngay là:
- Người bệnh bị thoái hoá đốt sống cổ hoặc lưng và cơn đau lan đến cánh tay hoặc chân.
- Các cơ và đầu ngón tay có biểu hiện tê bì, đau nhức, khó cầm nắm đồ vật.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng ruột, bàng quang, có dấu hiệu són tiểu hoặc bí tiểu.
- Người bị hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia) tại vị trí đùi trong, phía sau chân và quanh trực tràng.
Biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân khiến các bác sĩ không khuyến khích điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vì biến chứng khó kiểm soát hậu phẫu. Theo đó, tỉ lệ bệnh nhân biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm chiếm 5,4 % (sau 3 tháng đầu) và 13,4 % (sau 5 năm). Số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn khi phẫu thuật là 18,6% đến từ thói quen sinh hoạt và biến chứng vết mổ cũ tái phát. Trong đó những biến chứng mà đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm đã mổ mắc phải bao gồm:
Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
Vết mổ thoát vị đĩa đệm có thể bị nhiễm trùng do vùng da bị rạch chưa được vệ sinh sát khuẩn. Người bệnh khó nhận da dấu hiệu nhiễm trùng bên trong đĩa đệm cho đến khi vùng này bị đau nhức, viêm, mưng mủ.
Đau nhức kéo dài
Có nhiều trường hợp, các rễ thần kinh bị tổn thương và không thể hồi phục sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Hệ thần kinh không phục hồi cũng khiến vết mổ lâu lành khiến người bệnh đau rát âm ỉ, ngứa râm ran.
Biến chứng thoái hóa cột sống
Thoái hoá cột sống là biến chứng lâu dài của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tỉ lệ người bệnh bị thoái hoá cột sống sau khi mổ thoát vị đĩa đệm rất cao do sau mổ, cột sống yếu và hình thái tự nhiên của đốt sống bị thay đổi, từ đó gây thoái hóa khớp.
Liệt chi
Biến chứng nguy hiểm nhất của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỉ lệ xảy ra thấp nhưng và người bệnh không thể phục hồi vận động trở lại. Tuy nhiên, chỉ ít trường hợp mắc phải biến chứng này.
Mổ thoát bị đĩa đệm là phương pháp điều trị ít được áp dụng vì tồn tại nhiều biến chứng với mức chi phí cao. Người bệnh cần tìm hiểu trước về những nguy cơ phải đối mặt sau phẫu thuật để chọn lựa phương án điều trị khác an toàn hơn để chữa lành bệnh.
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu ?
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có tính chất phức tạp và tương ứng với mức chi phí phẫu thuật cao. Chi phí phẫu thuật của bệnh nhân phụ thuộc vào những yếu tố bao gồm:
- Dựa vào tình trạng bệnh lý
- Dựa vào phương pháp mổ
- Bảo hiểm của người bệnh
- Dựa vào cơ sở y tế
Mức chi phí trung bình cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đơn thuần, không bị hẹp ống sống dao động ở mức từ 15 – 18 triệu. Với phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm nội soi người bệnh cần chuẩn bị khoảng 40 – 50 triệu đồng.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm ở nhiều vị trí kèm theo biến chứng hẹp ống sống thì người bệnh sẽ được bác sĩ đặt nẹp để cố định lại vị trí cột sống. Mức chi phí cho phương pháp nẹp và vít khoảng 30 – 32 triệu. Cụ thể, tổng chi phí mà bệnh nhân chuẩn bị cho ca mổ trong khoảng 60 – 70 triệu.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần mổ
Nhiều người bệnh vẫn còn “chủ quan” khi bị bệnh ở giai đoạn sớm, việc điều trị sớm bằng các phương pháp nội khoa kết hợp với tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau lưng dưới. Các phương pháp này bao gồm:
Chiropractic ( kéo nắn xương khớp): Điều trị thoát vị đĩa đệm theo cách này giúp cải thiện hiệu quả mức độ cơn đau lưng dưới trong ít nhất 1 tháng.
Phương pháp châm cứu: Người bệnh điều trị châm cứu trong thời gian dài sẽ làm giảm đau lưng và kiểm soát cơn đau cổ kinh niên tương đối tốt
Mát – xa: Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, làm giảm đau ngắn hạn cho những bệnh nhân bị đau lưng dưới kinh niên
Yoga: Tập luyện Yoga giúp người bệnh phục hồi thể chất, bài tập thở và thiền cải thiện cơn đau lưng kinh niên
Tiêm giảm đau ngoài màng cứng (Corticosteroids Corticosteroids): Thường dùng điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đêm từ trung bình đến nặng. Liệu trình gồm 3 mũi, mỗi lần tiêm cách nhau 3 – 7 ngày.
Điều trị nội khoa bằng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng như thuốc giảm đau – kháng viêm (paracetamol, diclofenac, meloxicam…), yhuốc chống động kinh, Thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal… ) được chỉ định cho từng trường hợp.
Trên đây là thông tin về phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra cụ thể.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!