Mỏi đầu gối khi ngủ và cách chữa tại nhà giúp bạn ngủ ngon
Mỏi đầu gối khi ngủ không chỉ phổ biến ở người già mà còn có khuynh hướng phát triển ở những đối tượng trẻ tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng triệu chứng bệnh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ vào đêm của bệnh nhân. Do đó, để kiểm soát tình trạng đau nhức và mỏi ở khớp gối, người bệnh có thể tham khảo các cách sau.
Mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân do đâu?
Mỏi đầu gối khi ngủ đôi khi là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh lý nguy hiểm cần được chăm sóc và điều trị sớm. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên hết sức thận trọng.
Thông thường, nguyên nhân gây mỏi đầu gối khi ngủ chủ yếu là do nồng độ của một số hormone trong cơ thể suy giảm khiến tín hiệu đau truyền đến não dễ dàng dẫn đến đau. Thêm vào đó, đau xuất hiện về đêm có thể là ban ngày hoạt động quá mức khiến khớp cơ căng, quá tải. Ngoài ra, thời tiết thay đổi chuyển từ nóng sang lạnh chính là yếu tố làm áp suất khí quyển giảm, tăng khả năng cảm nhận đau nhức.
Ngoài các nguyên nhân này ra, đau mỏi khớp gối khi ngủ cũng có thể do:
Mỏi đầu gối khi ngủ do nguyên nhân cơ học
- Tăng cân, béo phì
- Tư thế ngủ sai và sinh hoạt sai cách, chẳng hạn thường xuyên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi xổm
- Thường xuyên mang giày cao gót
- Thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn nghèo nàn
- Chấn thương tại đầu gối do tai nạn hoặc tập thể dục thể thao không đúng động tác
- Khuân vác vật nặng
Đau mỏi khớp gối khi ngủ do yếu tố bệnh lý
- Viêm khớp gối mãn tính
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối
- Viêm gân bánh chè
- Thoái hóa khớp gối
7 Cách giúp kiểm soát triệu chứng mỏi đầu gối khi ngủ tại nhà
Mỏi và đau ở khớp gối có thể sẽ tự khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong nhiều trường nếu triệu chứng bệnh thường xuyên xuất hiện và kéo dài, bệnh nhân nên thăm khám và dùng thuốc điều trị đặc hiệu theo đơn kê từ bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các cách giảm đau mỏi khớp gối tại nhà dưới đây để kiểm soát triệu chứng bệnh.
1. Tắm nước ấm trước khi ngủ
Nước ấm có thể giúp làm giảm áp lực đè nén lên cơ bắp và khớp xương, từ đó giúp khớp thư giãn. Thêm vào đó, biện pháp này còn giúp kích thích máu lưu thông và giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng các khớp xương. Do đó, thường xuyên tắm nước nước ấm nước ấm trước khi đi ngủ giúp làm đau nhức về đêm. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
2. Dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh
Một trong những cách cải thiện tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ là bệnh nhân nên chườm nóng hoặc lạnh trước khi đi ngủ khoảng 20 phút. Nhiệt có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời tăng khả năng trao đổi dinh dưỡng nuôi dưỡng khớp. Do đó, giúp giảm đau và thúc đẩy phục hồi tổn thương ở khớp. Không những thế, chườm nóng còn giúp cải thiện tình sưng ở khớp.
Ngoài chườm nước nóng, bệnh nhân cũng có thể sử dụng túi chườm nước đá để giảm sưng và đau ở khớp gối trước khi ngủ. Tuy nhiên, khi sử dụng nước đá hoặc nước nóng chườm, người bệnh không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nhiệt độ cao hoặc quá thấp khi tiếp xúc với da có thể gây tổn thương và kích thích dây thần kinh cảm giác dưới da, làm tăng độ nhạy với đau.
3. Tư thế ngủ đúng
Theo các chuyên gia khoa xương khớp cho hay, tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và tình trạng khớp xương. Nằm ngủ sai tư thế có thể gây đau nhức ở khớp gối và lưng. Về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, để giảm đau lưng và mỏi gối, bệnh nhân cần áp dụng tư thế ngủ đúng.
Có hai tư thế ngủ chuẩn, giảm áp lực đèn nén lên khớp và tốt cho cột sống là tư thế nằm nghiêng và ngửa. Tuy nhiên, khi nằm ngửa, phần mông và lưng tựa vào mặt giường làm tăng áp lực dồn nén lên phần thắt lưng. Do đó, để khắc phục nhược điểm của tư thế này, đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi ngủ, người bệnh cần thêm gối kê hỗ trợ cho đầu gối, thắt lưng và cổ.
Mặt khác, để giảm áp lực lên cột sống khi ngủ nghiêng, bệnh nhân cũng nên kê thêm gối giữa hai chân và phần thắt lưng. Quan trọng hơn, trong quá trình ngủ không nên giữ nguyên một tư thế. Tốt nhất nên thay đổi nhằm giúp tăng lưu thông máu, hạn chế tình trạng tê bì hoặc nhức mỏi ở cánh tay và khớp gối.
4. Sử dụng dược liệu tự nhiên
Một số loại thảo dược thiên nhiên có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi đối với hệ xương khớp. Không những thế, vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá lành tính, an toàn đối với người sử dụng. Đặc biệt, thảo dược ít hoặc không gây tác dụng phụ, có thể dùng trong thời gian dài. Vì vậy, nếu kiên trì sử dụng sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau mỏi khớp gối, đồng thời giúp ngủ ngơn hơn.
Một số bài thuốc từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng đau mỏi khớp gối khi ngủ:
- Bài thuốc đắp từ lá ngải cứu: Dược liệu có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông tốt. Đồng thời, dược liệu ngải cứu còn có tác dụng chống viêm và hoạt huyết. Do đó, giúp giảm đau sưng ở khớp gối và ngăn ngừa bệnh phát triển. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và để ráo. Sau đó sao chung với một nắm muối trắng hạt to. Cuối cùng cho hỗn hợp vào miếng vải, chờ nguội bớt và chườm lên đầu gối bị đau.
- Ngâm chân nước lá lốt: Tinh dầu chứa trong lá lốt có tác dụng giảm đau và mỏi ở khớp gối. Bệnh nhân chỉ cần hái một nắm lá lốt đem rửa sạch và nấu chung với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, thêm một ít muối và chờ nước nguội bớt đem ngâm chân. Dùng phần bã lá đắp lên khớp gối. Thời gian ngâm chân không quá 20 phút. Bởi ngâm quá lâu có thể khiến máu đổ dồn xuống lòng bàn chân gây choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng dậy. Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút.
5. Massage và xoa bóp bằng tinh dầu
Bệnh nhân có thể làm giảm tình trạng đau mỏi hoặc nhức ở đầu gối khi ngủ bằng cách massage nhẹ nhàng đầu gối trước khi ngủ. Cách massage khớp gối đúng như sau:
- Bệnh nhân ngồi trên giường cứng với tư thế hai chân duỗi thẳng
- Sau đó dùng hai bàn tay đặt trên hai đầu khớp gối
- Tiếp đó dùng đầu cát ngón tay xát từ trên xuống dưới rồi ngược lại
- Thực hiện đều đặn khoảng 20 lần
Để tăng tính hiệu quả, trong quá trình xoa bóp hoặc massage, bệnh nhân nên sử dụng thêm tinh dầu. Theo các chuyên gia, các hoạt chất chiết xuất có trong tinh dầu có tác dụng làm ấm, giúp khớp và cơ bắp thư giãn. Do đó, giúp giảm đau và căng tức ở khớp gối. Một số loại tinh dầu thường được bác sĩ khuyến nghị sử dụng như:
- Tinh dầu hoa oải hương
- Dầu tràm
- Dầu khuynh diệp
- Dầu ngải cứu
Lưu ý: Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất thoa lên khớp gối. Tốt nhất nên hòa tan tinh dầu với chất dẫn (dầu dừa, dầu ô liu,…) để tránh tình trạng kích thích gây dị ứng hoặc khó chịu trên da.
6. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ đau nhức khớp gối về đêm. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày theo các gợi ý sau đây:
- Không nên mang vác quá nặng
- Thường xuyên thập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên tập quá sức. Đặc biệt không nên áp dụng các bài tập có độ khó cao, gây sức ép lớn lên khớp gối. Tốt nhất nên lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ hoặc yoga,… Thời gian tập từ 30 – 45 phút
- Hạn chế mang giày cao gót. Nên lựa chọn giày thể thao có miếng đệm mút mềm
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khớp gối
7. Giảm cân và duy trì cân nặng ổn định
Đau mỏi khối gối khi ngủ một phần cũng là do trọng lượng cơ thể đổ dồn lên khớp gối, làm tăng căng thẳng và áp lực cho đầu gối. Do đó, để khắc phục triệu chứng đau sưng và nhức mỏi, người bệnh nên giảm cân, duy trì cân nặng ở trọng lượng phù hợp. Thông thường, để đạt được điều này, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học.
Ngoài các biện pháp nêu trên, để giảm đau mỏi đầu gối khi ngủ, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, liều lượng dùng cần hạn chế để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, mỏi đầu gối khi ngủ xảy ra cũng có thể do thời gian dùng thuốc điều trị đặc hiệu không phù hợp. Do đó, để kiểm soát và khắc phục triệu chứng này, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để tìm thời điểm dùng thuốc thích hợp.
Đau mỏi đầu gối gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Về lâu dài có thể dẫn đến mất ngủ và làm tăng nguy cơ suy nhược thần kinh, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, khi gặp phải triệu chứng này, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp nêu trên để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra.
→ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 03/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!