Mụn trứng cá có nên nặn không? Nên xử lý thế nào?
Mụn trứng cá là một triệu chứng viêm nhiễm ngoài da gây đau nhức và khiến người bệnh mất tự tin. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá thường mất nhiều thời gian để mang đến hiệu quả. Do đó việc chủ động nặn mụn được nhiều người áp dụng để loại bỏ nhân mụn sớm. Cùng tìm câu trả lời mụn trứng cá có nên nặn không và các cách xử lý mụn viêm đúng cách trong bài viết sau.
Mụn trứng cá được liệt vào dạng bệnh lý về da cơ địa. Tình trạng mụn có thể bùng phát mạnh mẽ do ảnh hưởng của khí hậu hoặc do ô nhiễm môi trường, dị ứng gây nên. Tình trạng mụn trứng cá có đặc trưng là các nối mụn sưng đỏ, có mủ. Do đó việc nặn mụn đem đến nhiều rủi ro, trong đó phải kể đến nguy cơ viêm da và nổi mụn lan rộng.
Những điều cần biết về mụn trứng cá
Theo thông tinh của Viện Da liễu Hoa Kỳ, mụn trứng cá là tình trạng bí tắc lỗ chân lông trên xảy ra khi bề mặt da có quá nhiều bã nhờn. Khi lượng bã nhờn tích tụ kéo theo các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn. Ban đầu mụn trứng cá có thể là các nốt ửng đỏ, sau thời gian tiếp xúc với môi trường, do cơ địa mà mụn có thể phát triển to hơn và có mủ.
Tình trạng mụn trứng cá dạng nang có thể xảy ra khi vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) tiến sâu vào bên trong và phát triển. Số vi khuẩn này thường sinh sống trên bề mặt da và tương đối lành tính. Tuy nhiên khi chúng phát triển tại các lỗ chân lông sẽ làm lỗ chân lông bị viêm, tấy đỏ và sưng lên.
Đối với trường hợp mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, bệnh thường xảy ra do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tương tự đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có khuynh hướng mọc mụn trứng cá do rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với da cũng ảnh hưởng đến tình trạng mụn.
Có nhiều nhầm lẫn cho rằng mụn trứng cá là mụn có mủ. Thực tế, có nhiều dạng mụn trứng cá được phân thành nhiều cấp độ:
- Mụn đầu đen: Xuất hiện phổ biến trên da với những chấm đen li ti, khi nặn ra các hạt cứng.
- Mụn đầu trắng: Là những mụn nhỏ , còn được gọi là mụn gạo, đầu mụn có nhân trắng.
- Mụn đỏ (mụn sẩn): Bao gồm các nốt đỏ hoặc hồng trên da, mụn có thể hơi sưng.
- Mụn mủ: Là những nốt mụn có chân đỏ, đau nhức và có nhân mủ.
- Mụn u nang: Có kích thước lớn bằng hạt đỗ, thường viêm đau và có mủ sâu.
- Mụn u: Kích thước mụn to, sưng nề, đỏ tấy và cứng, cảm giác đau khi chạm vào.
Mụn trứng cá có nên nặn không?
Thói quen nặn mụn là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương da và khiến mụn lan rộng hơn. Theo các chuyên gia, nặn mụn là cách đơn giản khiến các nốt mụn lan tràn và viêm nhiễm hơn nữa. Đặc biệt khi tình trạng mụn trứng cá càng nghiêm trọng, mức độ lây lan và viêm nhiễm sẽ càng nhanh.
Có thể hiểu đơn giản, các nốt mụn trứng cá là một túi nhỏ phình ra. Trong mụn có chứa dầu (bã nhờn), các tế bào chết và vi khuẩn tích trữ dưới da. Do đó, khi nặn mụn sẽ phá vỡ tổ hợp này và khiến các vi khuẩn gây mụn lan tràn đến những vùng da lân cận. Đây là lý do vì sao khi chúng ta nặn mụn, những mụn nhỏ hơn ở khu vực xung quanh bắt đầu xuất hiện.
Tiến sĩ Michelle Rodrigues – Bác sĩ tư vấn da liễu tại Bệnh viện Da liễu Australia, cho biết: “Nặn mụn trứng cá là việc làm bắn ra vùng da xung quanh những chất độc của mụn. Diện tích viêm da bị lan rộng, khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời điều này sẽ đẩy nhanh quá trình nhiễm trùng và khiến vùng da tại vị trí đó bị đen sẫm lại tạm thời”.
Lượng dầu trong mụn trứng cá khá lớn, chúng do các tuyến bã nhờn nằm ở gốc nang lông tiết ra. Do các tuyến bã nhờn tồn tại nhiều nhất ở vùng mặt nên việc phá vỡ các ổ nhờn và vi khuẩn sẽ làm kích thích mụn mọc nhiều và mọc thành từng mảng da đỏ. Điều này tương tự như tình trạng viêm da cơ địa ở những bộ phận khác trên cơ thể.
Đặc trưng của tình trạng mụn trứng cá là các nốt đỏ tấy, viêm sưng và đau. Mặc dù sau khi nặn mụn, có thể cơn đau sẽ giảm bớt nhưng dần dần, các lỗ chân lông nở to và tạo nên sự kém thẩm mỹ. Ngoài ra những vết sẹo lõm do mụn trứng cá để lại có thể kéo dài vĩnh viễn khi không được chăm sóc đúng cách.
Cách xử lý mụn trứng cá an toàn tại nhà
Phần lớn người bệnh cho rằng mụn trứng cá là triệu chứng da liễu thông thường nên thường lơ là trong khâu chăm sóc. Tuy nhiên, trong Y học hiện đại đã ghi nhận mụn trứng cá là một dạng của viêm da cơ địa.
Triệu chứng có thể phát triển mãn tính nếu không nhận được điều trị đúng cách. Đối với các mụn xuất phát nhất thời, người bệnh có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên với trường hợp mụn tiến triển lan rộng, người bệnh cần được thăm khám tại chuyên khoa Da liễu.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của mụn, người bệnh sẽ được khuyến nghị loại thuốc điều trị theo toa hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc bôi và thuốc uống được áp dụng cùng lúc với những triệu chứng mụn viêm nang, mụn mủ dày đặc.
Điều trị mụn trứng cá nhẹ
Phương pháp điều trị mụn trứng cá nhẹ bằng các loại thuốc không kê đơn (OTC) tương đối hiệu quả. Những loại thuốc này được chế xuất dưới dạng tuýp kem hoặc gel trị mụn. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra một số loại sữa tắm, xà phòng rửa mặt, miếng dán mụn,… để người bệnh chủ động chăm sóc tại nhà.
Thông thường những người có làn da nhạy cảm sẽ sử dụng kem trị mụn. Và người có làn da dầu, da hỗn hợp sẽ hấp thụ tốt hơn với các sản phẩm trị mụn trứng cá dạng gel có chứa cồn.
- Ngoài ra một số loại thuốc không kê đơn được dùng trong điều trị mụn trứng cá phổ biến là: Benzoyl peroxide, Salicylic acid, Resorcinol, Lưu huỳnh, Retin-A, Axit Azelaic… Công dụng chính là giúp trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra các dược chất trên cũng tham gia vào quá trình tái tạo da và làm chậm quá trình sản xuất bã nhờn. Từ đó giúp giảm viêm và sưng, kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh nên bắt đầu sử dụng các hoạt chất này với liều lượng thấp. Một số trường hợp được ghi nhận có biểu hiện kích ứng da, vùng da sưng đỏ hoặc rát khi sử dụng với liều lượng cao. Tuy nhiên những tác dụng phục cũng có xu hướng cải thiện sau thời gian sử dụng.
Các nhóm thuốc, kem bôi điều trị mụn trứng cá có thể mang đến hiệu quả tích cực khi được áp dụng thường xuyên. Thông thường thời gian để thuốc phát huy hiệu quả khoảng 8 tuần, điều này tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc kèm theo của người bệnh.
Điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng
Trong trường hợp mụn trứng cá phát triển thành những mảng rộng. Mụn có mủ, tái phát nhiều lần sẽ được xếp vào dạng mụn viêm mức độ nghiêm trọng. Lúc này việc sử dụng thuốc bôi ngoài da có khả năng gây viêm, vì thế các phương pháp thay thế được dùng đến gồm:
Tiêm Corticoid
Phương pháp tiêm Corticoid có tác dụng chính là ngăn ngừa sẹo, giảm viêm. Ngoài ra Corticoid có khả năng làm liền và hỗ trợ sản sinh các tế bào da mới. Nhóm thuốc làm tăng tốc độ hồi phục đối với các u nang mụn bị viêm. Mũi tiêm được thực hiện trực tiếp tại vùng da bị mụn, sau đó tình trạng mụn trứng cá sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày.
Sử dụng kháng sinh đường uống
Một cách xử lý mụn trứng cá mức động trung bình đến nghiêm trọng khác được bác sĩ chỉ địh là sử dụng kháng sinh dạng uống. Nhóm thuốc kháng sinh khi được cơ thể hấp thu sẽ sản xuất kháng thể chống lại khuẩn P. acnes gây mụn trứng cá. Thời gian sử dụng kháng sinh điều trị mụn trứng cá kéo dài khoảng 3–6 tháng để chữa dứt điểm gốc rễ mụn.
Hiện nay, các bác sĩ thường chỉ định ba loại kháng sinh điều trị mụn gồm có: Tetracycline, Minocycline và Doxycycline. Nhóm kháng sinh dạng uống có một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, buồn nôn, hoa mắt, mất tập trung và khiến làn da dễ bị cháy nắng.
Một số loại thuốc được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó Tetracycline đã được ghi nhận có khả năng làm gián đoạn quá trình mọc răng và hình thành xương ở phôi thai. Vì thế nhóm thuốc này không được sử dụng cho đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 14 tuổi.
Xử lý mụn trứng cá bằng kháng sinh dùng tại chỗ
Nhóm thuốc kháng sinh có thể loại bỏ sự phát triển của mầm mống vi khuẩn P. acnes gây mụn trứng cá. Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng nói chung từ trung bình đến nặng. Trong đó nhóm Clindamycin và Natri Sulfacetamide được sử dụng chủ yếu trong đơn thuốc điều trị mụn trứng cá.
Một số bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc Retinoid bôi tại chỗ. Retinoid là thuốc kháng sinh được dẫn xuất dưới dạng vitamin A, công dụng chính của thuốc là làm sạch các lỗ chân lông. Không chỉ dùng để điều trị mụn trứng cá mà còn ngăn ngừa mụn đầu trắng, mụn đầu đen phát triển. Các loại thuốc thuộc nhóm Retinoid dùng tại chỗ là Adapalene, Tretinoin và Tazarotene.
Sử dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những phương pháp phòng ngừa mụn trứng cá lâu dài. Phương pháp này được Y học công nhận trong khả năng kiểm soát và điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ. Sử dụng thuốc tránh thai cũng được áp dụng trong điều trị mụn lâu dài với những trường hợp mụn trứng cá mãn tính.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai có một số tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, giảm chất lượng trứng,… Ngoài ra đối tượng nằm trong trường hợp sau không nên dùng thuốc tránh thai để điều trị mụn:
- Phụ nữ bị rối loạn đông máu;
- Phụ nữ hút thuốc lá;
- Phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu;
- Phụ nữ trên 35 tuổi.
- Phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú.
Thuốc Isotretinoin
Là một dẫn xuất nằm trong nhóm thuốc Retinoid mạnh. Isotretinoin được sử dụng dưới dạng uống, thường được chỉ định cho những trường hợp mụn trứng cá nặng và lan rộng. Phương pháp điều trị được áp dụng khi các cách điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Sử dụng Isotretinoin sẽ ức chế được quá trình hình thành sẹo. Thời gian điều trị với Isotretinoin kéo dài nhiều tháng (15 – 20 tuần). Sau khi điều trị, mụn trứng cá sẽ được giải quyết hoàn toàn và ít có nguy cơ tái phát trở lại.
Tuy nhiên việc sử dụng Isotretinoin trong điều trị các bệnh da liễu nói chung được kiểm soát chặt chẽ. Những tác dụng phụ được ghi nhận của thuốc gồm có: triệu chứng khô da, khô môi, mất nước, chảy máu cam, ảnh hưởng đến tâm lý.
Ngoài ra Isotretinoin cũng không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai vì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Khi điều trị mụn trứng cá với Isotretinoin, người bệnh không được bổ sung vitamin A vì có thể gây ngộ độc.
Với những thông tin được đề cập trong bài viết, hi vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho việc “Mụn trứng cá có nên nặn không?” và có cách xử lý phù hợp. Mặc dù mụn trưng cá là một triệu chứng ngoài da phổ biến, tuy nhiên khi lơ là trong điều trị sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng khó hồi phục.
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!