Mụn trứng cá dạng nang: Cách điều trị và chăm sóc không để sẹo
Không chỉ riêng tuổi dậy thì, các nốt mụn vẫn có thể hình thành trên da ở những người có độ tuổi sau 20. Trong đó mụn trứng cá dạng nang là một trong các dạng mụn thường gặp. Loại mụn này khá nguy hiểm đối với làn da. Bởi chúng là những túi mụn hình thành và ăn sâu dưới da, gây đau nhức, chứa nhiều mủ dịch, sưng viêm… Để có thể phòng ngừa, điều trị và chăm sóc không để lại sẹo, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Mụn trứng cá dạng nang là gì?
Mụn trứng cá dạng nang còn có tên gọi khác là mụn nang. Loại mụn này hình thành và phát triển do sự tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da. Thông thường các lỗ chân lông (lỗ nhỏ trên da) kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến dầu khi hoạt động chúng sẽ tạo ra chất dầu hay còn gọi là bã nhờn.
Lỗ chân lông kết nối với tuyến dầu thông qua một ống được gọi là nang. Bên trong nang, lượng dầu tích tụ chuyển tế bào da chết trên bề mặt của da. Khi vi khuẩn bám trên da, tích tụ và gây bít lỗ chân lông, chúng sẽ hình thành nên những vết nhiễm trùng sâu trong da. Điều này khiến da bị nổi mẩn đỏ, bên trong chứa mủ, sưng to. Đồng thời khiến cho người bị nổi mụn nang có cảm giác đau và ngứa.
Khi các đốm mụn nang vỡ ra, chúng sẽ hình thành thêm nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng da xung quanh. Từ đó khiến cho làn da dễ bị viêm và nổi mụn nhiều hơn.
Mụn trứng cá dạng nang là một trong các dạng mụn thường gặp. Loại mụn này khá nguy hiểm đối với làn da. Bởi chúng là những túi mụn hình thành và ăn sâu dưới da, gây đau nhức, chứa nhiều mủ dịch, sưng viêm…
Những đốm mụn nang có thể dễ dàng lây lan sang các vùng da xung quanh. Hơn thế chúng có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ. Chính vì thế chúng được đánh giá là dạng mụn trứng cá nặng nhất, nguy hiểm cho da và rất khó điều trị, hơn cả mụn trứng cá đỏ.
Mụn nang xảy ra phổ biến. Đặc biệt là các thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì. Khi xuất hiện, chúng có thể kéo dài dai dẳng, không khỏi cho đến khi trưởng thành. Nhất là khi bạn đang có sự mất cân bằng nội tiết tố.
Loại mụn này tất công chủ yếu ở hai bên má và khu vực gần cằm. Chúng rất ít khi xuất hiện trên cánh tay, ngực hay lưng.
Mụn trứng cá dạng nang xuất hiện do đâu?
Nguyên nhân khiến mụn trứng cá dạng nang hình thành và phát triển có thể là do hệ quả của sự tích tụ bụi bẩn, tế bào da chết, chất bã nhờn và vi khuẩn gây bít tắc, viêm lỗ chân lông. Ngoài ra, một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng khiến mụn nang xuất hiện và ngày càng phát triển:
- Sự thay đổi nội tiết: Hormone androgen khi được sản sinh ra nhiều sẽ mang nhiều tác động đến những tuyến bã nhờn trên da. Điều này khiến cho quá trình tiết bã nhờn của da diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn. Lượng dầu dư thừa sẽ tích tụ và kích thích hoạt động của các loại vi khuẩn bám trên da. Từ đó khiến cho da dễ bị viêm và dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra lượng dầu dư thừa còn khiến cho niêm mạc lỗ dày lên. Đồng thời khiến lỗ chân lông tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Nhiễm độc corticoid: Việc bạn thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng hay sử dụng sản phẩm, những loại kem trộn không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân dẫn đến mụn nang xuất hiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra việc sử dụng những loại kem trị mụn chứa corticoid cũng khiến cho quá trình lây lan, viêm nhiễm mụn nang lan rộng. Hơn thế, việc nhiễm độc corticoid sẽ hình thành nên những túi mủ lớn và gây nguy hiểm.
- Di truyền: Trong trường hợp người mẹ hoặc người bố bị mụn trứng cá dạng nang thì tỉ lệ mắc loại mụn này ở người con sẽ rất cao.
- Nặn mụn không đúng cách: Thói quen nặn mụn không đảm bảo vệ sinh, sờ tay lên những nốt mụn, nặn mụn khi mụn chưa chín tới không chỉ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn mà còn khiến các nốt mụn nang hình thành và trở nên nghiêm trọng hơn.
- Căng thẳng, lo âu, stress: Khi bạn bị stress, lo âu, căng thẳng kéo dài, hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, làn da của bạn cũng trở nên yếu hơn. Điều này khiến các loại vi khuẩn và những tác nhân gây mụn khác dễ dàng tấn công vào da.
Mụn trứng cá dạng nang khiến cho làn da của bạn bị viêm, nhan sắc xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt, nếu cố tình nặn mụn hoặc không may để các nốt mụn vỡ ra, tình trạng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn thế các loại vi khuẩn gây mụn sẽ lây lan sang các vùng da lành, sau đó hình thành thêm nhiều nốt mụn nang mới.
Đối với trường hợp nặng, việc điều trị mụn trứng cá dạng nang sẽ kéo dài, vô cùng tốn kém. Ngoài ra, chúng còn có thể để lại các vết thâm đen và sẹo lõm. Do đó, ngay sau khi mụn nang xuất hiện, bạn cần có phương pháp điều trị thích hợp. Bạn cần tránh nặn, tránh để nốt mụn lan rộng và hình thành nhiều khiếm khuyết cho da.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá dạng nang
Đối với mụn trứng cá dạng nang, việc thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da hoặc sử dụng sữa rửa mặt sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó các loại thuốc không kê toa cũng chỉ mang đến hiệu quả đối với mụn trứng cá thông thường. Chính vì thế, nếu bạn bị mụn nang, bạn cần đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
Thông thường, để điều trị mụn trứng cá dạng nang, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên bạn thực hiện những điều sau đây:
- Uống thuốc ngừa thai: Khi bị mụn nang, bạn có thể sử dụng viên uống ngừa thai để kiểm soát hormone theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa cho biết, biện pháp điều trị này có thể sử dụng kéo dài đến 6 tháng nếu cần thiết.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh để kiểm soát quá trình viêm nhiễm và các loại vi khuẩn đang tồn tại trên da. Tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của từng đối tượng, mức độ nghiêm trọng, thuốc kháng sinh có thể mang đến hiệu quả hoặc không có tác dụng đối với mụn trứng cá dạng nang.
- Sử dụng sữa rửa mặt, các loại kem có chứa retioid: Retinoid là một dạng của vitamin. Chất này khi được đưa vào quá trình điều trị sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông. Từ đó giúp những loại thuốc kháng sinh phát huy tác dụng.
- Thuốc Isotretinoin: Đối với tình trạng mụn nặng, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc Isotretinoin để kiểm soát các đốm mụn. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thuốc Isotretinoin cũng không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa loại thuốc này vào quá trình chữa mụn để đảm bảo an toàn.
- Thuốc Spironolactone: Spironolactone là một loại thuốc dùng để ức chế hormone. Tuy việc sử dụng thuốc sẽ gây lợi tiểu đối với cơ thể của bạn.
Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa mụn trứng cá dạng nang
Để kiểm soát và phòng ngừa mụn trứng cá dạng nang, bạn có thể lưu lại và áp dụng những biện pháp sau:
- Tránh sờ hoặc nặn mụn: Chúng ta thường có thói quen nặn hoặc sờ vào những nốt mụn. Tuy nhiên bạn cần loại bỏ ngay thói quen này để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng và đi sâu hơn vào da.
- Kiểm soát căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng cũng được đánh giá là một trong những biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa được sự xuất hiện của các nốt mụn. Hormone và stress có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tình trạng mụn của bạn.
- Ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm nhiều đường và thường xuyên luyện tập thể dục là những biện pháp đơn giản có thể giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa mụn trứng cá dạng nang.
- Tránh ánh nắng mặt trời gay gắt và thoa kem chống nắng: Làn da của mỗi người luôn cần hấp thụ một chút ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu bạn để làn da của mình phơi nắng quá lâu, bề mặt da sẽ bị tổn thương và hình thành nên nhiều tổn hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc điều trị mụn bằng một số loại thuốc cũng sẽ khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Chính vì thế, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm giữa trưa. Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì thói quen thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Theo kết quả thống kê cho thấy, có đến 80% tình trạng mụn, bao gồm của mụn trứng cá dạng nang sẽ xảy ra ở độ tuổi từ 11 – 30. Do đó, bạn cần phải luôn chú ý, áp dụng biện pháp chăm sóc và bảo vệ làn da của mình ngay cả khi đã qua độ tuổi dậy thì.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!