Nấm candida khi mang thai và những câu hỏi thường gặp về bệnh
Nấm candida khi mang thai gây ra những tác động xấu đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nắm rõ kiến thức về bệnh là cách để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh biến chứng do căn bệnh phụ khoa này gây ra.
Trong thời gian qua vpeg nhận được rất nhiều câu hỏi của chị em liên quan đến tình trạng nhiễm nấm candida khi mang bầu. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp lại và giải đáp những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
Nấm candida khi mang thai là gì? Thường gặp ở tháng thứ mấy?
Candida là một chủng nấm men có mặt ở khắp cơ quan trong cơ thể như miệng, ruột, phế quản, âm đạo… Bình thường chúng ở dạng bào tử hoàn toàn vô hại. Nhưng khi gặp môi trường thuận lợi ấm, ẩm mất cân bằng trong âm đạo loại nấm này sẽ phát triển ồ ạt dẫn đến nấm ngứa và các biểu hiện khác.
Những người có sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm nấm cao nhất, đặc biệt là trường hợp viêm nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối.
Nhiễm nấm candida khi mang thai do đâu?
Theo các chuyên gia nấm âm đạo phát triển mạnh và thường gây bệnh ở phụ nữ mang thai là do:
- Sự thay đổi về nồng độ estrogen, hormone tăng cao trong cơ thế kích thích dịch tiết âm đạo tạo điều kiện cho nấm sản sinh.
- Khi mang thai, độ pH trong âm đạo có tính kiềm nhiều hơn axit chúng trở thành nguồn thức ăn cho men nấm, không kiểm soát tốt lượng đường trong trong cơ thể chính là nguyên nhân gây nấm candida khi mang thai.
- Cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện để nấm, mầm bệnh tấn công.
- Vệ sinh không đúng cách trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân gây nấm candida.
Ngoài ra các yếu tố như hệ miễn dịch yếu, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ trong thời gian mang bầu… tạo điều kiện cho nấm phát sinh.
Dấu hiệu nhiễm nấm candida và các mức độ bệnh
Nấm candida được phân loại thành 2 mức độ đó là Nấm candida 1+ và nấm candida 2+
- Trường hợp bị nấm Candida 1+: Bà bầu mới bị nấm tấn công, các triệu chứng bệnh lúc này chưa rõ ràng, ngoài tiết nhiều khí hư còn kèm theo biểu hiện ngứa.
- Nấm candida 2+: Đây là mức độ nhiễm nấm nặng hơn, thường bị bệnh trong một thời gian nhưng chưa phát hiện hay điều trị đúng cách. Dấu hiệu nhận biết ra khí hư màu trắng, vàng nhạt hoặc xanh có mùi chua như đồ lên men, ngứa ngáy khó chịu kéo dài, đau khi quan hệ tình dục và đi tiểu bị rát, buốt…
Bị viêm nấm khi mang bầu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị viêm nhiễm nấm candida nếu không điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé cụ thể:
- Ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu dễ cáu gắt, khó chịu.
- Dùng thuốc trị bệnh không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi.
- Gây sảy thai, lưu thai.
- Khiến bà bầu chuyển dạ sinh non.
- Trẻ sinh ra dễ bị thiếu tháng, nhẹ cân, sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Chính vì vậy để giảm viêm ngứa khó chịu và ngăn ngừa biến chứng do nấm candida gây ra, bà bầu cần sớm tới cơ sở chuyên sản phụ khoa uy tín để được điều trị.
Nấm candida khi mang thai có chữa khỏi được không? Đâu là cách hiệu quả?
Các chuyên gia cho biết, nấm candida là bệnh không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Nguyên nhân là do các bào tử nấm sống “dai” và việc điều trị không được tiến hành triệt để.
Do đó, nếu muốn chữa khỏi bệnh nấm candida khi mang thai người bệnh cần tìm phương pháp loại bỏ tận gốc, ngăn ngừa tái phát theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa nấm candida khi mang thai tại nhà
Với chị em mới phát hiện dấu hiệu nhiễm nấm hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp trị bệnh tại nhà nhằm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau đây là những cách đơn giản, phổ biến nhất chị em có thể áp dụng:
- Lá trầu không: Chỉ cần đun nước lá trầu không, thêm chút muối để nguội bớt rửa ngoài vùng kín tuần 2 – 3 lần sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh.
- Giấm táo: Dùng khoảng 3 thìa giấm hòa với 1 lít nước ấm để rửa vùng kín. Một tuần chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần tránh lạm dụng.
- Trà xanh: Đun lá trà xanh với 1 lít nước thêm vài hạt muối, để sôi khoảng 5 – 10 phút tắt bếp. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt dùng để xông vùng kín, sau khoảng 15 – 20 phút dùng nước này rửa lại vùng kín.
Đây là cách trị bệnh an toàn, lành tính với bà bầu nên được rất nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo nên chú ý khi áp dụng các mẹo trên bởi cách này không giúp trị nấm candida triệt để. Trường hợp bị nhiễm nấm nặng nên áp dụng các cách trị bệnh từ bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc tây y điều trị nấm candida khi mang thai
Các loại thuốc đặt phụ khoa khá an toàn với bà bầu khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên theo các bác sĩ khuyến cáo chị em không được tự ý dùng thuốc tây khi chưa qua thăm khám, chỉ định.
Thuốc tây thường dùng cho bà bầu bị nấm gồm 3 loại kháng sinh, kháng nấm là Neomycin, Polymyxin B, Nystatin. Ngoài ra thuốc uống, kem bôi cũng được bác sĩ xem xét kê đơn.
Dùng thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ, dễ ảnh hưởng xấu đến thai nhi do đó chị em cần thận trọng dùng đúng liều lượng, không tự ý mua thuốc từ bên ngoài theo bất cứ hình thức nào.
Phòng ngừa nấm candida cho sản phụ thế nào hiệu quả?
Phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi nấm cũng như tránh tái phát lại bệnh. Do đó chị em cần lưu ý những vấn đề sau để hạn chế lây nhiễm, gặp biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
- Tiến hành vệ sinh vùng kín đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không rửa từ sau ra trước, không thụt rửa âm đạo quá sâu.
- Chọn đồ lót từ chất liệu cotton thoáng mát, khả năng thấm hút tốt, không mặc đồ quá chật, giặt quần hàng ngày phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Tránh dùng xà phòng, dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh, chọn các loại dung dịch chiết xuất từ cây cỏ như trầu không, trinh nữ hoàng cung, trà xanh…
- Ăn sữa chua hàng ngày, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường nhằm giảm bài tiết dịch tại âm đạo.
- Không quan hệ vợ chồng khi đang bị nhiễm nấm candida vì dễ gây lây nhiễm bệnh và khiến tình trạng nhiễm nấm thêm nghiêm trọng hơn.
- Thăm khám sản phụ khoa định kỳ theo đúng khuyến cáo từ bác sĩ, tái khám lại nếu phát hiện dấu hiệu nấm.
Như vậy, nấm candida khi mang thai nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ. Chính vì vậy hãy chủ động tới cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán, chữa trị càng sớm càng tốt.
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!