Nấm phụ khoa khi mang thai: Những thông tin mẹ bầu nên biết
“Chào chuyên mục, em năm nay 28 tuổi, đang mang thai được hơn 10 tuần. Gần đây em thấy âm đạo ra nhiều dịch màu trắng, ngứa vùng kín nhưng đang bầu bí nên em ngại đi soi, xét nghiệm. Em có nghi ngờ mình bị nấm phụ khoa không biết có ảnh hưởng đến thai nhi không và em nên làm gì. Rất mong chuyên mục cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn” – Thanh Hương (Yên Mỹ, Hưng Yên).
[Tư vấn]
Chào Hương, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho ban biên tập. Để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như những độc giả quan tâm, chúng tôi đã liên hệ với chuyên gia sản phụ khoa, lương y Ngô Thị Hằng – Phụ trách khám, chữa bệnh phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Bệnh nấm phụ khoa khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Nấm phụ khoa là bệnh thường gặp ở phụ nữ đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh như phụ nữ mang thai. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm dễ mắc bệnh nhất do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể
Loại nấm được xác định chủ yếu là Candida Albicans, chúng sống ở khắp cơ thể con người, nhiều nhất là âm đạo. Khi có điều kiện thuận lợi như nóng ẩm chủng nấm này sẽ sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Ngoài cảm giác bất tiện, khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra, bị nấm trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Một vài biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như viêm màng ối dẫn đến sảy thai, sinh non lây truyền nấm cho bé khi sinh ra.
Chính vì vậy, ngay khi thấy các hiện tượng ngứa, ra khí hư bất thường bà bầu hãy tìm đến ngay cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ.
Nguyên nhân gây nấm phụ khoa ở bà bầu
Rất nhiều yếu tố được xác định là “thủ phạm” khiến nấm hình thành, phát triển bao gồm:
Yếu tố về sinh lý:
- Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, nội tiết tố và hormone tăng khiến nấm dễ xâm nhập, tấn công.
- Dịch tiết âm đạo ở phụ nữ mang thai cũng nhiều hơn bình thường, nếu không vệ sinh, thay rửa đúng cách cũng tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi.
- Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu hơn bình thường nếu không bổ sung đầy đủ chất và bảo vệ bản thân trong 3 tháng đầu bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa.
Yếu tố từ môi trường:
- Sống ở môi trường ẩm ướt, vùng trũng, thấp khả năng nhiễm nấm vi khuẩn cao.
- Làm các công việc ngoài đồng ruộng, ngâm nước, mặc đồ bảo hộ quá dày hay đồ bó sát cũng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển.
Do lây lan từ bên ngoài:
- Sử dụng chung khăn tắm với những người mắc bệnh về đường tình dục.
- Mặc chung đồ lót với người nhiễm bệnh có nguy cơ cao bị nấm phụ khoa khi mang thai.
- Quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian mang thai cũng mang nguồn bệnh vào người.
Yếu tố bệnh lý:
- Theo một số nghiên cứu chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường khả năng bị nhiễm nấm candida và mắc bệnh phụ khoa cao hơn người có chỉ số đường huyết bình thường.
- Sử dụng kháng sinh, thuốc corticoid trong thời gian dài trước đó để điều trị bệnh cũng làm tăng nguy cơ bị nấm.
Triệu chứng nấm phụ khoa khi mang thai
Trong trường hợp bị nấm, bà bầu có thể thấy những dấu hiệu lâm sàng sau:
- Dịch âm đạo tăng tiết như phô mai, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh tùy vào mức độ tổn thương ở âm đạo từng người.
- Nấm candida còn gây sưng, tấy đỏ và các vết sần ở âm đạo.
- Ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi như nấm men.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu bị rát, buốt.
Cách điều trị nấm phụ khoa khi mang thai an toàn
Không chỉ nấm phụ khoa mà bất cứ biểu hiện viêm nhiễm nào xảy ra trong thời gian mang thai bà bầu đều phải nhanh chóng tìm cách xử lý triệt để.
Theo lương y Ngô Thị Hằng, bị nấm phụ khoa khi mang thai càng điều trị sớm càng tốt. Hiện nay cũng có nhiều sự lựa chọn hơn đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện có 3 phương pháp phổ biến nhất được chị em chia sẻ áp dụng gồm:
Dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc kháng nấm nhóm Imidazol cho tác dụng tại chỗ là loại thuốc có thể sử dụng cho bà bầu. Một số loại thuốc như Miconazol và Clotrimazol cũng được dùng nhưng không có chỉ định của bác sĩ thì bà bầu cũng nên tránh xa. Thời gian dùng thuốc tây y chữa phụ khoa thường kéo dài theo đợt 7 – 14 ngày.
Việc tự ý dùng thuốc khi không thăm khám cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy hãy thật cẩn trọng, dùng đúng, đủ liều lượng theo đúng chỉ dẫn nhằm cải thiện được các triệu chứng nấm ngứa mà vẫn đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹo trị nấm phụ khoa tại nhà bằng thảo dược sẵn có
Do những lo ngại về thuốc kháng sinh, nhiều chị em đã tìm đến các loại cây cỏ lành tính, có tác dụng trị bệnh phụ khoa mà mọi người lưu truyền từ xa xưa. Trong số các mẹo dân gian dùng lá trầu không, lá ngải cứu, lá trà xanh, phèn chua, tinh dầu tràm trà, húng quế… là phổ biến nhất.
Chỉ qua vài bước đun, nấu nước đơn giản có thể tạo ra bài thuốc để ngâm rửa, xông hơi làm giảm mùi hôi, nấm ngứa. Áp dụng các mẹo này cũng không gây tốn kém, không tác dụng phụ nên bất cứ ai cũng có thể dùng.
Tuy nhiên do dược tính thấp lại chỉ giúp làm sạch bên ngoài nên không thể trị nấm phụ khoa khi mang thai dứt điểm. Bên cạnh đó chị em cũng cần kiên trì áp dụng trong một thời gian, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Phòng ngừa bệnh nấm phụ khoa khi mang thai
Thói quen, chế độ dinh dưỡng, cách vệ sinh vùng kín hàng ngày của bà bầu đều đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa. Chính vì vậy hãy chú ý và thực hiện tốt theo những điều sau đây:
Nên làm gì? Không nên làm gì?
- Mua và sử dụng đồ lót làm từ các sợi tự nhiên như bông, lanh, hoặc tơ tằm có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc đồ lót quá chật, hay còn ẩm ướt.
- Giặt đồ lót bằng nước nóng nhằm tiêu diệt nấm và tác nhân gây bệnh phụ khoa ngăn ngừa tái phát.
- Nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày với bà bầu
- Tránh thụt rửa âm đạo sâu, không sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
- Không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.
- Không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.
- Không xịt nước hoa vào vùng kín.
Nấm phụ khoa khi mang thai nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn sữa chua và bổ sung chất lactobacillus
- Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường.
- Không sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
- Tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Qua bài viết, các bạn đã biết nấm phụ khoa khi mang thai vô cùng nguy hiểm với bà bầu. Vì vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông đến khi sinh, chị em hãy chủ động điều trị, phòng ngừa.
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!