Ngón Tay Bị Sưng Đỏ Đau Nhức Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thường là do chấn thương nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát ngay tại nhà bằng các mẹo chăm sóc tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp đau sưng kéo dài, bệnh nhân nên thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh lý xương khớp, nếu không điều trị đúng có thể chuyển nặng gây biến chứng bại liệt vĩnh viễn.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là bệnh gì?
Dựa vào cấu trúc giải phẫu xương bàn tay, bàn tay con người được cấu tạo bởi hệ thống cơ, dây chằng, các khớp xương và dây thần kinh. Các cơ và các xương khớp trong tay cho phép bàn tay chuyển động mạnh mẽ, linh hoạt và chính xác. Vì vậy, bàn tay được xem là bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp thực hiện chức năng cầm nắm và tác động lên vật.
Tuy nhiên, bàn tay cũng là cơ quan dễ bị tổn thương, đặc biệt là ngón tay. Nguyên nhân gây chấn thương thường là do té ngã chống tay hoặc đánh đấm. Ngoài ra, tổn thương các cơ quan ở tay cũng có thể là do duỗi hay bẻ cong ngón tay quá mức.
Chấn thương ở ngón tay thường gặp ở những đối tượng thường xuyên sử dụng dụng cụ, thiết bị nặng hoặc vận động viên thể thao. Triệu chứng tổn thương thường là đau nhức, sưng đỏ hoặc giảm phạm vị hoạt động của các khớp ngón tay. Ngoài các biểu hiện này, chấn thương ở ngón tay nặng có thể gây trật khớp, tổn thương dây chằng hoặc gãy xương.
Thông thường, để giảm đau do chấn thương gây nên, người bệnh có thể chườm lạnh hoặc nghỉ ngơi. Trong trường hợp chấn thương gây trật khớp hoặc gãy xương, bệnh nhân cần tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế. Dựa vào kết quả chẩn đoán, nhân viên y tế sẽ cố định hoặc đặt lại khớp tay, ngăn ngừa biến chứng.
Ngoài chấn thương, ngón tay bị sưng đỏ đau nhức cũng có thể do các bệnh lý sau đây gây nên:
1. Viêm khớp
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh viêm khớp. Theo các chuyên gia xương khớp, viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, có thể viêm một hoặc nhiều khớp. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến ở cổ và bàn tay, đặc biệt là các ngón tay.
Có rất nhiều loại viêm khớp, nhưng có hai loại thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Cụ thể:
- Viêm xương khớp: Nguyên nhân gây viêm xương khớp chủ yếu là do sự hao mòn lớp sụn giữa các đầu xương gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
- Viêm khớp dạng thấp: Là một trong những bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh hình thành chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tấn công các tế bào khỏe mạnh của khớp dẫn đến tình trạng viêm và sưng đau ở khớp.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp bao gồm:
- Tình trạng đau, nóng rát ở các khớp ngón tay
- Khớp ngón tay bị co cứng và đau vào mỗi buổi sáng
- Đau xảy ra khi người bệnh thường xuyên lặp lại thao tác ở bàn tay
- Khớp bị sưng đỏ ngay tại vị trí tổn thương hoặc xung quanh khớp
- Xuất hiện các u nang nhỏ ở đầu ngón tay
- Có cảm giác tê như kiến bò ở khớp ngón tay
+ Điều trị bệnh viêm khớp:
Mục đích điều trị viêm khớp thường là làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng. Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau đây để xoa dịu cơn đau do bệnh gây nên:
- Dùng thuốc giảm đau và sưng
- Thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống viêm
- Trường hợp nặng có thể dùng tiêm thuốc gây mê kéo dài hoặc sử dụng thuốc chống viêm steroid nồng độ cao
- Sử dụng nẹp khớp
- Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu
- Phẫu thuật nếu thuốc không đáp ứng điều trị hoặc bệnh gây biến chứng.
2. Bệnh Gout
Bệnh Gout là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sưng đau ở ngón tay. Đây là một trong những căn bệnh mãn tính, hình thành chủ yếu do sự tích tục acid uric trong khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, nhưng thường bắt đầu ở các khớp ngón chân và tay.
Triệu chứng bệnh Gout thường xuất hiện với biểu hiện sưng đỏ, co cứng và đau nhức tại khớp bị tổn thương. Cơn đau do Gout gây ra trong thời gian mới khởi phát thường đến và đi nhanh. Tuy nhiên, theo thời gian nếu bệnh không được điều trị đúng cách, các cuộc tấn công của Gout có thể kéo dài và thường xuyên hơn, gây đau nhức dữ dội và làm giảm khả năng vận động của các khớp.
Bệnh Gout có thể gặp ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những người thừa cân, béo phì và những đối tượng gia đình có tiền sử mắc bệnh. Bên cạnh đó, những người thường xuyên dung nạp thực giàu purine thường có nguy cơ mắc bệnh Gout cao. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn ở nữ giới.
+ Điều trị bệnh Gout:
Thuốc điều trị Gout là một trong những lựa chọn hữu ích giúp ngăn ngừa bệnh tấn công và gây ra biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc một số loại thuốc hạ acid uric trong cơ thể như Colchicine để xoa dịu cơn đau. Bên cạnh đó, để ngăn chặn cơn đau, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống hoặc thay thế khác như chườm nhiệt, xoa bóp,…
3. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị bào mòn. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau, phổ biến là khớp ngón tay, khớp gối và khớp háng,…
Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi hoặc những đối tượng có tiền sử chấn thương trước đó. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình như:
- Đỏ hoặc sưng nề ở khớp ngón tay
- Sưng và đau tại khớp hoặc xung quanh khớp
- Khớp có dấu hiệu co cứng, khó vận động
- Xuất hiện các hạt tophi như cục xương cứng ở khớp
Thoái hóa khớp thường phát triển chậm, ở một số đối tượng, bệnh thường không gây bất kỳ biểu hiện gì. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm.
+ Điều trị bệnh thoái hóa khớp:
Thoái hóa khớp thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên đặt lịch thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đánh giá.
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:
- Sử dụng thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc giảm đau
- Điều trị vật lý trị liệu
- Tích cực tập thể dục thể thao
- Quản lý cân nặng ở mức ổn định
- Phẫu thuật
4. Hội chứng ống cổ tay
Theo giải phẫu ống cổ tay, dây thần kinh giữa chạy từ cẳng tay xuống ống cổ tay và đến lòng bàn tay. Ống cổ tay là một lối đi hẹp được bao quanh bởi dây chằng, mạch máu, các gân gấp ngón tay và xương cổ tay.
Bình thường, dây thần kinh chữa thực hiện chức năng chi phối vận động và cảm giác ở các mô ngón tay. Tuy nhiên, trong trường hợp kích thích gây gãy hoặc đè ép ở cổ tay, dây thần kinh giữa sẽ bị chèn ép gây viêm sưng và tê bì ở các ngón tay. Hiện tượng này gọi là hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay thường bắt đầu với triệu chứng sưng đau ở xung quanh khớp ngón tay. Cơn đau nhức thường tăng dần theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài đau, người bệnh cũng có thể gặp một vài biểu hiện khác như:
- Cơ cứng khớp ngón tay và cổ tay vào buổi sáng
- Tê bì hay loạn cảm ở ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ và một phần ngón áp út
- Đau nhức dữ dội về đêm, đau có thể lan rộng đến toàn bộ bàn tay và cổ tay
+ Điều trị hội chứng ống cổ tay:
Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phổ biến sau để kiểm soát triệu chứng đau ở ngón tay do hội chứng ống cổ tay gây ra:
- Sử dụng nẹp hoặc bao cổ tay
- Hạn chế cầm nắm
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
- Châm cứu hoặc bấm huyệt
- Tập thể dục
- Tiêm thuốc steroid hoặc thuốc gây tê
- Phẫu thuật
5. Lupus
Lupus là một trong những bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, gây viêm và làm hư hỏng các mô liên kết.
Khi Lupus bùng phát, bệnh có thể gây viêm toàn thân. Viêm này gây ảnh hưởng đến các lớp lót xung quanh khớp khiến chúng dày lên dẫn đến tình trạng sưng và đau ở ngón tay hoặc cổ tay, chân,…
Triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh lupus bao gồm:
- Đau và co cứng khớp
- Đau cơ hoặc đau khi hít thở sâu
- Nổi mẩn đỏ trên da, thường gặp ở mặt
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Rụng tóc
- Ngón chân hoặc ngón tay tím nhạt
- Cơ thể mệt mỏi
- Sưng đau ở chân hoặc quanh mắt
+ Điều trị bệnh Lupus:
Bệnh Lupus nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nguy hiểm cho tim, khớp, gan, thận,… Vì vậy, để giảm nguy cơ bệnh phát triển và gây biến chứng, bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh ở mỗi người, nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp khắc phục phù hợp.
Để kiểm soát triệu chứng đau và cứng khớp, bệnh nhân có thể lựa chọn các biện pháp điều trị sau đây:
- Áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh
- Dùng thuốc giảm đau kê đơn hoặc kê đơn, thuốc ức chế miễn dịch
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động để giảm đau.
6. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý thường xuất hiện với triệu chứng tê đau và yếu ở tay, chân. Bệnh xảy ra thường là do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Đây có thể là kết quả của các vấn đề như nhiễm trùng, tiểu đường hoặc chấn thương,…
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều dây thần kinh khác nhau trên cơ thể. Tùy thuộc vào loại và vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà triệu chứng ở mỗi người không giống nhau. Bệnh thần kinh ngoại biên ở ngón tay và bàn tay có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác và vận động. Vì vậy, ngoại triệu chứng tê bì bệnh còn khiến bàn tay, ngón tay bị sưng đỏ đau nhức.
Ngoài các triệu chứng này, bệnh thần kinh ngoại biên còn xuất hiện với các biểu hiện đặc trưng như:
- Có cảm giác đau nhói hoặc đau rát ở chân, ngón tay hoặc bàn tay
- Triệu chứng tê đau, ngứa ran hoặc châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
- Yếu cơ, cầm nắm khó khăn
+ Điều trị bệnh thần kinh ngoại biện:
Để điều trị bệnh thần kinh ngoại biện, người bệnh có thể thay đổi lối sống hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị như massage, châm cứu hoặc phản hồi sinh học. Bên cạnh đó, thuốc cũng được xem là lựa chọn hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng thuốc chữa bệnh thần kinh ngoại biên không theo đơn hoặc theo toa sau đây để kiểm soát triệu chứng bệnh:
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc giảm đau
7. Hội chứng viêm gân hoạt dịch De Quervain
Viêm gân hoạt dịch De Quervain là một tình trạng viêm bao gân và gân ngón cái gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh dẫn đến hiện tượng đau nhức và quanh gốc ngón tay cái.
Nguyên nhân gây viêm gân hoạt dịch De Quervain thường là do thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác xoay, vặn hoặc nắm ở cổ tay và ngón tay. Bên cạnh đó, bệnh xảy ra có thể là do tình trạng viêm bao hoạt dịch gân trong đường hầm gây nên. Ngoài ra, chấn thương hoặc thoái hóa khớp cổ tay cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm ở gân ngón tay.
Triệu chứng viêm gân hoạt dịch De Quervain thường gặp như:
- Khi mới khởi phát, bệnh thường gây khó chịu ở ngón cái, đau ở cổ tay
- Theo thời gian phát triển, đau có thể lan rộng xuống ngón cái và lên cẳng tay
- Phát ra tiếng kêu lục cục khi vận động cổ tay hoặc ngón cái
- Sưng nề ở vùng cổ tay dọc theo đường hầm
- Khớp ngón cái bị co cứng, hạn chế vận động
+ Điều trị hội chứng viêm gân hoạt dịch De Quervain:
- Nẹp cổ tay
- Chườm đá lạnh
- Ngưng các hoạt động gây đau và tránh các hoạt động chèn ép, sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như xoay, duỗi, cầm hoặc nắm,…
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen
- Thuốc chống viêm thông thường
- Tiêm thuốc steroid
- Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng
- Phẫu thuật
8. Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt động mạch làm giảm lưu thông dòng máu nuôi dưỡng các mô cơ quan khiến các khớp ngón tay và ngón chân bị tê, chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu là do lạnh hoặc căng thẳng thần kinh.
Khi trời lạnh, các mao mạch máu sẽ tự động thu hẹp nhằm giúp tiết kiệm nhiệt cho cơ thể. Chính vì vậy, làm chậm quá trình lưu thông lưu thông máu đến da khiến các mô ở da không được cung cấp đủ dưỡng chất trở nên trắng, lạnh và có cảm giác tê.
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Raynaud bao gồm:
- Ngón tay và ngón chân bị tê, lạnh và có cảm giác đau, ngứa ran
- Ngón tay và ngón chân chuyển màu sang xanh, trắng hoặc đỏ
- Ở một số trường hợp nặng có thể gây lở loét hoặc hoại thư
+ Điều trị hội chứng Raynaud:
Hội chứng Raynaud ở mức độ nhẹ thường không cần điều trị. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh cần cân bằng cảm xúc và tránh lạnh bằng cách sử dụng bao tay, khăn ấm,… Trong trường hợp bệnh chuyển nặng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức khi nào đi khám bác sĩ?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều trường hợp ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể điều trị tại nhà mà không cần can thiệp từ y tế. Tuy nhiên, ở một số đối tượng triệu chứng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và chữa trị theo đề nghị y tế nhằm giảm nguy cơ biến chứng.
Khi gặp các triệu chứng và vấn đề sức khỏe sau, người bị sưng đau ngón tay nên đặt lịch thăm khám bác sĩ:
- Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức kéo dài hơn ba ngày hoặc xảy ra hơn ba lần trong một tháng
- Triệu chứng đau và sưng ngày càng nghiêm trọng mặc dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà
- Sưng đau kèm theo biểu hiện có mủ
- Sưng đau và đỏ ở ngón tay xuất hiện sau khi chấn thương không có dấu hiệu khỏi sau đó vài ngày
Chẩn đoán ngón tay bị sưng đỏ đau nhức bằng cách nào?
Thông thường, dựa trên khám thực thể và triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể giúp xác định chính xác nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, ngoài triệu chứng lâm sàng và thông tin bệnh nhân cung cấp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài kỹ thuật khác để chẩn đoán bệnh.
Một vài xét nghiệm chẩn đoán ngón tay bị sưng đỏ đau nhức phổ biến như xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh. Trong đó, chụp X – quang là một trong những phương pháp xét nghiệm hình ảnh được sử dụng phổ biến, giúp bác sĩ quan sát sự tăng trưởng bất thường trong ngón tay.
Ngoài chụp X – quang, nhân viên y tế cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài kiểm tra về thần kinh. Việc kiểm tra này giúp bác sĩ phát hiện tình trạng rối loạn chức năng thần kinh hoặc các tổn thương ở thần kinh.
Điều trị ngón tay bị sưng đỏ đau nhức như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị y tế phù hợp ở từng đối tượng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo sau đây để kiểm soát tình trạng đau và sưng đỏ ở ngón tay ngay tại nhà.
1. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những biện pháp điều trị vật lý trị liệu sử dụng nhiệt giúp xoa dịu và làm giảm tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở ngón tay.
Theo các chuyên gia, chườm nóng có tác dụng kéo dãn mạch máu, giúp máu lưu thông nuôi dưỡng các mô cơ quan. Bên cạnh đó, biện pháp điều trị này còn giúp các khớp thư giãn và trở nên linh hoạt hơn, hạn chế vấn đề co cứng khớp. Ngoài chườm nóng, chườm lạnh cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm sưng và đau ở khớp ngón tay.
Để kiểm soát triệu chứng sưng đau ở khớp ngón tay, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên, trong quá trình chườm, bệnh nhân chỉ nên chú ý thời gian chườm. Không nên chườm quá 20 phút. Đặc biệt, không nên sử dụng nước chườm quá nóng hoặc lạnh để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
2. Ngâm muối Epsom giảm đau
Muối Epsom có tác dụng giảm đau và sưng ở ngón tay. Vì vậy, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh theo các hướng dẫn sau:
- Sử dụng ½ chén muối epsom hòa tan trong 1 thau nước ấm
- Đặt bàn tay bị sưng đỏ và đau vào thau nước và tiến hành ngâm trong vòng 15 – 20 phút
- Sau khi ngâm xong dùng khăn bông mềm sạch lau khô
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp giảm đau và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.
3. Sử dụng tinh dầu
+ Dùng tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng giảm đau, chống viêm và giảm sưng tự nhiên. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng để khắc phục triệu chứng bệnh.
+ Cách thực hiện như sau:
- Cho 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào tô nước ấm
- Ngâm ngón tay bị đau nhức vào nước chứa tinh dầu 10 – 15 phút
- Cuối cùng lau khô tay bằng khăn sạch
Ngoài cách làm này, bệnh nhân cũng có thể sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp thoa trực tiếp lên khu vực ngón tay bị đau và massage nhẹ nhàng vài phút.
+ Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có chứa các hoạt chất menthol, carvacrol và limonene, có tác dụng chống khuẩn, giảm đau và kháng viêm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu này để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn chặn viêm phát triển trong tương lai.
+ Cách thực hiện:
- Pha 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà với 1 muỗng cà phê dầu dừa hâm nóng
- Thoa đều hỗn hợp này lên ngón tay bị đau nhức
- Massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút và chờ cho hỗn hợp khô lại, rửa lại bằng nước sạch
Lưu ý: Không sử dụng tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà theo đường uống. Bởi các hoạt chất chứa trong các loại tinh dầu này có thể gây kích ứng hen suyễn. Bên cạnh đó, những đối tượng cơ cơ địa mẫn cảm không nên dùng tinh dầu thoa trực tiếp lên da tránh gây dị ứng da.
3. Giảm đau ngón tay bằng các bài tập
Một số bài tập sau đây có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng co cứng khớp ở ngón tay. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập này ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào nếu cảm thấy khó chịu hoặc cứng ở khớp.
+ Bài tập 1: Nắm tay
- Đưa bàn tay trái ra, duỗi thẳng lòng bàn tay và các ngón tay
- Sau đó, từ từ nắm các ngón tay lại thành hình nấm đấm sao cho ngón tay cái nằm bên trong và các ngón tay còn lại.
- Tiếp đó từ từ mở bàn tay ra cho đến khi các ngón tay thẳng một lần nữa
- Lặp lại bài tập này10 lần bằng tay trái và sau đó đổi tay, thực hiện tương tự.
+ Bài tập 2: Uống cong ngón tay
- Mở rộng lòng bàn tay trái và giơ thẳng các ngón tay
- Sau đó, cúi đầu ngón tay cái và các ngón tay còn lại về phía lòng bàn tay và giữ trong vòng vài giây.
- Tiếp đó duỗi thẳng các ngón tay về lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 5 – 10 lần
- Cuối cùng, đổi tay và thực hiện thao tác tượng tự
+ Bài tập 3: Tạo chữ O
- Đưa bàn tay trái ra và giơ thẳng các ngón tay
- Tiếp đó, cong các ngón tay vào trong cho chúng chạm vào nhau và tạo thành hình chữ O
- Giữ tư thế này vài giây
- Sau đó duỗi các ngón tay ra và lặp lại động tác vài lần ở mỗi bàn tay
+ Bài tập 4: Uống cong bàn tay
- Đặt cạnh bên màu hồng (vị trí phía sát ngón út) của bàn tay trên bàn với ngón tay cái hướng lên vuông góc với ngón trỏ và các ngón còn lại
- Giữ ngón tay cái ở cùng vị trí và từ từ uống cong các ngón tay còn lại cho đến khi đầu ngon tay chạm vào lòng bàn tay tạo thành hình lê.
- Giữ trong vài giây, sau đó duỗi thẳng ngón tay về vị trí ban đầu
- Thực hiện lặp lại bài tập vài lần ở mỗi bên tay
4. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn và lối sống không giúp chữa trị dứt điểm tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức nhưng cách làm này giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Thông thường để cải thiện triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức do bệnh Gout gây ra, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm chứa muối hoặc giàu hàm lượng purin.
Trong trường hợp sưng đau ngón tay do bệnh lý tự miễn dịch gây nên, bệnh nhân nên ăn thực phẩm có tác dụng chống viêm và giảm sưng. Đồng thời nên tránh xa đồ ăn, thức uống chứa chất cồn.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là do chấn thương trong sinh hoạt hoặc cũng có thể là do bệnh lý xương khớp gây nên. Để ngăn ngừa bệnh phát triển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên thăm khám ngay khi triệu chứng này xuất hiện.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!