Ngứa lỗ chân lông ở nách nguyên nhân do đâu? Làm sao hết?
Ngứa lỗ chân lông ở nách có thể là do tuyến mồ hôi ở nách bị tắc nghẽn hoặc tích tụ vi khuẩn. Tình trạng này thường không nguy hiểm tuy nhiên có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân để có cách khắc phục và phòng ngừa hợp lý.
Nguyên nhân gây ngứa các lỗ chân lông ở nách
Nách là một khu vực nhạy cảm và da ở nách rất dễ bị kích ứng khi đổ mồ hôi, mặc áo chật hoặc sau khi cạo lông nách. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa lỗ chân lông ở nách thường bao gồm:
1. Vệ sinh kém
Thiếu vệ sinh nách có thể là nguyên nhân phổ biến gây ngứa các lỗ chân lông. Nách là khu vực dễ đổ mồ hôi, tích tụ vi khuẩn và là môi trường thích hợp để vi khuẩn nhân lên nhiều lần. Do đó, thiếu vệ sinh khu vực dưới cánh tay có thể gây kích ứng và ngứa ở các lỗ chân lông, đặc biệt là khi đổ mồ hôi quá nhiều.
2. Cạo lông nách
Cạo lông nách có thể là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa các lỗ chân lông ở nách. Đặc biệt là khi sử dụng các loại dao cạo cùn hoặc không thoa các loại kem bảo vệ trước khi cạo lông.
Tổn thương do cạo lông nách có thể gây hình thành nhiều nốt sưng đỏ, nổi lên trên bề mặt da. Kích thích này cũng gây kích ứng các lỗ chân lông và gây ngứa.
Trong một số trường hợp, phần chân lông bên dưới da có thể cuộn tròn hoặc xoăn lại gây ra tình trạng tắc và viêm lỗ chân lông. Điều này cũng khiến người bệnh bị đau và ngứa các lỗ chân lông.
3. Lông mọc ngược
Việc cạo, nhổ hoặc triệt lông nách không đúng cách có thể khiến lông mọc ngược và khiến các lỗ chân lông ở nách bị ngứa.
Các sợi lông mọc ngược thường xuất hiện khi nang lông bị tắc nghẽn. Điều này làm lông xoắn lại và mọc ngược xuống lớp biểu bì da. Trong một số trường hợp khác, tế bào da chết ở nách cũng làm nghẽn lỗ chân lông, khiến lông mọc ngược xuống.
Lông mọc ngược thường không nghiêm trọng nhưng gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở khu vực nhạy cảm như nách. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Ngứa các lỗ chân lông
- Gây viêm, đau nhức ở vùng da nách
- Hình thành mủ
Lông mọc ngược thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
4. Viêm lỗ chân lông ở nách
Tình trạng viêm lỗ chân ở nách gây nên những vết sưng đỏ hoặc mụn đầu trắng ở nách. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường phát triển thành các vết mụn, loét lan rộng và gây đau đớn cho người bệnh.
Ngoài việc gây nên mụn, viêm lỗ chân lông ở nách có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Ngứa lỗ chân lông ở nách
- Có cảm giác nóng rát ở các lỗ chân lông
- Hình thành một mảng sưng lớn tại các lỗ chân lông
Trong các trường hợp nhẹ, viêm lỗ chân lông ở nách có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm lỗ chân lông ở nách có thể gây sẹo vĩnh viễn và tắc lỗ chân lông ở nách.
5. Viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ là tình trạng gây ra các vết sưng đau ở bên dưới da, thường phổ biến tại các lỗ chân lông ở háng và nách. Mặc dù không nguy hiểm và có thể tự cải thiện, tuy nhiên tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ có khả năng tái phát cao.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Ngứa các lỗ chân lông ở nách
- Xuất hiện mủ ở các lỗ chân lông
- Gây sẹo ở vùng da nách
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống nhiễm trùng và chống viêm để cải thiện tình trạng. Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng.
6. Viêm da tiếp xúc ở nách
Viêm da tiếp xúc là một dạng phát ban ngứa thường được kích hoạt khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc ở nách không gây nguy hiểm đến tính mạng và thường tự cải thiện trong vài tuần.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Phát ban đỏ
- Gây ngứa ở các lỗ chân lông
- Sưng và khô da
- Gây ra cảm giác nóng rát trên bề mặt da
Viêm da tiếp xúc ở nách thường có thể tự cải thiện bằng các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng các loại thuốc mỡ, kẽm bôi để cải thiện các triệu chứng phát ban.
7. Vết cắn của côn trùng
Các loại côn trùng, đặc biệt là bọ xít có thể gây kích ứng các lỗ chân lông và dẫn đến ngứa. Ngoài ra, vết cắn của muỗi và nhện cũng có thể dẫn đến một nốt mẩn màu đỏ hoặc hồng trên lỗ chân lông da. Côn trùng có thể cắn ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả nách.
Thông thường các triệu chứng da do côn trùng cắn thường được cải thiện trong 7 – 14 ngày. Tuy nhiên, đôi khi các loại côn trùng độc có thể gây viêm ở vết cắn. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
8. Khô da ở nách
Trong hầu hết các trường hợp, da ở nách thường ẩm ướt. Tuy nhiên, đôi khi da nách có thể bị khô, thiếu ẩm dẫn đến kích ứng các lỗ chân lông và gây ngứa.
Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh với độ ẩm thấp là nguyên nhân phổ biến gây khô và ngứa các lỗ chân lông ở nách. Tuy nhiên, đôi khi tuổi tác, các bệnh lý liên quan có thể làm lỗ chân lông trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.
Các dấu hiệu nhận biết lỗ chân lông ở nách bị khô bao gồm:
- Lỗ chân lông cực nhỏ, bong vảy hoặc tróc da ở lỗ chân lông.
- Ngứa các lỗ chân lông một cách nghiêm trọng.
- Lỗ chân ở nách có màu xám hoặc sẫm màu hơn so với các vùng da khác.
- Các lỗ chân lông có thể bị nứt và gây chảy máu.
Tình trạng khô lỗ chân lông gây nứt nẻ và chảy máu cần được điều trị phù hợp để tránh vi trùng xâm nhập vào da. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ phù hợp để cải thiện các triệu chứng.
9. Ngứa các lỗ chân lông ở nách liên quan đến HIV
Trong một số trường hợp ngứa các lỗ chân lông và phát ban ở nách có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh HIV. Tình trạng này có thể gây các nốt mụn đỏ hoặc mẩn đỏ ở da, đặc biệt là hai tháng đầu sau khi nhiễm bệnh.
Phát ban do HIV ở nách có thể tự biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc nóng rát ở các lỗ chân lông.
Cách xử lý khi bị ngứa các lỗ chân lông ở nách
Việc điều trị ngứa các lỗ chân lông ở nách phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị phổ biến như sau:
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh có thể làm giảm ngứa và khó chịu ở vùng da dưới nách. Biện pháp này cũng giảm kích ứng da và hạn chế việc hình thành mụn nước ở các lỗ chân lông.
Người bệnh có thể cho một viên đá vào vải mỏng, dùng chườm lên vùng da dưới nách trong vài phút. Lặp lại biện pháp khi cần thiết.
Lưu ý: Không chườm trực tiếp đá lạnh lên da để tránh khiến da bị bỏng lạnh.
2. Giảm ngứa với nha đam
Nha đam chứa Polysacarit có tác dụng làm dịu da, cải thiện tình trạng kích thích cũng như làm giảm ngứa các lỗ chân lông ở nách. Polysacarit được cho là có hiệu tính chất chống viêm và kháng khuẩn tương tự như gel Hydrocortison. Ngoài ra, nha đam có thể sử dụng sau khi cạo lông nách để tránh kích ứng da.
Trộn gel nha đam với một lượng dầu dừa phù hợp sau đó thoa lên vùng da dưới cánh tay 2 – 3 lần mỗi ngày. Để hỗn hợp lưu trên da 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Ngoài ra, có thể kết hợp gel nha đam với bột nghệ sau đó thoa lên vùng da nách. Để yên trong 30 phút để cải thiện các triệu chứng ngứa lỗ chân lông.
3. Dầu ô liu giảm ngứa lỗ chân lông ở nách
Dầu ô liu có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa cao. Do đó, thường được sử dụng để giảm ngứa, phát ban trên da, bao gồm cả ngứa lỗ chân lông ở nách.
Thoa trực tiếp dầu ô liu lên vùng da nách 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, có thể kết hợp dầu ô liu với mật ong để tăng hiệu quả điều trị.
4. Dầu dừa giảm ngứa lỗ chân lông ở nách
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E và các thành phần chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa và ngứa lỗ chân lông ở vùng da dưới cánh tay.
Bên cạnh việc giảm ngứa, sử dụng dầu dừa cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển các mảng da sưng nhỏ hoặc nhiễm trùng. Dầu dừa cũng tạo ra một một bảo vệ, chống ma sát và hạn chế các tổn thương trên da.
Thoa trực tiếp đâu dừa lên nách để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả điều trị. Để hỗn hợp lưu lại trên da sau 10 – 15 phút và có thể lặp lại hai lần mỗi ngày.
5. Chanh trị ngứa lỗ chân lông ở nách
Chanh chứa vitamin C và Axit Citric có tác dụng điều trị ngứa và chống nhiễm trùng vùng da dưới cánh tay. Ngoài ra, hai thành phần này có thể hỗ trợ ngăn ngừa hôi nách.
Pha loãng nước cốt chanh với nước đun sôi để nguội. Sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da dưới cánh tay. Ngoài ra, không thoa chanh lên các vết thương hở, đặc biệt là các vết trầy xước do cạo lông nách.
Có thể kết hợp chanh với mật ong để thoa lên da. Để yên trong 15 – 20 phút để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Thực hiện biện pháp hai lần mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng ngứa lỗ chân lông tái phát.
Phòng ngừa ngứa các lỗ chân lông ở nách
Xác định các nguyên nhân gây kích ứng. Đôi khi viêm da tiếp xúc hoặc các phản ứng dị ứng có thể liên quan đến xà phòng, bột giặt hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Do đó, việc tìm thấy các nguyên nhân gây kích ứng là cách tốt nhất để tránh khỏi tịnh trạng ngứa lỗ chân lông ở nách.
Ngoài ra, để ngăn ngừa việc ngứa lỗ chân lông tái phát, người bệnh có thể lưu ý các vấn đề như:
- Ngưng cạo hoặc nhổ lông nách để không gây tổn thương hoặc kích ứng các lỗ chân lông.
- Duy trì việc vệ sinh nách sạch sẽ bằng cách tắm thường xuyên, chú ý làm sạch vùng da dưới nách.
- Không sử dụng các sản phẩm khử mùi, chăm sóc da và tẩy tế bào chết có chứa hóa chất hoặc các hàm lượng chất tạo mùi cao.
- Mặc quần áo thoáng khí, vừa vặn, thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, có thể mặc quần áo thoát khi để không khí không tích tụ trên da nách và gây kích ứng.
- Nếu cạo hoặc nhổ lông, có thể thoa gel lộ hội vào sau khi cạo. Điều này có thể duy trì độ ẩm, ngăn khô da và chống ngứa các lỗ chân lông.
- Không được gãi nách khi ngứa. Điều này có thể gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ viêm da dưới cánh tay.
- Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nghe nhạc, thiền định để hạn chế căng thẳng. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện cảm giác ngứa ở nách.
Ngứa lỗ chân lông ở nách có thể gây khó chịu nhưng tình trạng này thường không nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khắc phục và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 12/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!