Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Glucosamine được hiểu là một hoạt chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp ở mức độ nhẹ và trung bình. Glucosamine thường được bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng. Người bệnh xương khớp nói riêng và thoái hóa cột sống nói chung phải dùng đúng liều lượng mới có hiệu quả, không nên tự ý sử dụng nếu chưa nhận được sự cho phép của a bác sĩ.

Người bị thoái hóa cột sống uống Glucosamined được không?
Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine hay không?

Glucosamine là gì? Glucosamine có chữa bệnh thoái hóa cột sống không?

Glucosamine là gì?

Dựa theo phân tích y khoa, Glucosamine là hoạt chất nằm trong nhóm amino-mono-saccharide. Hoạt chất được tổng hợp từ glucose – thành phần chính nằm trong liên kết giữa các khớp xương và mô sụn. Trong dược phẩm, Glucosamine là thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm thoái hóa khớp nói riêng cùng các vấn đề ở khớp xương nói chung.

Tại các mô khớp, sụn, Glucosamine là tham gia vào hoạt động cấu tạo nên hyaluronic acid, keratan sulfate, chondroitin sulfate. Những chất này đều cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, duy trì cấu trúc bền vững của sụn khớp và chất hoạt dịch khớp. Từ đó người bệnh có thể ngăn chặn được nguy cơ thoái hóa cột sống, biến dạng khớp, và hỗ trợ vận động tại các khớp được dễ dàng.

Tác dụng của Glucosamine trong chữa thoái hóa cột sống

Mặc dù cơ thể con người có thể chủ động sản xuất Glucosamine tự nhiên nhưng khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa, hoạt động tổng hợp sẽ không cung ứng đủ glucosamine theo nhu cầu. Vì thế mà người bệnh cần bổ sung Glucosamine từ các loại thực phẩm chức năng phòng ngừa thoái hóa cột sống, tuy nhiên nếu sử dụng một cách bừa bãi có thể khiến hoạt chất này thành “con dao hai lưỡi” gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine. Các sản phẩm này thường được dùng để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, viêm khớp mạn tính, đặc biệt có hiệu quả cao đối với bệnh nhân bị viêm khớp gối. Tác dụng chính của Glucosamine là cải thiện cơn đau đau cấp tính và mãn tính, góp phần làm chậm tình trạng thoái hóa khớp và ngăn ngừa loãng xương.

Glucosamine có thể được kết hớp với nhiều thành phần khác phục vụ điều trị nhiều bệnh ký khác nhau, bao gồm: Glucosamine Sulfate, N-Acetyl-Glucosamine và Glucosamine Hydrochloride . Trong đó được ứng dụng phổ biến nhất để điều trị thoái hóa khớp là Glucosamine Sulfate (chiết xuất từ vi cá mập). Thành phần Sulfate có thể tái tạo và phục hồi các sụn bị tổn thương quanh khớp, từ đó ngăn chặn tiến trình phân hủy tế bào sụn bởi các enzym.

 

Thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine
Glucosamine Sunflate có chiết xuất từ vi cá mập

Tuy nhiên  cần nhận định rõ Glucosamine không phải là thuốc nên người bệnh thoái hóa khớp không được dùng sản phẩm thay thế thuốc. Việc sử dụng song song giữa thuốc chữa thoái hóa cột sống và thực phẩm chức năng có chứa  Glucosamine cũng phải được thông qua ý kiến chuyên môn để tránh các phản ứng trái ngược xảy ra.

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Như đã đề cập ở trên, mặc dùng Glucosamine có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, cũng như có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp của người bệnh nhưng không vì vậy mà bệnh nhân có thể uống  Glucosamine một cách tùy tiện. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống uống  Glucosamine, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất cần có kế hoạch sử dụng đúng đắn.

Trước hết, bệnh nhân thoái hóa cột sống khi muốn bổ sung Glucosamine cần tham khảo ý kiến chuyên gia để nắm bắt cụ thể tình trạng xương khớp hiện tại. Chỉ những trường hợp thoái hóa xương khớp nguyên phát hoặc thứ phát, người bệnh bị viêm khớp gối cấp và mạn tính mới được khuyến khích dùng thực phẩm chức năng Glucosamine bổ sung.

Việc sử dụng Glucosamine mỗi ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp được khẳng định có hiệu quả tích cực. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bệnh nhân thoái hóa khớp  bổ sung Glucosamine theo liều dùng quy định có thể cải thiện cấu trúc bền vững của khớp, từ đó duy trì sự linh hoạt trong vận động.

Tuy nhiêm, lạm dụng Glucosamine lâu dài sẽ khiến cấu trúc xương ích lũy lượng lớn hoạt chất này, từ đó có thể gây ra mất cân bằng nồng độ canxi tự nhiên. Về cách dùng và liều dùng, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng Glucosamine theo chỉ định liều lượng cụ thể, tuân thủ liều dùng theo độ tuổi và thể trạng từng người.

Bị thoái hóa cột sống uống Glucosamine
Người bệnh nên uống Glucosamine theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dùng các loại thực phẩm chức năng chữa thoái hóa cột sống có Glucosamine có thành phần tự nhiên, tương đối lành tính. Tuy nhiên nếu dùng quá liều, bệnh nhân sẽ gặp phải những phản ứng phụ thường thấy như: đi ngoài nhiều lần, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, tăng huyết áp tạm thời, mạch đập nhanh…. Nếu dị ứng với thành phần của sản phẩm,  người bệnh có thể bị phát ban ngoài da, đau đầu, mất ngủ.

Hiện Glucosamine vẫn chưa được Bộ Y tế chứng nhận là thuốc, Glucosamine  chỉ được điều chế dưới dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó khi sử dụng Glucosamine, bệnh nhân chỉ có thể nhận thấy hiệu quả giảm đau và ức chế sự lão hóa cột sống chứ không thể đẩy lùi được các bệnh xương khớp nói chung.

Đối với từng mức độ nghiêm trọng khác nhau của người bệnh thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ dành lời khuyên về cách sử dụng phù hợp nhất. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thoái hóa khớp cũng phải kết hợp ăn uống, tập luyện và sinh hoạt có kế hoạch. Song song đó thăm khám định kỳ để được đánh giá hiệu quả sau mỗi liệu trình.

Lưu ý khi sử dụng Glucosamine điều trị thoái hóa cột sống

Dù là Glucosamine hay bất kỳ loại thực phẩm chức năng giúp bồi bổ xương khớp nào khác, người dùng cần nhận định rõ những sự thật sau:

  • Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hoá khớp, giảm thiểu tình trạng đau khớp, không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm.
  • Thực phẩm chức năng không phải là thuốc giảm đau nên không mang đến hiệu quả tức thời, cần phải dùng trong thời gian nhất định mới nhận thấy hiệu quả.
  • Thực phẩm chức năng có thể phản ứng khi kết hợp với thuốc điều trị đặc hiệu, với người bệnh thoái hóa cột sống mãn tính phải dùng thuốc kháng viêm để hỗ trợ điều trị.
Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine
Bệnh thoái hóa cột sống khó có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể hỗ trợ cải thiện bằng nhiều phương pháp

– Ngoài ra bệnh nhân cũng cần lưu ý, khi sử dụng Glucosamine chữa thoái hóa khớp cần tuân thủ đúng liều lượng quy định. Nếu như bệnh nhân sử dụng sản phẩm liên tục mà không được đánh giá tình trạng sức khỏe định kỳ có thể phát sinh những tác dụng phụ, hoặc bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. 

– Thực phẩm chức năng Glucosamine có thể gây mẫn cảm cho người bị dị ứng với hải sản (vỏ tôm cua, sò, ốc, hến). Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần trao đổi tiền sử dị ứng với các thành phần thực phẩm, thuốc để được lời khuyên dùng Glucosamine đúng đắn.

– Bệnh nhân đang điều trị song song về tim mạch, người bệnh cao huyết áp, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, cảm cúm, sốt rét… cần cân nhắc khi sử dụng Glucosamine điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Đặc biệt là những bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng Glucosamine phải chú ý theo dõi nồng độ đường huyết thường xuyên.

– Bệnh nhân rối loạn đông máu,  người bệnh đang sử dụng thuốc gây loãng máu, người đang được điều trị với aspirin khi dùng Glucosamine nên theo dõi thường xuyên. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng Glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bên trong ở một số bệnh nhân nằm trong nguy cơ trên.

– Thực phẩm chức năng Glucosamine chống chỉ định cho bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Ngoài ra bệnh nhân có vấn đề dị ứng với một trong những thành phần của sản phẩm cần cân nhắc trước khi sử dụng để tránh các phản ứng có thể xảy ra.

Với những thông tin trên, hi vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của người bệnh về vấn đề “Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?”. Thực chất không phải cứ uống Glucosamine là sẽ cải thiện ngay lập tức tình trạng thoái hóa khớp ở bệnh nhân. Quan trọng nhất là người bệnh cần tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất dưới sự theo dõi của bác sĩ để thu được hiệu quả hồi phục cao nhất.

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *