Răng đang đau có lấy tủy được không? Giải đáp
Lấy tủy răng là một quy trình nhằm loại bỏ những phần mô tủy răng bị chết hay bị viêm nhiễm, từ đó giúp cải thiện sức khỏe răng và phòng tránh tình trạng đau răng đột ngột tái phát. Tuy nhiên, răng đang đau có lấy tủy được không lại là một vấn đề khác cũng được nhiều người mắc phải quan tâm và đi tìm câu trả lời. Để biết chính xác câu trả lời, hãy đọc hết bài viết được chia sẻ dưới đây.
Lấy tủy răng là gì? Khi nào nên thực hiện?
Tủy răng là bộ phận bên trong lõi răng giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để nuôi răng. Bên cạnh đó, tủy răng còn chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu đã được bao bọc bởi men răng, lớp ngà răng. Ở mọi đối tượng, tủy răng thường có cấu tạo hai phần bao gồm ống tủy và buồng tủy.
Khi tủy răng bị viêm nhiễm thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Đôi khi kèm theo mùi hôi khó chịu khiến bạn kém tự tin khi trò chuyện với người khác. Lúc này, điều trị bằng cách lấy tủy răng thường được chỉ định để loại bỏ các triệu chứng khó chịu nhằm mang lại cảm giác dễ chịu khi ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Lấy tủy răng hay còn được gọi là điều trị tủy răng. Đây là quá trình thực hiện hút lấy phần tủy răng bị tổn thương, bị viêm nhiễm, mô tủy răng bị chết hoặc bị hoại tử tủy răng. Sau đó làm sạch bên trong và hàn lấp khoảng trống của tủy thông qua việc trám răng hoặc bọc răng sức để bảo tồn các mô răng còn sống. Thông thường, một số bệnh lý răng miệng cụ thể dưới đây thường được bác sĩ chỉ định điều trị lấy tủy răng:
- Răng bị đau nhức nhiều. Cơn đau thường lan đến vùng thái dương, dù có dùng thuốc giảm đau nhưng vẫn không có dấu hiệu hết đau;
- Cơn đau răng bùng phát nhiều khi về đêm và khi sờ vào răng có cảm giác bị lung lay;
- Răng bị nhạy cảm quá mức khi ăn thức ăn nóng, lạnh hay chua. Bên cạnh đó, khi thức ăn rơi vào lỗ cũng có cảm giác đau;
- Nướu răng bị sưng tấy đỏ, không còn giữ được vẻ hồng hào như bình thường;
- Xuất hiện những ổ mủ trắng ở lợi nhưng không gây ra nhiều cảm giác đau đớn. Khi ấn mạnh có thể hơi đau, thậm chí chảy mủ quanh chân răng.
Nếu không tiến hành lấy tủy răng và thực hiện trám hay bọc sứ lại thì khả năng bạn đối diện với hậu quả nghiêm trọng tổn hại đến sức khỏe là khá cao. Biểu hiện chủ yếu là những cơn đau nhức lan đến vùng thái dương và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.
Những năm về trước, khi kỹ thuật chăm sóc răng miệng chưa được phát triển mạnh mẽ thì những răng có phần tủy bị tổn thương thường được bác sĩ điều trị chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện đại, với nền y học ngày càng phát triển, những răng hỏng nếu được điều trị tủy kịp thời sẽ giúp bảo tồn số lượng răng đang có.
Răng đang đau có lấy tủy được không? – Chuyên gia giải đáp thắc mắc
Như vừa mới đề cập, tủy răng là bộ phận quan trọng bậc nhất, là nguồn dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe răng. Việc điều trị tủy răng bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm kịp thời sẽ giúp bảo tồn răng và loại bỏ những cảm giác ê buốt khi ăn các món ăn nóng hoặc lạnh.
Vậy răng đang đau có lấy tủy được không? Và đây cũng chính là thắc mắc của bạn Anh Tuấn gửi về hộp thư điện tử cần chuyên gia giải đáp thắc mắc. Lá thư được gửi đến có nội dung như sau:
“Mấy hôm trước, tôi có đến phòng khám nha khoa gần nhà để nhổ bỏ răng bị sâu lâu năm. Sau khi nhổ bỏ, nha sĩ còn phát hiện có một cái răng khác bị viêm tủy răng và yêu cầu tôi phải lấy tủy để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng như bảo tồn răng không cần nhổ bỏ. Do tôi không mang đủ tài chính nên tôi hẹn nha sĩ vào khi khác. Khi gần đến ngày dự định điều trị thì tôi bị đau nhức răng ê buốt. Vậy thưa chuyên gia, tôi răng đang đau có lấy tủy răng được không? Mong nhận được hồi âm sớm nhất có thể.”
(Nguyễn Anh Tuấn – 42 tuổi, Hải Phòng)
Vấn đề răng miệng của bạn Anh Tuấn đang gặp phải cũng chính là tình trạng mà nhiều người khác cũng đang đi tìm câu trả lời. Lấy tủy răng được hiểu một cách đơn giản là loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và mô răng bị chết. Từ đó loại bỏ cơn đau, tình trạng ê buốt khi ăn những thực phẩm nóng hay lạnh.
Trong trường hợp răng cần điều trị lấy tủy bị đau thì thủ thuật hút lấy tủy răng vẫn có thể được thực hiện bình thường. Việc điều trị sẽ giúp loại bỏ cơn đau khó chịu và phòng ngừa bệnh tình liên quan khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể thực hiện được phải chờ cho đến cơn đau dần thuyên giảm. Tốt nhất, bạn nên trao đổi thẳng thắn với nha sĩ về tình trạng răng miệng đang gặp phải, từ đó có chỉ định điều trị chính xác và phù hợp nhất.
Nên làm gì sau khi lấy tủy răng? – Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu
Răng đã được điều trị tủy nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ tồn tại đến cuối đời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sau khi điều trị lấy tủy răng một khoảng thời gian, răng đã bị chữa tủy sẽ bắt đầu bị vôi hóa và dễ gãy hơn. Vì thế, để không phải lo lắng đến vấn đề này cũng như có một răng miệng chắc khỏe, bạn cần tạo cho mình những thói quen tốt sau:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên thực hiện chải răng đúng cách, thay vì chải ngang bạn nên chải dọc hoặc theo hình vòng tròn khoảng 3 – 5 phút/ lần;
- Nên sử dụng bàn chải có sợi lông tơ mềm mịn để đánh răng, phòng tránh tình trạng gây tổn thương lên nướu, lợi,…;
- Tránh chải răng quá mạnh hay quá nhanh. Điều này sẽ làm chảy máu chân răng hoặc gây trầy xước khoang miệng;
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý hàng ngày. Thời điểm thích hợp để súc miệng là sau khi ăn xong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và những tác nhân khác;
- Đừng quên vệ sinh lưỡi hàng ngày khi đánh răng;
- Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng hay các vật nhọn;
- Không nên ăn các món ăn quá nóng, quá lạnh hay những đồ ăn cứng gây ê buốt;
- Sau khi điều trị, nên ăn các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp,…;
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng bất thường.
Bài viết đã cho bạn đọc đáp án của thắc mắc “Răng đang đau có lấy tủy được không?” và một số thông tin có liên quan khác. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào tầm quan trọng của lấy tủy răng và cách chăm sóc sức khỏe răng sau điều trị. Để biết thêm các thông tin khác, bạn có thể trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được hỗ trợ.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
Ngày Cập nhật 24/03/2023