Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thông dụng
Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, triệu chứng đau nhức và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa các loại thuốc kháng sinh. Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, có đến 3 nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng tốt nhất và được sử dụng phổ biến.
Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thông dụng
Nguyên nhân chính khiến bệnh viêm tủy răng hình thành và phát triển là do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn gây bệnh sâu răng. Tùy thuộc vào từng tình trạng và trường hợp bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc khác nhau với cách sử dụng khác nhau và liều lượng tiêu chuẩn để chữa bệnh.
Thông thường các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn. Theo các chuyên gia và bác sĩ, có 3 nhóm thuốc kháng sinh hỗ trợ chữa bệnh viêm tủy răng tốt nhất và được sử dụng phổ biến. Gồm:
Nhóm thuốc Cephalosporin
Chỉ định
Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng hình thành bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.
Liều lượng điều trị
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 500mg/lần x 3 lần/ngày.
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng từ 25 – 50mg/kg trọng lượng/lần x 3 lần/ngày. Ngoài ra, đối với những trẻ bị viêm tủy răng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thay thế bằng các nhóm thuốc Cefalosporin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III.
Nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline sử dụng kết hợp Acid Clavulantate
Chỉ định
Nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline sử dụng kết hợp Acid Clavulantate được dùng để chữa trị đại trà cho những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhóm thuốc kháng sinh này sẽ đạt được hiệu quả điều trị khi nồng độ thuốc tồn tại trong cơ thể giữ được ở mức ổn định.
Liều lượng điều trị
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 625mg (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 80mg/kg trọng lượng/lần x 3 lần/ngày.
Thời gian uống thuốc
Sử dụng thuốc sau bữa ăn nhẹ hoặc sau khi ăn no theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng dụng nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline kết hợp Acid Clavulantate khi ăn bữa ăn chứa nhiều chất béo. Bởi loại thực phẩm này có khả năng làm giảm sự hấp thụ của thuốc.
Nhóm thuốc Macrolid
Chỉ định
Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm tủy răng, việc uống thuốc Macrolide sẽ giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
Liều lượng điều trị
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 3MIU (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.
- Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 1,5MIU (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.
Thời gian uống thuốc
Thời gian sử dụng nhóm thuốc Macrolid cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm tủy răng có được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh không?
Cũng theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, cả 3 nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm tủy răng chỉ mang tác dụng hỗ trợ tạm thời. Người bệnh hoàn toàn không thể trông đợi vào việc điều trị dứt điểm bệnh viêm tủy răng bằng thuốc kháng sinh.
Khi vi khuẩn tác động và làm cho tủy răng bị viêm thì các loại thuốc kháng sinh không thể khiến cho tủy răng hết viêm được. Chính vì thế, để bệnh viêm tủy răng được điều trị triệt để, người bệnh phải tiến hành lấy sạch lượng tủy đang bị viêm ra khỏi răng.
Việc lấy tủy viêm ra khỏi buồng tủy sẽ giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh lý, chấm dứt tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này còn giúp bệnh nhân phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm tủy răng gây ra.
So với việc phải chịu đựng cảm giác đau nhức nghiêm trọng, uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh thì việc khám bệnh và sớm điều trị bệnh lý là sự lựa chọn tốt nhất.
Cách chăm sóc răng miệng sau quá trình điều trị tủy
Răng thường rất yếu sau quá trình điều trị tủy răng. Do đó người bệnh cần áp dụng những biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả gồm:
- Đối với trường hợp cấu trúc của răng bị tổn thương, mất nhiều sau quá trình điều trị tủy răng, người bệnh nên tiến hành phục hình răng bằng cách bọc răng sứ thay vì sử dụng nguyên liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít. Phương pháp này sẽ giúp răng thật được bảo vệ tốt hơn.
- Sau khi điều trị tủy răng, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp. Không cắn, không nhai thực phẩm quá cứng. Đặc biệt là ở khu vực có răng đã điều trị tủy.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để đánh răng 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cần đánh răng với lực chải nhẹ.
- Bạn cần đặt bàn chải đánh răng một góc 45 độ so với nướu răng. Chải răng lên xuống và chải theo chiều xoay vòng. Không được chải răng theo chiều ngang.
- Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng để giúp mảng bám xung quanh răng được loại bỏ.
- Khám nha và thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để sức khỏe răng miệng được bảo vệ.
Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thông dụng có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức răng, viêm, sưng và đỏ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ mang tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm tủy răng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để thăm khám và chữa dứt điểm bệnh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thay vì phải sử dụng thuốc.
Ngày Cập nhật 15/01/2020