Nhổ lông nách bị viêm và các biện pháp xử lý nhanh
Nhổ lông nách bị viêm với các triệu chứng nhận biết đặc trưng như sưng đỏ hoặc ngứa rát tại khu vực da tổn thương. Thông thường, trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng chế độ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, ở những đối tượng viêm nhiễm nặng, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
Nguyên nhân gây nhổ lông nách bị viêm
Nhổ lông nách là một trong những biện pháp triệt lông lâu dài được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm sạch lông an toàn. Bởi theo các chuyên gia, việc dùng nhíp hoặc dụng cụ nhổ lông nách có thể làm tăng nguy cơ viêm ở nách.
Nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do người bệnh dùng dụng cụ nhổ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không biết cách nhổ, gây tổn thương ở nách. Khi đó, vi khuẩn và nấm sinh sống ở khu vực này sẽ xâm nhập vào bên trong, gây viêm và nhiễm trùng. Ngoài ra, thói quen lười vệ sinh trước và sau khi “dọn cỏ” cũng chính là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng viêm lỗ chân lông ở nách.
Mặt khác, nhổ lông nách bị viêm có thể là do bệnh nhân thường xuyên dùng tay chạm vào nách sau khi nhổ. Hành động này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm từ tay sang vùng da tổn thương ở nách, gây viêm.
Cách nhận biết viêm do nhổ lông nách
Thông thường, viêm do nhổ lông nách có thể bắt đầu với triệu chứng sưng đỏ ở vùng da dưới nách. Khi bệnh phát triển, nhiễm trùng tiến triển, người bệnh có thể thấy những vết sưng hoặc mụn mủ với kích thước nhỏ hoặc lớn. Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện viêm khác như ngứa rát hoặc đau nhức ở nách.
Những nguy hiểm có thể xảy ra khi nhổ lông nách
Dùng nhịp nhổ lông nách thường giúp loại bỏ tận gốc sợi lông, đồng thời giúp kéo dài thời gian “dọn cỏ” đợt tiếp theo lâu hơn các biện pháp khác. Tuy nhiên, bệnh cạnh lợi ích nhận được, người bệnh phải hứng lấy những nguy hiểm tiềm ẩn từ cách thức làm đẹp này. Bên cạnh nguyên nhân gây viêm nang lông ở nách, dùng nhíp nhổ lông nách nếu không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tình trạng sau:
- Da trở nên sần sùi và thâm đen: Theo các chuyên gia, việc nhổ lông nách bằng nhíp thường khiến lông mọc nhanh và cứng hơn. Chưa kể đến, khi dùng nhíp nhổ có thể gây tổn thương vùng da nhạy cảm ở nách. Do đó, để lại sẹo thâm, đồng thời kiến da ở khu vực này sần sùi hơn
- Gây hiện tượng lông mọc ngược: Thường xuyên dùng nhíp nhổ lông có thể tác động vào chiều mọc của lông khiến chúng mọc chéo hoặc ngược vào trong, gây sưng và đau nhức. Chưa kể đến tình trạng viêm khiến lỗ chân lông bít tắc làm lông không mọc ra ngoài được, bắt buộc cuộn tròn bên trong tế bào da gây viêm đau
- Gây mụn bọc: Trước và sau khi nhổ lông nách nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong nang lông P. acnes phát triển và gây mụn bọc
- Gia tăng mùi mồ hôi ở nách: Nhổ lông nách không đúng cách chính là nguyên nhân thúc đẩy tuyến mồ hôi dưới nách hoạt động mạch. Khi đó, khí thoát ra ở lỗ chân lông nhiều, kết hợp với sự phát triển của vi khuẩn và bụi bẩn, gây hôi nách.
- To lỗ chân lông: Khi nhổ lông, lỗ chân lông sẽ bị tổn thương, giãn nở to
- Ung thư vú: Một số nghiên cứu cho biết, việc thường xuyên nhổ lông nách bằng vật dụng bẩn cộng với dùng lăn khử mùi sau khi vừa nhổ xong chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi vi khuẩn và hóa chất có thể xâm nhập vào lỗ chân lông đến tuyến vú, gây bệnh
Biện pháp giảm viêm do nhổ lông nách
Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng viêm do nhổ lông nách tại nhà bằng các giải pháp tự nhiên hoặc sản phẩm chăm sóc, thuốc không kê đơn. Cụ thể, trong trường hợp viêm nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng ngứa ngáy do viêm:
- Chườm ấm: Để giảm triệu chứng khó chịu và ngứa ở nách, bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn bông mềm và sạch nhúng vào nước ấm. Sau đó vắt hơi ráo và chườm lên nách 10 – 15 phút. Sau đó lặp lại thao tác tương tự 2 – 3 lần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giảm ngứa bằng cách dùng túi lọc trà xanh ấm chườm lên vùng da bị tổn thương. Cách làm này không chỉ giúp giảm sưng, ngứa mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng
- Dùng dầu dừa và nước cốt chanh: Sử dụng 3 muỗng cà phê dầu dừa đem hâm nóng trong lò vi sóng. Sau đó trộn đều với 1 – 2 giọt nước cốt chanh. Tiếp đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và thoa đều lên làn da bị viêm và massage nhẹ nhàng. Sau khi thoa khoảng 20 phút, vệ sinh lại da bằng nước ấm. Với cách điều trị này, bệnh nhân chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần. Không nên thực hiện thường xuyên vì chanh có tính bào mòn, có thể gây kích ứng
- Dùng tinh dầu cỏ xạ hương: Chiết xuất cỏ xạ hương được các nhà nghiên cứu chứng minh có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, tinh dầu có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các hoạt chất chứa trong loại cỏ này còn giúp làm dịu da, giảm ngứa. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh dùng 5 giọt tinh dầu cỏ xạ hương trộn đều với 1 muỗng cà phê dầu ô liu và thoa đều lên vùng da bị viêm. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Vệ sinh da nách bằng xà phòng: Người bệnh có thể dùng xà phòng có tính chất sát trùng nhẹ để phòng ngừa và khắc phục viêm do nhổ lông nách gây nên. Bệnh nhân hòa tan xà phòng trong một chén nước sau đó dùng vệ sinh vùng da bị bệnh. Lưu ý, sau khi sử dụng nước xà phòng nên rửa lại da bằng nước sạch. Đồng thời không nên chà xát trực tiếp xà phòng lên khu vực viêm.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc sức khỏe. Thông thường, để giảm viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc theo toa hoặc không theo toa sau đây:
- Dùng kem steroid: Kem có tác dụng giảm viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Không nên lạm dụng điều trị trong thời gian kéo dài. Bởi sản phẩm có thể gây tác dụng phụ nguy hại đối với da và sức khỏe
- Retinoids bôi tại chỗ: Là tên gọi chung của vitamin A hoặc các dẫn xuất có cấu trúc giống vitamin A. Retinoids bao gồm các loại như Axit Glycolic, Adapalene và Axit Salicylic,… Những loại thuốc này thường không kê đơn, có tác dụng giảm viêm và loại bỏ nhiễm trùng khi kết hợp chung với Clindamycin
- Benzoyl Peroxide: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng sẩn và tăng sắc tố do viêm. Đồng thời, Benzoyl Peroxide còn giúp giảm mụn mủ
Bên cạnh áp dụng các biện pháp trên, bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh cá nhân, nhất là vùng da dưới nách để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm khử mùi trong thời gian điều trị.
Mẹo triệt lông nách không gây viêm từ tự nhiên
Triệt lông nách bằng các thảo dược, nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng rộng rãi không chỉ vì tính an toàn cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các mẹo “dọn cỏ” từ thiên nhiên không gây viêm, người bệnh có thể tham khảo:
- Triệt lông nách bằng mật ong, đường và chanh: Sử dụng 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê đường và nước cốt của 1/2 quả chanh. Cho tất cả các nguyên liệu vào chén sạch, khuấy đều tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó làm sạch vùng da dưới nách và lau khô bằng khăn mềm. Tiếp theo, thoa đều hỗn hợp chanh, đường và mật ong lên. Chờ khoảng 30 phút và dùng khăn lau sạch. Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần giúp loại bỏ lông ở nách
- Dùng lông trắng trứng gà và bơ: Lấy 1 trái bơ, bỏ hạt, chỉ lấy phần ruột đem xay nhuyễn. Sau đó trộn đều với lòng trắng của 1 quả trứng gà. Sau đó đắp lên vùng nách cần triệt lông. Để hỗn hợp khô tự nhiên (khoảng 15 – 20 phút) rồi dùng khăn nhúng nước ấm và lau sạch. Nên 2 – 3 lần trong tuần.để nhận được kết quả tốt
- Sử dụng cám gạo và đu đủ: Lấy 3 muỗng canh đu đủ đem xay nhuyễn rồi trộn chung với 1 thìa cám gạo. Sau khi làm sách vùng da nách, đem đắp hỗn hợp này lên và massage nhẹ nhàng. Chờ khoảng 20 phút cho hỗn hợp khô lại, dùng khăn ướt lau sạch
Lưu ý: Không nên đắp hỗn hợp triệt lông lên vùng da có vết thương hở hoặc vết thương đang trong thời kỳ kết vảy, sắp lành.
Nhổ lông nách bị viêm cần được điều trị nhanh tránh bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu để lại sẹo thâm và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để biết thêm thông tin về bệnh cũng như cách chữa trị, người bệnh vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa da liễu.
→ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!