Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho mau khỏi?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xuất hiện phổ biến và thường gây ra chứng đau rát khó chịu cho người bệnh. Thông thường những vết nứt tại vùng hậu môn có thể được khắc phục bằng các loại thuốc mỡ bôi ngoài, kem bôi có kê đơn hoặc không kê đơn. Vậy nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho mau khỏi? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc.
Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho mau khỏi?
Mục tiêu của quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn là cả thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu và làm giảm cảm giác khó chịu tại vùng hậu môn. Những vết nứt thường không gây nguy hiểm và không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng thường có xu hướng tự lành lại sau khoảng 6 tuần. Trường hợp này được gọi là nứt hậu môn cấp tính.
Đối với những bệnh nhân có vết nứt ở hậu môn kéo dài trên 6 tuần, người bệnh phải được khám bác sĩ và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của vết nứt. Đồng thời phải sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc áp dụng phương pháp phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp này gọi là nứt kẽ hậu môn mãn tính.
Để trả lời cho câu hỏi “Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho mau khỏi?”, chúng tôi đã tổng hợp 3 loại thuốc dưới đây:
Kem bôi điều trị nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN)
Kem bôi điều trị nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN) là một loại thuốc sử dụng theo đơn. Thuốc có tác dụng điều trị những tổn thương do tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra ở người trưởng thành. Tác dụng này được thành lập là do thành phần tá dược trong thuốc có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu đến hậu môn, giúp cơ vòng hậu môn được thư giãn. Từ đó giúp các vết nứt và những tổn thương mau chóng lành hơn.
Thuốc Glyceryl Trinitrate (GTN) thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng trong điều trị các vết nứt, những tổn thương tại vùng hậu môn liên tục trong khoảng 8 tuần. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc dài ngày có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như đau nhức đầu nghiêm trọng.
Để phòng ngừa tác dụng phụ xuất hiện từ việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kết hợp Glyceryl Trinitrate (GTN) cùng với Paracetamol hoặc kê thuốc với liều điều trị bằng một nửa so với liều dùng khuyến cáo.
Thuốc Glyceryl Trinitrate (GTN) là một loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn tương đối mạnh. Chính vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng thuốc. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng thuốc cho những trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Nhất là khi bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
Kem bôi điều trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem
Kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem là một loại thuốc điều trị không kê đơn. Thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành những vết nứt. Đồng giúp các cơ tồn tại xung quanh vùng hậu môn được thư giãn.
Theo thống kê có khoảng 75% trường hợp sử dụng kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem khỏi bệnh sau một thời gian dùng thuốc. Người bệnh có thể bôi thuốc 3 lần/ngày. Sử dụng liên tục từ 2 – 3 tháng. Ngoài khả năng điều trị vết nứt và những tổn thương tại vùng hậu môn, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng viêm da quanh hậu môn và chứng ngứa ngáy hậu môn.
Tương tự như thuốc Glyceryl Trinitrate, kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem có thể tác động và gây ra một số cơn đau đầu nhẹ. Đồng thời gây kích ứng hậu môn khi sử dụng dài ngày. Tuy nhiên những tác dụng phụ của thuốc thường không nghiêm trọng sau khi sử dụng liên tục trong ba tháng. Hơn thế thuốc cũng không kéo theo những biến chứng nặng nề khác.
Thuốc mỡ bôi ngoài điều trị nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin
Thuốc mỡ bôi ngoài điều trị nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin thường được sử dụng để ngăn ngừa những cơn đau xảy ra tại hậu môn với mức độ từ trung bình cho đến nặng. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp các mạch máu ở hậu môn được thư giãn. Đồng thời hạn chế sự xuất hiện của những áp lực tác động và chèn ép lên các vết nứt.
Để đạt hiệu quả điều trị cao, thuốc mỡ bôi hậu môn Nitroglycerin cần được sử dụng thường xuyên và sử dụng đều đặn. Người bệnh nên thoa thuốc vào hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày sau khi vị trí này đã được vệ sinh sạch sẽ.
Đau đầu là tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc mỡ bôi hậu môn Nitroglycerin. Tuy nhiên cơn đau chỉ kéo dài trong vài giờ sau khi bệnh nhân thoa thuốc. Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu có thể tự cải thiện mà không cần phải sử dụng những loại thuốc giảm đau.
Ở một vài trường hợp khác, cơn đau có thể xảy ra với mức độ nặng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc giảm đau như Acetaminophen để khắc phục cơn đau.
Ngoài tác dụng phụ là đau đầu, kem mỡ bôi hậu môn Nitroglycerin còn có khả năng tác động và gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Bao gồm: Chóng mặt, hạ huyết áp, mất phương hướng nhẹ. Để làm giảm nguy cơ té ngã và chóng mặt, người bệnh nên chậm rãi mỗi khi đứng dậy hoặc khi thay đổi tư thế.
Người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc bôi điều trị nứt kẽ hậu môn khi có sự hướng dẫn và chỉ đinh liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp tình trạng đau nhức và một số triệu chứng khó chịu khác không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên tạm thời ngưng sử dụng thuốc. Sau đó đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra.
Cách dùng thuốc bôi điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Những loại thuốc bôi dùng trong điều trị nứt kẽ hậu môn có khả năng mang đến kết quả điều trị bệnh ngang bằng với một số phương pháp khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và nâng cao tính hiệu quả của thuốc, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi tiến hành bôi thuốc để khắc phục triệu chứng do bệnh nứt kẻ hậu môn gây ra, người bệnh cần sử dụng nước muối sinh lý hoặc sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau đó sử dụng một chiếc khăn bông mềm và sạch lau khô hậu môn.
- Người bệnh chỉ nên bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ngày. Đặc biệt bạn nên bôi thuốc vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy (đã đi vệ sinh) và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc quá 3 lần/ngày vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc hoặc bôi quá nhiều thuốc trong một lần còn khiến cho da và hậu môn không kịp hấp thu. Điều này không chỉ không mang đến tác dụng điều trị bệnh mà còn khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh cần bôi thuốc theo hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Bởi tùy vào từng trường hợp bệnh, các triệu chứng cùng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho mau khỏi?”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích cho bạn và giúp bạn tìm ra một loại thuốc giúp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Thuốc thứ 2 mua lẻ dc k ạ. Mua tự bôi đc phải k