Phình đại tràng ở trẻ nhỏ và những kiến thức cần biết

Phình đại tràng ở trẻ nhỏ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức cần biết liên quan đến căn bệnh này là điều cha mẹ nên nằm lòng để sớm giúp con loại bỏ bệnh an toàn, hiệu quả. Do đó, hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh phình đại tràng xảy ra ở trẻ nhỏ dưới đây.

Dấu hiệu chứng phình đại tràng ở trẻ nhỏ

Để phát hiện sớm trẻ có bị phình đại tràng hay không, cha mẹ nên chú ý quan sát những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Tình trạng táo bón ở trẻ diễn ra thường xuyên. Hầu như lúc nào trẻ cũng bị táo bón, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đi đại tiện.
Táo bón kéo dài là triệu chứng điển hình của phình đại tràng ở trẻ
Táo bón kéo dài là triệu chứng điển hình của phình đại tràng ở trẻ
  • Nhiều trẻ vì táo bón nên không thể tự đi đại tiện được. Do đó, cha mẹ thường phải thụt tháo thì trẻ mới có thể đi đại tiện.
  • Phình đại tràng khiến trẻ kém ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì thế, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng và không thể phát triển tốt được.
  • Phình đại tràng khiến trẻ ăn uống khó tiêu, cộng thêm táo bón nên bụng trẻ thường chướng. Điều này, dễ làm cho trẻ phải đối mặt với tình trạng nôn mửa thường xuyên.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị phình đại tràng thì bụng chướng. Sau 24 giờ không đi phân su.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi khi bị phình đại tràng thì tình trạng táo bón kéo dài nhưng khi đi ngoài có biểu hiện “tháo cống”, bụng chướng khó chịu

Nguyên nhân gây phình đại tràng ở trẻ em

Phình đại tràng ở trẻ có hai nguyên nhân chính là bẩm sinh và do trẻ mắc phải Cụ thể những nguyên nhân này như sau:

1. Trẻ bị phình đại tràng do bẩm sinh

Hirschsprung là tên gọi khác của phình đại tràng bẩm sinh. Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã không có các hạch thần kinh làm nhiệm vụ quan trọng là điều khiển sự co bóp của thành ruột. Do đó, theo thời gian, đại tràng ngày càng có biểu hiện giãn ra và dần dần đại tràng ngày càng to. Nếu không sớm điều trị sẽ trở thành bệnh mãn tính.

Phình đại tràng ở trẻ có thể do bẩm sinh
Phình đại tràng ở trẻ có thể do bẩm sinh

Thông thường đại tràng bẩm sinh có tính di truyền. Tức là nếu bố hoặc mẹ cũng đã từng bệnh này thì khả năng sinh con ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác.

2. Trẻ bị mắc bệnh phình đại tràng

Trẻ bị mắc phình đại tràng có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

  • Việc sử dụng thuốc: Một số loại thuốc nếu lạm dụng hoặc dùng trong thời gian dài có thể làm giãn đại tràng như thuốc Risperidone, thuốc Morphin, Codein.
  • Trẻ gặp các bệnh về đại tràng cũng là nguyên nhân gây phình đại tràng. Một số bệnh về đại tràng trẻ hay mắc phải như viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc, viêm đại tràng mãn tính.
  • Trẻ mắc bệnh Chagas: Bệnh này xảy ra khi đại tràng bị tấn công bởi ký sinh trùng Trypanosoma cruzi. Từ đó, gây giãn đại tràng.
  • Trẻ bị táo bón mãn tính: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đại tràng bị phình to.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, còn có một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị phình đại tràng. Có thể kể đến như bệnh xơ cứng da, suy giáp dẫn đến phù niêm, thoái hóa tinh bột, trẻ bị teo não hay tủy sống bị chấn thương.

Điều trị phình đại tràng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Phình đại tràng gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng điển hình kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khác bác sĩ. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định trẻ bị phình đại tràng do nguyên nhân nào nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Đưa trẻ đi thăm khám nếu thấy trẻ bị táo bón kéo dài
Đưa trẻ đi thăm khám nếu thấy trẻ bị táo bón kéo dài

Căn cứ vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nếu phình đại tràng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời vì cách điều trị này không triệt để và dễ bị tái phát lại.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đoạn trực – đại tràng vô hạch. Đồng thời sẽ tiến hành nối ống hậu môn với đầu đại tràng lành. Đây là phương pháp duy nhất điều trị hiệu quả phình đại tràng bẩm sinh và phình đại tràng do mắc phải.

Lưu ý: Việc phẫu thuật để điều trị phình đại tràng sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ, bệnh đã có biến chứng hay chưa,… để bác sĩ xác định thời điểm tiến hành.

Lời khuyên để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa phình đại tràng

Để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa phình đại tràng hiệu quả, các bậc cha mẹ nên áp dụng những nguyên tắc sau đối với trẻ:

  • Hãy cho con uống nhiều nước để giảm tình trạng táo bón, làm phân mềm hơn. Đồng thời, giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
  • Nên cho bé sử dụng nhiều loại rau củ quả như rau xanh, chuối, bơ, lê, táo… để cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất nhằm hỗ trợ quá trình đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, các thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như sữa chua, đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên cám…
  • Giúp trẻ hình thành thói quen luyện tập mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn để hạn chế táo bón.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích,…

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, cha mẹ đã có những thông tin cần thiết về phình đại tràng ở trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ phát hiện sớm trẻ bị phình đại tràng để sớm đi thăm khám và điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Với những ưu điểm hiếm có về thành phần dược liệu và cơ chế tác động, Tiêu thực Phục tràng hoàn đã giúp hàng ngàn bệnh nhân mãn tính xua tan được nỗi lo bệnh tật, ăn ngon, ngủ ngon.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *