Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp được gọi với tên dân gian là bệnh thấp khớp, thường xảy ra trên người già nhưng những năm gần đây xu hướng người trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng gia tăng. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh
- Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, cao gấp 2 – 3 lần, tỉ lệ thường gặp là cứ 3 nữ thì 1 nam mắc phải tình trạng này.
- Những người trung niên, người già có độ tuổi từ 40 – 60 nguy cơ mắc bệnh cũng cao. Tuy nhiên hiện nay bệnh cũng có thể xảy ra ở nhóm tuổi già, thiếu niên, tuổi trẻ.
- Những người hút nhiều thuốc, dùng nhiều chất kích thích như rượu bia dễ mắc nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp vì những tác nhân có trong thuốc lá, rượu bia ảnh hưởng đến xương khớp.
- Những ai có người thân trong nhà mắc bệnh viêm xương khớp dạng thấp cũng là đối tượng dễ bị bệnh hay nói cách khác là do yếu tố gen di truyền, bố mẹ có hệ xương yếu thì sinh con cũng có khả năng mắc các bệnh về xương khớp.
- Những người làm trong môi trường chưa amiang, silica nguy hiểm độc hại sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
- Những người làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng trong một thời gian dài, nhân viên văn phòng làm việc ngồi một chỗ, ít vận động, những người béo phì, thừa cân cũng là nhóm dễ có nguy cơ.
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Loãng xương do trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh có sử dụng một số loại thuốc làm tăng cao nguy cơ loãng xương.
- Các nốt thấp khớp có tình trạng xuất hiện những khối mô cứng ở những vùng xương khớp các điểm áp lực như khủy tay, đầu gối, cổ tay. Thế nhưng những nốt sần này có thể nổi ở khắp mọi nơi, có thể nổi ở trong phổi.
- Khô mắt và miệng do tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân mắc chứng Sjogren – chứng rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
- Nhiễm trùng bởi trong quá trình điều trị bệnh, thuốc có ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch, gây nên những nhiễm trùng gia tăng.
- Thành phần cơ thể bất thường vì tỷ lệ chất béo cao hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp, ngay cả ở những người có chỉ số BDI bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay được gây ra bởi tình trạng viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở vùng cổ tay, xảy ra tình trạng chằng ép các dây thần kinh ở cùng cổ tay và ngón tay.
- Gia tăng nguy cơ vấn đề về tim mạch: theo nghiên cứu thì những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn người bình thường. Thông thường bệnh gây ra triệu chứng nguy cơ xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, khiến máu lưu thông không kịp và đầy đủ.
- Bệnh phổi cũng được xem là một biến chứng của bệnh thấp khớp. Làm xuất hiện nguy cơ sẹo và viêm các mô phổi, có thể dẫn đến khó thở do tắc nghẽn các đường khí thở, tăng huyết áp trong phổi và viêm lớp niêm mạc phổi.
- Biến dạng các khớp, tổn thương thần kinh ngoại biên, bại liệt mất khả năng lao động.
- Viêm mạch máu: bệnh viêm khớp dạng thấp khiến cách mạch máu bị thu hẹp lại, làm ngăn chặn sự lưu thông của máu.
- Biến chứng bệnh lymphoma và các loại ung thư khác, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư như ung thư hạch,…
- Các dây thần kinh bị tổn thương vì viêm khớp gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau dây thần kinh, rễ dây thần kinh.
Biện pháp phòng ngừa
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh khó chữa trị, bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức xương khớp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nếu người bệnh không kịp thời chữa trị thì nguy cơ bệnh càng năng hơn, có thể xảy ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp. Hiện nay người ta vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân vì sao gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp, chính vì vậy chúng ta nên phòng ngừa là chủ yếu. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp để giúp hệ xương chắc khỏe gồm:
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước chiếm một lượng lớn trong cơ thể của chúng ta, thiếu nước đồng nghĩa với cơ thể thiếu đi một phần sự sống. Nước chiếm hơn 70% trong thành phần của sụn, nước giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu khớp với nhau. Chính vì vậy, thiếu nước hay mất nước thường xuyên sẽ khiến các sụn, dịch khớp suy giảm nhanh chóng, xảy ra tình trạng thoái hóa, viêm khớp dạng thấp.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, là biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp. Thiếu chất dinh dưỡng các bộ phận cơ thể hoạt động giảm sút, thiếu chất dinh dưỡng các hệ xương khớp hoạt động kém dần. Do đó chúng ta cần phải bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và xương khớp. Cụ thể hãy cung cấp vitamin D, E, canxi, omega 3 từ những nguồn thực phẩm thiên nhiên để ngăn ngừa quá trình thoái hóa, nguy cơ loãng xương. Chúng ta hãy ăn nhiều rau xanh như cải, súp lơ, cà chua, đậu bắp, mồng tơi, cá ngừ, cá hồi, ốc, tôm, cua, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
Tránh tiếp xúc với không khí lạnh và ẩm thấp
Tình trạng đau nhức xương khớp hay xảy ra khi thời tiết thay đổi, do đó khi thời tiết trở lạnh bạn nên mặc đủ ấm cho cơ thể, giữ ấm toàn thân bằng áo ấm, bao tay, tất vớ, khăn choàng cổ, quần dài, hạn chế ra ngoài đường,… Bên cạnh đó, bạn nên tránh làm việc lâu dưới thời tiết lạnh, dưới môi trường có độ ẩm cao.
Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm
Chấn thương do tai nạn là điều không ai mong muốn nhưng chúng ta cũng nên tránh để cơ thể gặp phải những chấn thương vùng xương khớp. Nếu xảy ra những tình trạng chấn thương như thế người bệnh cần điều trị dứt điểm để không xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Tập thể thao
Tập thể thao, vận động thường xuyên là giải pháp để ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp rất hiệu quả. Tập thể thao giúp cho hệ xương, cơ chắc khỏe, tốt cho tim mạch, tốt cho hệ miễn dịch. Bạn có thể tập yoga, bơi lội, chạy bộ, đi bộ,… tránh những môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bóng đá,…Trong vận động hằng ngày cần tránh những việc nặng nhọc, lao lực quá sức như khiêng vác.
Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý
Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý cũng là một biện pháp phòng tránh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng béo phì sẽ dẫn đến hiện tượng chèn ép lên các xương, các khớp, khiến xương phải chịu một áp lực quá mức gây nên viêm khớp. Ngược lại, người gầy do thiếu chất, thiếu dinh dưỡng nên canxi, vitamin D trong xương thiếu trầm trọng, các mô sụn khớp bị mòn, dịch khớp tiết ra quá ít, quá trình cọ xát sẽ gây ra những cơn đau. Do đó, hãy cân bằng trọng lượng cơ thể để tránh mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống điều độ, hợp lý. Người bệnh nên bổ sung những chất chứa nhiều canxi, vitamin D như xương từ động vật, sữa, hải sản, tôm, cua, ốc,… những dưỡng chất omega 3 từ cá hồi, cá trích, cá người,… và những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, cà chua, súp lơ, cải xoăn,…
Thay đổi lối sống
Theo như nghiên cứu, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường. Do đó, để ngừa bệnh chúng ta nên chấm dứt việc hút thuốc, quản lý tốt stress bởi stress ảnh hưởng đến mức độ cao hơn của tình trạng viêm trong cơ thể. Xây dựng giấc ngủ khoa học, ngủ đủ giấc ngày 8 tiếng đồng hồ để giữ một tinh thần sảng khoái.
Trên đây là một số thông tin hữu ích và mang tính chất tham khảo về các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu người bệnh gặp những vấn đề về bệnh viêm khớp dạng thấp mà điều trị không khỏi thì mau chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 19/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!