Ra khí hư màu xanh khi mang thai tại sao? Giải đáp từ chuyên gia

Ra khí hư màu xanh khi mang thai là hiện tượng bất thường mà một số chị em gặp phải. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, bà bầu cần làm gì để ngăn chặn. Chúng ta hãy cùng lắng nghe tư vấn từ chuyên gia.

Ra khí hư màu xanh khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Bác sĩ Ngô Thị Hằng – Chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Cố vấn chuyên môn chương trình “Vì sức khỏe của bạn” đài H1, thành viên Hội đồng nghiên cứu phục dựng bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh, cho hay:

“Trong thời kỳ mang thai, hormone, nội tiết tố của bà bầu thay đổi điều này dẫn đến lượng khí hư tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến màu sắc. Đa số các trường hợp đều ra khí hư màu trắng, số ít khác ra khí hư màu xanh hoặc vàng, nâu. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra dịch xanh là sinh lý hay bệnh lý mà có hướng khắc phục khác nhau.”

Sau đây là những tác nhân gây viêm phụ khoa, ra nhiều khí hư màu vàng xanh trong thời gian bầu bí phổ biến nhất:

  • Nhiễm khuẩn từ môi trường, nguồn nước: Sử dụng nước bị nhiễm khuẩn để vệ sinh vùng kín, sống trong môi trường ô nhiễm đều tạo điều kiện gây bệnh phụ khoa, ra khí hư với màu sắc lạ ở bà bầu.
  • Vệ sinh sai cách: Sử dụng dung dịch vệ sinh độ pH quá cao, thụt rửa vùng kín, không thay quần lót… đều khiến vi khuẩn có hại lưu lại, sinh sôi và gây bệnh.
  • Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng rượu, cà phê, hay thậm chí ma túy dễ gây sự thay đổi nội tiết, tiết khí hư màu xanh ở tháng cuối và nhiều triệu chứng khác.
  • Ăn uống sinh hoạt thiếu điều độ: Điều này khiến sức đề kháng của phụ nữ mang thai giảm,
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn khiến bà bầu có thể lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục từ chồng, bạn “tình” dẫn đến viêm, ra khí hư màu xanh.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 bác sĩ chữa bệnh phụ khoa giỏi tại Hà Nội

Ra khí hư màu xanh khi mang thai cho biết điều gì?

Tình trạng bị ra nhiều khí hư màu xanh trong thời gian mang thai theo bác sĩ Hằng chỉ có số ít là do yếu tố sinh lý gây ra khi bị rối loạn nội tiết tố, rỉ nước ối…, còn đa số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, có thể kể đến như:

  • Khí hư màu xanh, có mùi hôi, ngứa vùng kín nhiều khả năng do nấm candida gây ra. Bởi dịch tiết ra nhiều hơn bình thường, môi trường ẩm ướt đã tạo điều kiện để nấm phát triển, xâm nhập vào âm đạo.
  • Ra khí hư màu xanh kèm tia máu, đau âm ỉ bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm dạ con.
  • Ra khí hư màu xanh không ngứa khi mang thai, nhưng ra nhiều, đặc vào sáng sớm, mệt mỏi, đau bụng dưới, đau buốt đường tiết niệu… có thể bị viêm nội mạc tử cung.
  • Khi mang thai tháng cuối ra khí hư màu xanh có thể do viêm cổ dạ con.

Hiện tượng này gây lo lắng, bất an cho bà bầu. Tâm lý không tốt không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà cả thai nhi.

Vùng kín bị nhiễm nấm phụ khoa trong thời gian mang thai gây hiện tượng khí hư màu xanh
Vùng kín bị nhiễm nấm phụ khoa trong thời gian mang thai gây hiện tượng khí hư màu xanh

Mức độ nguy hiểm của tình trạng ra khí hư màu xanh khi mang thai 

Nếu tình trạng khí hư màu xanh kéo dài trong thời gian mang thai, bà bầu cần phải đi khám ngay để tránh các rủi ro có thể xảy ra không chỉ với sức khỏe của bà bầu mà cả thai nhi.

  • Sảy thai
  • Khiến nước ối bị nhiễm khuẩn
  • Thai lưu
  • Sinh non
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đây là những mối đe dọa có thể xảy ra chỉ từ biểu hiện ra khí hư màu xanh ở bà bầu. Do đó mọi người chớ nên chủ quan, tìm cách xử lý trước khi quá muộn.

Mẹ bầu cần làm gì khi xuất hiện khí hư màu xanh trong thai kỳ?

Bác sĩ Hằng cho hay, phụ nữ mang thai phải đối mặt với các bệnh phụ khoa rất cao. Do đó khi bệnh mọi người cần:

  • Tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để khám và điều trị.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng kín khoảng 2 lần/ngày.
  • Không thụt rửa âm đạo tùy tiện.
  • Chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín khô ráo, sạch sẽ
  • Chọn loại quần lót thông thoáng, thoải mái.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng ra khí hư màu xanh khi mang thai. Bà bầu cần lưu ý và chủ động thăm khám nếu phát hiện mình đang gặp phải tình trạng này. Điều trị sớm sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ bà bầu và thai nhi.

Ngày Cập nhật 30/05/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *