9 Công Dụng Bất Ngờ Từ Râu Ngô - Bắp (Dược Liệu Tốt)
Khá nhiều người thường vứt bỏ phần râu ngô của quả ngô và họ cho rằng hàm lượng dinh dưỡng trong hạt ngô mới là dinh dưỡng. Những ít ai biết được râu ngô lại được xem là “thần dược” chữa bệnh được dân gian sử dụng khá nhiều bởi thành phần có trong chúng không thua kém gì thành phần trong hạt ngô.
Thành phần dinh dưỡng
Ngô hay còn được gọi là bắp ở một số địa phương, và được biết đến là một trong ba lương thực hàng đầu thế giới sau gạo và lúa mì. Chính vì vậy, không quá khó khăn trong việc tìm kiếm những cái ngô ngoài chợ hoặc các quầy rau củ trong siêu thị với mức giá rẻ vừa túi tiền người tiêu dùng và râu ngô cũng vậy.
Râu ngô là những sợi dài, sáng bóng và thường mọc ở đầu trái ngô. Các sợi dài, mượt, có màu trắng, xanh lục hoặc nâu đen, mọc từ mắt của từng hạt để bắt lấy phấn hoa. Trong râu ngô có chứa rất nhiều các thành phần có lợi cho sức khỏe cũng như nhiều loại vitamin khác nhau bao gồm:
- Tinh dầu
- Chất béo
- Chất đắng
- Chất xơ
- Chất khoáng
- Flavonoid
- Axit pantothenic
- Isotol
- Saponin
- Steroid (sytosterol và sigmasterol)
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B6
- Vitamin C
- Vitamin PP
Ngoài ta, râu ngô còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe khác. Đặc biệt là hàm lượng kali có trong râu ngô rất dồi dào.
Những công dụng bất ngờ từ rau ngô
Với những phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe được chúng tôi đề cập bên trên, râu ngô được cả giới dược lý hiện đại và y học cổ truyền công dụng là “thần dược” quý bởi những lợi ích mang lại của râu ngô khá cao. Trong Đông y, loại nguyên liệu này có vị ngọt, tính bình có nhiều tác dụng chữa viêm tiết niệu, lợi tiểu, vàng da, sỏi mật, bí tiểu, phù thũng, viêm bàng quang, hạ huyết áp, đặc biệt là loại thảo dược chữa bệnh gan.
Những ngày thời tiết nắng nóng như thế này, một ly nước râu ngô không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể mà còn là phương thuốc chữa bệnh và ngăn chặn ở một số bệnh lý cụ thể như sau:
1. Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Mỗi ly trà râu ngô mỗi ngày giúp cơ thể được giải khát, thanh nhiệt với vị ngọt nhẹ nhẹ, và ngon hơn khi cho vài viên đá lạnh để uống. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể sử dụng nước râu ngô thay cho nước trà. Ngoài ra, trong râu ngô còn có các chất oxy khá nhiều, có tác dụng đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể, tăng cường chức năng gan, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
Đặc tính kháng viêm trong râu ngô không thể chối bỏ được, nhất là trong vấn đề liên quan đến viêm đường tiết niệu và bàng quang. Việc sử dụng nước râu ngô đều đặn mỗi ngày có tác dụng làm giảm cơ hội tích tục trong đường tiết niệu cũng như làm dịu đi tuyến tiền liệt bị tổn thương.
3. Ngăn ngừa sỏi thận
Quá quen thuộc với bài thuốc từ râu ngô chữa bệnh và phòng bệnh sỏi thận được ông bà ta sử dụng. Bởi tác dụng tăng lưu lượng nước tiểu, giảm thiểu tối đa các độc tố tích tụ tại gan không thể tống cứ ra ngoài và hình thành thành sỏi. Ngoài công dụng điều trị bệnh sỏi thận, nước râu ngô còn có công dụng điều trị các bệnh lý khác liên quan đến thận như nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, viêm tiết niệu,… Lưu ý, râu ngô không thay thế tác dụng chữa bệnh của các thuốc đặc trị khác.
4. Lợi tiểu
Bản chất của râu ngô là tính mát (theo Đông y cổ truyền), chính vì thế, trà râu ngô được sử dụng như một phương thuốc lợi tiểu rất hiệu quả. Là loại dược liệu này có cơ chế hoạt động tương tự như các vị thuốc lợi tiểu chuyên dụng khác. Bên cạnh công dụng đào thải các độc tố thông qua đường tiểu, râu ngô còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thận và suy tim xung huyết ở một số đối tượng.
5. Vị thuốc giảm huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao là một bệnh lý của người ở độ tuổi trung niên và về già. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến với nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Và việc sử dụng râu ngô để điều trị cũng được ông bà ta áp dụng. Bởi vì, hàm lượng Flavonoid cũng được tìm thấy trong râu ngô khá lớn, giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể (nồng độ natra cao cũng chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp), giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và điều chỉnh huyết áp.
6. Giảm lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu quá cao có thể kiến cho cơ thể mắc phải một số bệnh lý không mong muốn như các bệnh lý về thận, bệnh tiểu đường, đột quỵ,… Nước râu ngô giúp hạ lượng đường bằng cách tăng insulin trong cơ thể và chống lại sự đề kháng insulin.
7. Cải thiện bệnh xuất huyết
Ít ai biết được một ít râu ngô đem sắc lấy nước uống mỗi ngày có để cải thiện tình trạng băng huyết, chảy máu niêm mạc, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu hoặc xuất huyết tử cung.
Để phát huy hết tác dụng của râu ngô, bạn có thể kết hợp cùng với các thảo dược có sẵn trong tự nhiên khác như lá sen, cỏ nhọ nồi, huyết dụ,…
8. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm
Râu ngô có đặc tính chống viêm, giảm đau khá hiệu quả đặc biệt là các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, bệnh gout. Ngoài ra, râu ngô còn ngăn chặn sự hình thành của các acid uric thừa thãi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp.
Lưu ý, râu ngô không phải là phương thuốc điều trị triệt để các bệnh về xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên tiến hành thăm khác và có phương pháp điều trị phù hợp.
9. Thuốc giảm cân hiệu quả
Tình trạng tăng cân hay béo phì luôn khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là hội chị em phụ nữ. Với tình trạng thừa cân, chỉ mỗi ly râu ngô mỗi ngày có thể giúp người sử dụng tìm lại vóc dáng với thân hình “đồng hồ cát”. Bởi vì trong râu ngô, hàm lượng chất béo và calo khá ít, nên không gây béo khi sử dụng. Ngoài ra, mỗi ly nước râu ngô còn giúp cơ thể đào thải ra ngoài các chất độc hại tích tụ lại.
Với công dụng vừa giải nhiệt, vừa giải khát cho mùa hè nắng nóng, hội chị em phụ nữ không nên bỏ qua.
Xem thêm dược liệu: Cây Lược Vàng
Một số lưu ý khi sử dụng râu ngô
Mang tính chất tự nhiên, lành tính, hầu như không ẩn chứa các chất độc hại nào, và để phát huy hết tác dụng của râu ngô, người sử dụng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Không quá khó khăn để tìm kiếm một nhúm râu ngô về sắc nước uống với mức giả rẻ tiền. Tuy nhiên, việc tìm mua râu ngô sạch hiện nay cũng khá khó khăn. Bởi vì tính chất lợi nhuận, nên việc phun thuốc trừ sâu, thuốc thúc đẩy sự tăng trưởng là không thể tránh khỏi. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên rửa nhiều lần bằng nước lạnh để đào thải các độc tố, lọc bỏ tạp chất trong râu ngô và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng có trong râu ngô tươi luôn cao hơn râu ngô khô. Và việc sử dụng ở dạng tươi và dạng khô đều có ưu nhược điểm riêng. Dạng khô có thể giúp người sử dụng được sử dụng lâu hơn nếu biết cách bảo quản tốt, nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại không bằng râu ngô tươi. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng râu ngô tươi thay vì khô để đảm bảo vẫn giữ nguyên những dưỡng chất.
- Để phát huy hết tác dụng của rau ngô, người sử dụng nên phối hợp cùng với các thảo dược khác có sẵn trong tự nhiên để điều trị bệnh. Lưu ý, bạn không được tự ý phối hợp sử dụng khi chưa có sự cho phép của giới chuyên môn. Việc kết hợp không đúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Trong quá trình sử dụng rau ngô, bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do. Khi đó, bạn nên tạm ngưng sử dụng râu ngô kết hợp với việc theo dõi rồi mới tiếp tục sử dụng. Mặt khác, những trường hợp nghiêm trọng cần nhanh chóng đưa bệnh nhân về cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Với những công dụng tuyệt ngời của râu ngô, chắc hẳn từ giờ bạn sẽ không bỏ qua loại “thần dược” khi trước bạn chỉ sử dụng phần hạt. Tuy nhiên, những phương thuốc từ râu ngô chỉ là phương pháp hỗ trợ và có tác dụng với những trường hợp bệnh lý ở mức nhẹ và trung bình. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý trước khi sử dụng phương thuốc từ dược liệu này.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!