Rong huyết sau khi đặt vòng phải làm sao?
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp hiệu quả và hiện được rất nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, một số người phản hồi rằng họ gặp phải tình trạng rong huyết sau khi đặt vòng. Vậy, rong huyết sau khi đặt vòng phải làm sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Vì sao có hiện tượng rong huyết sau khi đặt vòng?
Những trường hợp bị rong huyết sau khi đặt vòng thường diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân có thể kể đến do:
- Vòng bị tụt ra khỏi vị trí được đặt trong buồng tử cung và đi sâu vào trong ống cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Kích thước của vòng tránh thai không phù hợp với kích thước tử cung (thường vòng tránh thai to hơn), gây tổn thương do cọ xát, dẫn đến tình trạng rong huyết kèm theo đau nhiều ở bụng dưới.
- Cơ địa dị ứng với vòng tránh thai đang đặt.
- Khi quan hệ tình dục, tử cung phải co bóp mạnh khiến vòng tránh thai bị tác động, di chuyển và cọ sát vào niêm mạc tử cung, gây ra hiện tượng xuất huyết và dẫn đến rong kinh.
- Nồng độ fibrinogen (một yếu tố đông máu (yếu tố I), một protein rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông) tăng cao, khiến máu chảy nhiều.
- Bác sĩ thực hiện tay nghề kém, đặt vòng sai vị trí.
- Tử cung chưa thích ứng được với vòng khiến lớp nội mạc tử cung dày lên, gây rong kinh, rong huyết.
Rong huyết sau khi đặt vòng có nguy hiểm không?
Rong huyết là tình trạng xuất huyết nhiều và đột ngột nên hiển nhiên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người phụ nữ. Một số nguy hiểm có thể kể đến khi người bệnh mắc rong huyết sau khi đặt vòng:
- Gây mất máu nghiêm trọng nhiều ngày, khiến chị em bị thiếu máu.
- Khiến cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt. Quá trình này kéo dài dễ khiến chị em mệt mỏi, ngất xỉu, hôn mê do kiệt sức.
- Có thể nguy hiểm đến tính mạng khi mất máu nhiều, không được cầm máu kịp thời.
- Ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, trứng khó thụ tinh, nội mạc tử cung bị bong tróc nên trứng khó làm tổ, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
- Rong huyết tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tồn tại và phát triển, gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… Nếu không phát hiện kịp thời, điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí gây nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Rong kinh sau khi đặt vòng phải làm sao?
Ngay sau khi thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai, bạn cần theo dõi những biến đổi của cơ thể. Nếu thấy hiện tượng rong huyết xuất hiện, cần lập tức đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra lại và xác định nguyên nhân vấn đề. Trường hợp do vòng đặt hay vị trí đặt, cần ngay lập tức tháo bỏ để không gây ảnh hưởng.
Những phương pháp điều trị rong huyết sau khi đặt vòng có thể áp dụng:
- Thuốc Tây: một số loại thuốc như thuốc cầm máu, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc Danazol sẽ giúp bạn cải thiện được tình hình, kiểm soát lượng máu mất đi và khống chế được khả năng viêm nhiễm phụ khoa do rong huyết. Tuy nhiên, để không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như: Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch, hô hấp… bạn cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc.
- Mẹo dân gian: Có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện rong huyết, cụ thể như uống bột quế, ăn cháo hạt sen cùng táo tàu và vải, đun nước lá huyết dụ, nhọ nồi, ngải cứu uống,… Đây là những loại thảo dược có sẵn từ thiên nhiên nên an toàn, tiết kiệm, lại có tính bổ huyết, điều kinh rất tốt, thường được các bà, các mẹ áp dụng rất phổ biến.
- Y học cổ truyền: Phương pháp an toàn, chữa tận gốc rong kinh sau đặt vòng
Hy vọng với những thông tin trên, chị em sẽ chú ý hơn khi sử dụng biện pháp đặt vòng để không gặp phải tình trạng rong kinh. Nếu rong kinh kéo dài nhiều ngày và xuất hiện dấu hiệu bất thường, viêm nhiễm Phụ khoa, bạn cần đi khám để kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng đến các cơ quan sinh dục.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!