Người bệnh sỏi niệu quản uống thuốc gì? [GIẢI ĐÁP NGAY]
Người bệnh sỏi niệu quản uống thuốc gì? là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cũng như gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy thuốc Tây có thực sự hiệu quả hay không? Người bệnh nên uống loại thuốc nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Một trong những phương pháp điều trị sỏi niệu quản phổ biến, được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay là điều trị nội khoa bằng sử dụng thuốc Tây. Đây là phương pháp uống thuốc để hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài theo đường bài tiết. Để đánh giá được hiệu quả của thuốc Tây tác động lên cơ thể bệnh nhân, cần xem xét những ưu, nhược điểm của phương pháp này.
Ưu, nhược điểm của thuốc Tây trị sỏi niệu quản
Sở dĩ, thuốc Tây nhận được sự tin dùng của rất nhiều bệnh nhân trong điều trị sỏi niệu quản là bởi những ưu điểm sau đây:
- Hiệu quả nhanh chóng: Thuốc Tây có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản một cách nhanh chóng, cụ thể như: giảm các cơn đau quặn thận, giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu,…Sử dụng thuốc Tây trong điều trị sỏi niệu quản còn có thể làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài.
- Nguồn gốc rõ ràng, minh bạch: Các loại thuốc Tây trên thị trường hiện nay đều đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, được đăng ký và kiểm định nghiêm ngặt bởi Bộ Y tế. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng vì biết rõ được nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của các loại thuốc này.
- Dạng thức có sẵn, tiện lợi: So với những bài thuốc Nam truyền thống thì đây là một điểm cộng lớn của thuốc Tây. Dưới sự phát triển của nền y học hiện đại, các loại thuốc Tây điều trị sỏi niệu quản ngày càng phong phú, đa dạng với hình thức nhỏ gọn, thuận tiện mà giá thành lại linh động.
Bên cạnh ưu điểm, phương pháp điều trị này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Dễ gây ra tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Tây điều trị sỏi niệu quản trong thời gian dài, người bệnh sẽ không thể tránh khỏi các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…
- Nguy cơ tái phát: Thuốc Tây hay được bệnh nhân sử dụng để làm giảm các triệu chứng như: đau quặn, tiểu rắt, sốt cao,… Người bệnh chỉ có thể cảm thấy đỡ khi dùng thuốc, nhưng khi ngưng, các triệu chứng này có thể có nguy cơ tái phát lại.
- Ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể: Lạm dụng thuốc Tây trong việc làm giảm các cơn đau sẽ khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về dạ dày, gan,… Do đó, khi lựa chọn phương pháp chữa bệnh này người bệnh nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Chỉ thích hợp với bệnh nhân mắc sỏi niệu quản thể nhẹ: Uống thuốc Tây thường chỉ được ưu tiên khi người bệnh đang ở giai đoạn đầu của bệnh với viên sỏi có kích thước nhỏ. Nếu sỏi có kích thước lớn, người bệnh đã gặp phải nhiều biến chứng thì nên chọn phương pháp điều trị khác như: dùng máy tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi,…
Người bệnh sỏi niệu quản uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị sỏi niệu quản ngày càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được bác sĩ kê những đơn thuốc khác nhau. Để giải đáp thắc mắc Người bệnh sỏi niệu quản uống thuốc gì? hãy tham khảo các loại thuốc dưới đây:
Thuốc làm giảm đau, chống viêm
Những viên sỏi nhọn, sắc cạnh kẹt tại điểm hẹp của niệu quản sẽ gây cho người bệnh nhiều khó chịu, thậm chí là đau buốt. Khi đó, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc giảm đau như paracetamol hay thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid,… Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc trên chỉ là giải pháp tạm thời để làm giảm triệu chứng bệnh.
Thuốc có tác dụng giãn cơ trơn, chống co thắt
Loại thuốc này có tác dụng trong việc giảm co thắt cơ trơn của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho viên sỏi được thải ra ngoài từ đó lưu thông đường tiểu. Thuốc giãn cơ trong, chống co thắt bao gồm: thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, verapamil), thuốc ức chế alpha- adrenergic (prazosin hydrochloride, doxazosin mesylate),…
Thuốc ức chế quá trình tạo sỏi
Dựa theo thành phần khoáng chất, sỏi niệu quản được chia thành 4 loại chính: sỏi canxi, sỏi acid uric, sỏi struvite và sỏi cystin. Với mỗi loại sỏi người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn mỗi nhóm thuốc khác nhau:
- Sỏi canxi: thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước tiểu giúp bào mòn sỏi nhanh chóng, thuốc kiềm hóa nước tiểu
- Sỏi acid uric: nguyên nhân chủ yếu gây ra sỏi acid uric là do dư thừa acid uric liên quan tới bệnh chuyển hóa nên người bệnh thường được dùng allopurinol và thuốc kali citrate nhằm kiềm hóa nước tiểu
- Sỏi struvite: Với loại sỏi này, thuốc kháng sinh thường được ưu tiên bởi nguyên nhân chính hình thành nên sỏi là do nhiễm khuẩn tiết niệu
- Sỏi cystin: Loại sỏi này được tạo ra khi nồng độ cystine tăng cao quá mức ở nước tiểu. Do đó bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc như Tiopronin, D-penicillamine,… để giảm nồng độ cystine
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp bệnh nhân bị sỏi Struvite hoặc sỏi cọ xát vào niêm mạc làm chảy máu, nhiễm trùng niêm mạc thì thuốc kháng sinh được ưu tiên sử dụng. Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có trong đường tiết niệu và ngăn chặn việc sỏi tăng kích thước. Nguyên tắc khi sử dụng chúng là bắt đầu bằng một kháng sinh phổ hẹp, liều thấp, nếu không đáp ứng thì đổi sang nhóm kháng sinh khác hoặc tăng liều lượng lên. Loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân sỏi niệu quản gồm có: cephalosporin, kháng sinh nhóm tetracyclin hay nhóm quinolon,…
Trên đây là những loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị sỏi niệu quản. Để hạn chế được những tác dụng phụ không muốn, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.
Những lưu ý về vấn đề Người bệnh sỏi niệu quản uống thuốc gì?
Hiện nay, các loại thuốc Tây chữa sỏi niệu quản xuất hiện ngày càng đa dạng và phong phú. Lựa chọn phương pháp chữa bệnh này cũng đem lại cho bệnh nhân nhiều kết quả tích cực, nhanh chóng. Tuy nhiên, để có được kiến thức bao quát hơn nữa về việc sử dụng thuốc Tây, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết được tình trạng bệnh lý của mình. Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh không được tự ý bỏ liều hay thêm liều khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sức khỏe có dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc, hãy liên hệ ngay bác sĩ của mình.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống phù hợp. Cần ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, chăm chỉ vận động, rèn luyện thể dục thể thao và bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi niệu quản. Bệnh nhân không nên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Người bệnh nên đi tái khám thường xuyên để đánh giá được hiệu quả của thuốc. Nếu sử dụng thuốc mà bệnh vẫn không có tiến triển, thậm chí còn gặp những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn hãy tìm đến các phương pháp điều trị khác như: uống thuốc Nam, thuốc Đông y, mổ lấy sỏi, dùng máy tán sỏi,…
Bệnh nhân sỏi niệu quản uống thuốc gì? Thuốc Tây có hiệu quả, an toàn không?,…là những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay . Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc Tây. Nếu thấy mình có triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!