Bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Bệnh suy nhược thần kinh phổ biến ở độ tuổi lao động. Đây được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Vấn đề “suy nhược thần kinh có nguy hiểm không” được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây giúp người đọc nắm được những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh tới thể chất và tinh thần.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh hay còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược theo Đông y, là tình trạng rối loạn chức năng não bộ và một số trung khu dưới vỏ não do làm việc quá tải. Hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận và truyền tải thông tin. Khi lượng thông tin quá lớn khiến não bộ căng thẳng kéo theo những cơn đau đầu, mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, điển hình như:
- Stress, căng thẳng kéo dài
- Lao động trí óc với cường độ cao
- Tâm lý bị sang chấn, ảnh hưởng g
- Môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn
- Ảnh hưởng của các bệnh tim mạch, huyết áp và tuần hoàn máu
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh phổ biến ở lứa tuổi 25- 45, đây vốn là độ tuổi lao động chính trong xã hội. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới,có đến 5% dân số mắc các dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Những triệu chứng do bệnh gây ra không chỉ khiến sức khỏe giảm sút mà người bệnh không tập trung được vào công việc làm hiệu quả làm việc đi xuống.
Suy nhược thần kinh và trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh về tâm lý, với những biểu hiện về sự ức chế của hoạt động tâm thần. Những rối loạn cơ bản của trầm cảm là giảm khí sắc (vẻ mặt bệnh nhân luôn đơn điệu, buồn bã…), giảm hoạt động và giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây.
Suy nhược thần kinh có triệu chứng tương tự và là tiền đề cho bệnh trầm cảm. Khi bệnh suy nhược thần kinh xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách khả năng cao có thể dẫn đến trầm cảm, mất định hướng cuộc sống. Nhiều trường hợp người bệnh có suy nghĩ tiêu cực, tự làm đau cơ thể thậm chí có ý muốn tự sát.
Suy nhược thần kinh nặng
Ngoài những ảnh hưởng về tinh thần, khi triệu chứng bệnh kéo dài có thể kéo theo ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tim mạch, huyết áp, hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng xấu do sự tác động của hệ thần kinh. Đa số người bệnh suy nhược thần kinh còn mắc thêm các bệnh khác như huyết áp cao, suy tim, khó thở, đau dạ dày…
Tác động tiêu cực của suy nhược thần kinh nặng tới thể chất và tinh thần người bệnh vô cùng nghiêm trọng. Một vài hậu quả do bệnh gây ra mà người đọc nên đặc biệt quan tâm:
- Mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ là thời gian cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và tái tạo lại các tế bào. Bệnh suy nhược thần kinh tác động lên chất lượng giấc ngủ, kiến người bệnh rối loạn tinh thần, khó ngủ. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng làm việc của người bệnh
- Đau đầu, mệt mỏi
Các cơn đau đầu kéo dài từng đợt do hệ thần kinh quá căng thẳng ám ảnh người bệnh. Vùng trán, hai thái dương, gáy là nơi thường xuyên xuất hiện hiện tượng đau âm ỉ. Hiện tượng này xuất hiện và kéo dài khi người bệnh quá lo lắng hay áp lực.
- Rối loạn hành vi, cảm xúc
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và cảm xúc của bản thân. Đối mặt với những tác động bên ngoài người bệnh thường dễ rơi vào trạng thái lo lắng thái quá, tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt. Khi này bệnh nhân có thể cảm nhận được nhịp tim tăng nhanh bất thường,vã mồ hôi hột, chóng mặt thậm chí ngất xỉu.
Nhiều trường hợp người bệnh trở nên khép kín, ngại giao tiếp với người xung quanh. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến công việc,các mối quan hệ mà còn khiến bệnh nhân dễ rơi vào trầm cảm.
- Suy nghĩ tiêu cực
Ý nghĩ muốn tự sát, tiêu cực thường xuyên xuất hiện ở người bệnh suy nhược thần kinh. Sức khỏe suy kiệt, tâm lý bất ổn đeo bám người bệnh khiến họ tự cảm thấy mình như gánh nặng cho gia đình.
Khi bệnh trở nặng nhiều người có xu hướng tìm đến các chất kích thích như rượu bia, chất gây nghiện để giải tỏa tâm lý. Một số khác có biểu hiện hủy hoại bản thân. Những điều này là dấu hiệu báo động về sức khỏe người bệnh. Người thân, bạn bè nên quan tâm, để ý để sớm can thiệp các liệu pháp tâm lý chữa trị phù hợp.
- Suy giảm trí nhớ
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin. Chứng suy giảm trí nhớ từ đó xuất hiện và trở thành tiền đề cho các bệnh hệ lụy như Alzeimei, Parkinson,… Việc điều trị lúc này cần nhiều công sức và tiền bạc. Bệnh trở thành gánh nặng cả với bệnh nhân lẫn người thân trong gia đình.
Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không?
Theo đánh giá của chuyên gia thần kinh, bệnh khó có thể tự khỏi nếu không có phương pháp điều trị hợp lý. Không những vậy tình trạng bệnh dễ trở nặng và kéo dài dai dẳng kéo theo nhiều hệ lụy nặng nề. Do đó ngay khi có dấu hiệu suy nhược thần kinh,người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám chữa.
Thời gian điều trị thông thường kéo dài từ 3-4 tuần. Điều trị càng sớm, tỷ lệ khỏi bệnh càng cao. Với những trường hợp phức tạp, quá trình điều trị có thể kéo dài hơn.
Các phương pháp điều trị suy nhược thần kinh
Nhận biết những mối nguy hại từ bệnh gây ra, phương pháp chữa bệnh từ đó được người đọc đặc biệt quan tâm hơn. Bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và hạn chế bằng những liệu pháp quen thuộc. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp người bệnh dễ dàng vượt qua suy nhược thần kinh.
Thuốc trị suy nhược thần kinh theo Tây y
Trong một số trường hợp suy nhược thần kinh nặng hay có dấu hiệu trầm cảm, người bệnh cần được điều trị bằng phác đồ y học cụ thể. Hiện nay thuốc chữa suy nhược thần kinh phổ biến với 2 loại là thuốc Tây và Đông y.
Bác sĩ có thể kê cho người bệnh một vài loại thuốc với tác dụng chủ yếu là hỗ trợ thần kinh, an thần, bổ não như:
- Thuốc giảm đau đầu : aspirin, paracetamol, efferalgan…
- Thuốc an thần, bổ não giúp giảm lo âu, giảm triệu chứng mất ngủ: seduxen, elenium, mimoza…
- Nhóm thuốc chống trầm cảm : stablon, amitriptyline….
- Thuốc tăng cường hệ toàn hoàn máu: Tanakan, arcalion, asthenal…
Ưu điểm của Tây y: Tác dụng nhanh, dễ mua được ở các hiệu thuốc
Nhược điểm: Sử dụng thuốc cần có đơn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi đặc biệt với các loại thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm. Lạm dụng những thuốc này có thể khiến bệnh nặng hơn kèm tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
- Chữa suy nhược thần kinh bằng thuốc Đông y
Trong YHCT, suy nhược thần kinh có nguyên nhân do tiên thiên không đủ, công năng phủ tạng rối loạn gây suy nhược. Đông y chia bệnh theo 4 thể trạng, điều trị tập trung vào điều hòa khí huyết, bổ âm, an thần…
Thể can và tâm khí uất kết: Điều trị tập trung vào tư âm giáng hòa, bình can tiềm dương,an thần
- Tâm can thận âm hư
Biểu hiện: mệt mỏi, đau lưng, ù tai, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện trong, đại tiện ít, táo, miệng ít khô, mạch tế. Điều trị tập trung: Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh
- Thận âm thận dương hư
Sắc mặt trắng, tinh thần ủy mị, lưng gối mỏi yếu, di tinh, liệt dương, lưng và tay chân lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu tiện trong, đái nhiều lần, lưỡi đạm nhạt, mạch tế vô lực. Phương pháp chữa: ôn thận dương, bổ thận âm, an thần, cố tinh.
- Tâm can thận âm hư
Dấu hiệu: Nặng về ức chế, giảm ít triệu chứng về hưng phấn tăng, theo đông y nặng về triệu chứng của thận âm, can huyết, tâm âm hư, ít triệu chứng về dương xung. Cách điều trị: Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh
- Tâm tỳ hư
Triệu chứng: Ức chế thần kinh giảm kèm suy nhược nhiều, ăn kém. Điều trị bằng cách kiện tỳ an thần
Với phương pháp này có ưu điểm: Đem lại hiệu quả cao, đáng tin cậy. Thành phần của Đông y đều từ những thảo dược an toàn, lành tính. Gia giảm liều lượng theo thể trạng người bệnh, bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Tác dụng của thuốc thấm sâu vào cơ thể giúp bồi bổ toàn thân.
Nhược điểm: Thuốc cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc.
Phương pháp điều trị bệnh tại nhà
Ở mức độ nhẹ, một vài thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày cũng có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hình thành chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh. Các nhóm chất dinh dưỡng như chất xơ,vitamin A, B6, K, T, Omega 3… được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng . Những dưỡng chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm là:
- Cá hồi
- Các loại đậu
- Bí đỏ
- Trà thảo dược,…
Một số thực phẩm người bệnh nên tránh xa
- Đồ uống có cồn
- Trà, cafe, đồ uống chứa nhiều cafein
- Đồ dầu mỡ
Tập thể dục thường xuyên
Sử dụng khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc vận động nhẹ giúp cho hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn. Những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,dưỡng sinh, thiền… giúp người bệnh thư giãn và cải thiện chức năng của hệ thần kinh.
Cải thiện giấc ngủ
Có được giấc ngủ ngon, đủ giấc giúp tình trạng bệnh giảm nhẹ. Một số biện pháp giúp chất lượng giấc ngủ được nâng cao như:
- Ngủ sớm, đúng giờ
- Tránh sử dụng điện thoại hoặc đồ điện tử trước khi ngủ
- Mát-xa nhẹ vùng đầu,vai gáy trước khi ngủ
- Bổ sung các loại đồ uống từ thảo dược giúp an thần, dễ ngủ
Cân bằng thời gian làm việc
Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh không nên quá lao lực trong công việc. Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả hơn. Ngoài ra nên chia thời gian cho cả các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, đi dạo…
Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân
Vấn đề tâm lý là yếu tố quan trọng trong việc điều trị suy nhược thần kinh. Để giải tỏa căng thẳng, trầm uất, việc chia sẻ là vô cùng cần thiết. Những lo nghĩ, muộn phiền được gỡ bỏ giúp đầu óc thoải mái, bệnh từ đó có thể được chữa khỏi.
Bằng những thông tin trong bài, thắc mắc bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không đã được giải đáp. Hy vọng người đọc đã có cho mình những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!