Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Nhận định của Bác sĩ

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Bệnh thường tiến triển âm thầm theo thời gian, ngày càng nặng và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn toàn. Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải tiến hành lọc máu nhân tạo để duy trì sự sống. Đó là lý do, người bệnh rất quan tâm và luôn có nhiều thắc mắc như bệnh suy thận có nguy hiểm không? Có con được không? Sống được bao lâu? Mọi câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Suy thận được hiểu là thận bị tổn thương và suy giảm chức năng vốn có
Suy thận được hiểu là thận bị tổn thương và suy giảm chức năng vốn có

Những điều cần biết về bệnh suy thận

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường –  Truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ) lý giải thận là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể, có nhiễm vụ lọc máu và loại bỏ các chất thải, nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Suy thận là thuật ngữ chỉ sự tổn thương và suy giảm chức năng vốn có của thận, gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm và tiến triển theo thời gian, người bệnh cần phải hết sức chú ý đến tình trạng của sức khỏe để có thể nhận biết bệnh sớm thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Phù nên tay, chân, mặt
  • Bồn nôn, ớn lạnh, hơi thở có mùi hôi
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, tinh thần giảm sút
  • Đau lưng và đau cạnh sườn, cao huyết áp khó kiểm soát

Dựa vào tình trạng suy giảm và tổn thương của thận, các chuyên gia đã phân bật suy thận thành những trường hợp sau:

  • Tổn thương thận cấp: Tình trạng này gọi là suy thận tiến triển nhanh, thận bị suy giảm chức năng trong thời gian ngắn khoảng vài giờ đến vào ngày. Bệnh nhân có thể hoàn toàn bệnh phục nếu điều trị sớm và đúng cách sau vài ngày đến vài tuần.
  • Suy thận cấp: Đây là trường hợp thận bị tổn thương cấp, thường được chỉ định lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì mạng sống.
  • Bệnh thận mãn tính: Chức năng thận bị suy giảm từ từ trong thời gian dài và không thể hồi phục. Tùy thuộc vào mức độ tổn hại của thận mà bệnh được chia thành 5 giai đoạn khác nhau.
  • Suy thận mạn tính giai đoạn cuối: Chức năng thận gần như không còn hoạt động, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để suy trì mạn sống.

Hầu hết các trường hợp suy thận chủ yếu là do những vấn đề từ sức khỏe gây ra các tổn thương cho thận trong thời gian dài như tiểu đường, các bệnh nhiễm trùng, sỏi thận, đau tim, vấn đề về đường tiết niệu,…

Chuyên gia giải đáp các thắc mắc về bệnh suy thận

Thực tế, các triệu chứng suy thận kể trên thường biểu hiện khá muộn, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Chính vì bệnh diễn biến âm thầm nên càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sinh hoạt, sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận được y học chia thành nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bệnh sẽ mang đến những ảnh hưởng khác nhau cho người bệnh. Lương y Tuấn cho biết nếu suy thận không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các cơ quan trên cơ thể và gây ra các biện chứng nguy hiểm như:

  • Hiện tượng giữ nước trong cơ thể gây phù nề, huyết áp cao.
  • Gây ra các bệnh về tim mạch, làm giảm khả năng hoạt động của tim.
  • Suy giảm ham muốn tình dục, xương khớp yếu rất dễ gãy.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Viêm ngoài màng tim, biến chứng trong thời gian mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Suy thận giai đoạn cuối người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo để suy trì sự sống.
Suy thận gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh
Suy thận gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh

Lương y Tuấn nhấn mạnh suy thận là căn bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo thống kê, nước ta có khoảng 7 triệu bệnh nhân mắc bệnh thận, chiếm khoảng 6,7% dân số và đang có dấu hiệu ngày càng tăng lên. Khi người bệnh đã bước sang giai đoạn cuối bác sĩ sẽ chẩn đoán khoảng 0,09% người cần lọc máu và trong đó chỉ còn 10% được lọc máu còn 90% còn lại sẽ tử vong.

Suy thận có con được không?

Suy thận là hậu quả của quá trình suy giảm chức năng lọc tại hai cầu thận, do đó có ảnh hưởng mật thiết với chức năng sinh lý ở cả nam giới và nữ giới. Vậy bị suy thận có con được không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hàng đầu.

Ở nam giới, suy thận làm giảm lượng hormone androgen được sản xuất từ tuyến thượng thận, suy giảm chức năng tình dục, giảm chất lượng tinh trùng, từ đó dẫn đến khó có con.

Ở nữ giới, chức năng thận bị yếu đi sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, mất cân bằng nội tiết tố, giảm chất dịch bôi trơn ở âm đạo, giảm nhu cầu tình dục và chức năng sinh lý, các biểu hiện của tiền mãn kinh sớm,… khiến khả năng trứng thụ thai giảm đáng kể.

Suy thận sống được bao lâu?

Theo chẩn đoán của các các chuyên gia Thận – Tiết niệu hàng đầu, tỷ lệ sống sót của người bệnh suy thận khác nhau trong từng trường hợp cụ thể do bản chất khó lường của bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội điều trị thành công và tốc độ hồi phục của bệnh nhân suy thận là:  loại suy thận, giai đoạn phát triển của bệnh, sức khỏe tổng thể và mức độ đáp ứng với điều trị.

Ngoài ra, loại nguyên nhân gây suy thận cũng tác động rất lớn tới tuổi thọ của người bệnh. Tỷ lệ suy giảm chức năng thận phụ thuộc phần nào vào các bệnh tiềm ẩn gây ra suy thận và khả năng kiểm soát, điều trị các căn bệnh này. Một số bệnh lý điển hình nhất có thể kể đến là bệnh cầu thận, tăng huyết áp, các bệnh thận di truyền, chất độc và các chấn thương,…

Các phương pháp điều trị bệnh suy thận

Suy thận là căn bệnh mà y học vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Người bị bệnh chỉ có thể tuân theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn suy thận cấp độ nhẹ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

Điều trị bệnh bằng phương pháp bảo tồn giúp làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh mà bạn đang mắc phải. Phương pháp này thường được áp dụng ở những trường hợp suy thận ở mức độ nhẹ, có tác dụng đảm bảo chức năng thận của người bệnh được giữ với thời gian lâu nhất có thể.

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, với phương pháp này tình trạng tổn thương của thận có thể không giảm mà tiếp tục xấu đi, ngay cả khi bệnh đã được khắc phục và kiểm soát tốt.

Điều trị các biến chứng của bệnh

Trong các trường hợp bệnh suy thận đã chuyển biến nặng, bước vào giai đoạn cuối thì sẽ áp dụng phương pháp điều trị là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới có thể duy trì được sự sống.

  • Chạy thận: Phương pháp này sẽ thay thế chức năng của thận loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong cơ thể bằng máy lọc chất thải và chất lỏng.
  • Ghép thận: Đây là phương pháp phẫu thuật thay thế quả thận đã hỏng bằng một quả thận khỏe mạnh từ người khác hiến tặng. Tuy nhiên chi phí để thực hiện phẫu thuật rất cao, không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc nếu không chạy hoặc ghép thận. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này thì việc kéo dài sự sống của người bệnh sẽ không lâu.

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận

Để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng tránh bệnh suy thận một cách tốt nhất, mọi người cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, không dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến thận.
  • Không nên uống nhiều rượu, bia, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác.
  • Uổng đủ nước hàng ngày từ 1,5 – 2 lít nước là cách bảo vệ thận rất tốt.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, không nên ngồi một chỗ quá lâu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng, hạn chế dùng quá nhiều muối, đây là một trong những tác nhân gây tăng huyết áp và gây hại cho thận.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân, kiểm soát được tình trạng hoạt động của thận.

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm làm suy giảm chức năng của thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẽ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng tránh căn bệnh suy thận nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *