Bệnh Thận Yếu Ở Phụ Nữ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Thận yếu ở phụ nữ là một trong những căn bệnh khá phổ biến gây ra các triệu chứng như suy giảm nhu cầu tình dục, rối loạn giấc ngủ, tóc rụng nhiều,… Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của chị em.
Nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ
Nguyên nhân chính gây thận yếu ở phụ nữ là do thói quen thiếu lành mạnh trong cuộc sống hoặc là hệ quả của một số bệnh lý mãn tính khác. Một số nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Khi phụ nữ có tuổi càng cao thì các cơ quan có xu hướng dần thoái hóa và suy giảm chức năng hoạt động. Vì vậy, bệnh thận yếu có xu hướng dễ gặp ở những người cao tuổi.
- Thuốc lá: Khói thuốc là là nhân tố làm gia tăng nguy cơ thận yếu, ung thư thận và nhiều loại ung thư khác. Theo thống kê có khoảng 29% trường hợp bị ung thư thận ở nam giới và 15% ở nữ giới có liên quan đến khói thuốc lá.
- Thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận yếu cao hơn 25 – 38% so với những người bình thường.
- Bệnh sỏi thận: Khi phụ nữ bị sỏi thận nghĩa là cơ quan này đã có những tổn thương nhất định và có những hạn chế trong việc đào thải độc tố. Lâu ngày, bệnh sỏi thận sẽ kéo theo các bệnh lý khác và đặc biệt là chứng thận yếu.
- Tiểu đường: Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh thận yếu cao gấp 6 lần so với những người bình thường và nguy cơ mắc bệnh ung thư thận cao hơn 46%.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên đâu thì bệnh thận yếu ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lười vận động, lạm dụng thuốc tây, stress căng thẳng kéo dài,….
Dấu hiệu nhận biết thận yếu ở phụ nữ
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng bài tiết nước tiểu, đảm nhiệm lọc máu, cân bằng nồng độ điện giải và ổn định huyết áp. Thận yếu khiến cho chức năng của cơ quan này bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh lý của chị em. Dưới đây là một số triệu chứng thận yếu thường gặp ở phụ nữ bạn cần phải lưu ý để sớm nhận biết ra bệnh:
Tóc rụng nhiều
Thận là cơ quan sản sinh ra hormone sinh sản trong cơ thể nữ giới. Vì vậy, khi thận gặp vấn đề sẽ khiến chức năng này bị suy giảm, nồng độ estrogen trong cơ thể cũng suy giảm gây ra hiện tượng tóc bạc yếu, khô, xơ và gãy rụng nhiều.
Sợ lạnh
Thông thường, nữ giới bị mắc bệnh thận yếu sẽ dễ cảm thấy lạnh hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi bị thận yếu, sức chống chịu của cơ thể bị suy giảm thấp hơn bình thường.
Tiểu đêm nhiều lần
Thận yếu làm chức năng của thận bị suy giảm, người bệnh sẽ thường xuyên bị mắc tiểu về đêm khiến họ phải thức giấc nhiều lần. Từ đó dễ gây rối loạn giấc ngủ, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi thức dậy.
Mắt quầng thâm, phù mọng
Theo Đông y, thận là cơ quan chuyên về hành thủy, nếu dịch thủy trong thận không được lưu thông sẽ khiến cho cơ thể bị ứ trệ, khiến mí mắt sưng phù, xuất hiện những quầng thâm, sắc mặt tái nhợt vì khí huyết khó lưu thông.
Không ngừng tăng cân
Nếu phụ nữ có chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường những cân nặng cứ tăng lên không ngừng. Khi đã giảm mức ăn xuống và thực hiện luyện tập thể dục nhưng không hiệu quả thì rất có thể bạn đã bị suy thận. Lúc này các chất thải trong cơ thể không được thận lọc hết đã tích tụ dưới da dẫn đến phù và tăng cân.
Biểu hiện mãn kinh sớm
Khi mắc phải chứng thận yếu, chị em sẽ gặp phải các triệu chứng của tiền mãn kinh ngay từ độ tuổi 30 như trong người bứt rứt, ngủ không yên giấc, hay đánh trống ngực, da dẻ nhăn nheo,…
Suy giảm ham muốn
Thận là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của cả nam và nữ giới. Nếu chức năng của thận bị suy yếu, nhu cầu tình dục của chị em cũng có xu hướng thuyên giảm.
Thận yếu ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?
Bệnh thận yếu ở phụ nữ ngày càng tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trước đây bệnh chỉ xuất hiện ở những người đang trong độ tuổi tiền mãn kinh thì hiện nay số lượng nữ giới trẻ tuổi mắc bệnh cũng tăng lên không ngừng.
Phụ nữ bị thận yếu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của người bệnh như:
- Da dẻ trở nên nhăn nheo thiếu sức sống và nhanh già.
- Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, thể trạng suy yếu.
- Không còn ham muốn quan hệ tình dục, gia tăng nguy cơ rạn nứt hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao…
Ngoài ra, áp lực từ công việc, cuộc sống và chế độ ăn uống không hợp lý,… làm tỳ thận bị suy yếu, khiến bệnh phát triển dễ dàng hơn và gia tăng nguy cơ suy thận.
Các cách điều trị thận yếu ở phụ nữ
Thận yếu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh chị em nên tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Điều trị bằng Tây y
Các loại thuốc Tây điều trị thận yếu giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, thường được bác sĩ chỉ định áp dụng cho những trường hợp nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ đáp ứng điều trị của mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành kế đơn bằng các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị thận yếu ở phụ nữ là:
Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng tăng cường chức năng bài tiết của thận.
- Nhóm thiazide
- Nhóm furosemide
- ….
Thuốc tăng thải acid uric: Thường được chỉ định điều trị đối với những bệnh nhân thận yếu có nồng độ acid uric cao, thuốc có tác dụng tăng thải được sử dụng để loại bỏ acid uric trong thận nhằm cân bằng nồng độ điện giải.
- Allopurinol
- Colchicin
- Febuxostat
- …
Thuốc chống tăng huyết áp: Thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân bị thận yếu có huyết áp cao, có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm áp lực lên thận
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc ức chế calci
- Thuốc ức chế men chuyển
- …
Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y điều trị bệnh thận yếu thường được áp dụng khi bệnh đã bước vào giai đoạn ổn định. Các bài thuốc này có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như Tây y, đồng thời nâng cao sức khỏe người bệnh.
Điều trị thận yếu bằng thục địa
Nguyên liệu:
- 160 gram bạch linh
- 320 gram thục địa
- 120 gram trạch tả
- 240 gram hoài sơn
- 120 gram đơn bì
- 200 gram sơn thù
Cách thực hiện:
- Thục địa đem nấu cao với mật ong
- Các nguyên liệu còn lại đem sấy khô, tán thành bột mịn
- Trộn đều tất cả nguyên liệu trên cùng với cao mật ong vo thành viên 10 gram
- Ngày dùng 4 viên và chia thành 2 lần để sử dụng vào buổi sáng và chiều
Điều trị thận yếu từ nhục thung dung
Nguyên liệu:
- 6 gram phòng phong
- 6 gram ba kích tím
- 12 gram xà sàng tử
- 6 gram phụ tử
- 16 gram nhục thung dung
- 6 gram ngũ vị tử
- 12 gram thỏ ty tử
- 6 gram viễn chí
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu trên sấy khô và tán thành bột
- Trộn với mật và vo thành viên hoàn
- Mỗi ngày sử dụng khoảng 15 gram hoàn uống với nước ấm
Lưu ý: Khi điều trị thận yếu bằng các bài thuốc Đông y cần hạn chế quan hệ tình dục, không nhịn tiểu và ăn mặn.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Điều trị thận yếu bằng các bài thuốc dân gian là sử dụng các nguồn thảo dược trong thiên nhiên, dễ kiếm và lành tính để chữa bệnh. Một số mẹo dân gian điều trị thận yếu được nhiều người biết đến và áp dụng như:
Điều trị thận yếu bằng rau ngô
Râu ngô đã được chứng minh là có những tác động tích cực đến sức khỏe của thận. Theo Đông y, rau ngô có tính mát, vị ngọt nhẹ tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Sử dụng rau ngô có tác dụng hỗ trợ chức năng bài tiết và lọc máu ở thận.
Nguyên liệu: 30 gram rau ngô tươi
Cách thực hiện:
- Rau ngô đem rửa sạch và nấu với nước uống thay nước lọc.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong 1 – 3 tháng, các triệu chứng của thận yếu sẽ thuyên giảm đáng kể.
Điều trị thận yếu bằng rau răm
Sử dụng rau răm để điều trị thận yếu cũng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Theo Đông y, rau răm có tính ấm, tác dụng hoạt huyết và khứ ứ. Tuy nhiên, bài thuốc này không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai và đang hành kinh.
Nguyên liệu: 1 nắm lá rau răm tươi
Cách thực hiện:
- Rau răm đem rửa sạch với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Giã nát rau răm và vắt lấy nước để uống hàng ngày.
Điều trị thận yếu bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực cũng có tác dụng rất tốt để cải thiện chức năng của thận. Chị em có thể sử dụng chúng để điều trị thận yếu theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thực hiện:
- Hoa đu đủ đực đem rửa sạch và xay nhỏ.
- Cho chúng vào nồi và đun nóng
- Sử dụng để ăn hàng ngày để khắc phục các biểu hiện của bệnh thận yếu.
Các biện pháp chăm sóc giúp cải thiện tình trạng thận yếu ở phụ nữ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thận yếu, các chị em cũng nên có các biện pháp chăm sóc bản thân đúng cách để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố và cặn bã ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nên uống mỗi lần 1 ít để tránh khát nước và đi một lúc quá nhiều.
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu gây áp lực lên bàng quang và thận.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá mặn gây tích nước khiến thận quá tải trong việc lọc thải chất lỏng và các loại thực phẩm giàu kali và photpho như các loại hạt, sữa, chuối, phomat,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho thận như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ,…
- Giữ cho cơ thể luôn được thư giãn, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường dức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh
- Thường xuyên tiến hành thăm khám để đánh giá chức năng của thận, khắc phục kịp thời những triệu chứng bất thường.
Thận yếu ở phụ nữ là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng sinh lý của chị em. Vì vậy, chị em cần phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, ngay khi có dấu hiệu của bệnh nên tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện chức năng thận.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!