Thoái hóa cột sống M47 – Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa cột sống M47 là tình trạng xương cột sống bị viêm, gây ra những cơn đau ở lưng gây những khó khăn trong quá trình vận động của người bệnh.
Thoái hóa cột sống M47 là gì?
Trong Y khoa, mỗi đốt sống ở xương cột sống có một kí hiệu riêng để phân biệt và nhận biết. M47 là kí hiệu chỉ đốt sống ở thắt lưng – đây là đốt sống quan trọng và dễ chịu tổn thương nhất. Thoái hóa cột sống M47 là tình trạng viêm xương cột sống ở thắt lưng, gây ra những cơn đau cho bệnh nhân.
Có thể hiểu, đây là kết quả của quá trình các đốt sống bị hao mòn do ảnh hưởng bởi việc vận động quá sức hoặc do quá trình lão hóa. Việc khiêng vác các vật nặng, giữ nguyên tư thế quá lâu trong lúc làm việc hoặc đột ngột gập người cũng gây ra những tổn thương cho vùng cột sống ở lưng.
Triệu chứng thoái hóa cột sống M47
- Giai đoạn đầu bệnh chỉ gây ra những cơn đau nhẹ, âm thầm, khó nhận biết vì những biểu hiện không rõ ràng.
- Đốt sống ở vùng thắt lưng bị viêm xương khớp gây nên biểu hiện đau nhức âm ỉ, các cơn đau đột ngột tăng dần.
- Các cơn đau ở thắt lưng tăng dần ảnh hưởng đến việc cúi người hay đứng thẳng lưng. Tư thế vận động khó khăn, bị hạn chế khi cúi gập người, xoay ngang người, khiến người bệnh lúc cử động cảm giác khó khăn.
- Giai đoạn càng về sau của bệnh có dấu hiệu căng cơ, co cứng cơ cạnh sống, vẹo cột sống,…
- Ngoài ra bệnh thoái hóa cột sống M47 càng để về sau không điều trị sớm có thể gây ra chứng bại liệt, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, không có khả năng lao động và cột sống xuất hiện tình trạng biến dạng.
- Xảy ra tình trạng gai cột sống, đau thần kinh tọa, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Biến dạng cột sống: mọc gai xương, mất đường sinh lí của cột sống.
- Rối loạn đại tiện và tiểu hiện, bất cập và khó khăn cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống M47
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống M47 rất nhiều, nhưng có một đặc điểm chung tất cả các nguyên nhân đều khiến phần đốt sống lưng M47 chịu quá nhiều áp lực, dẫn đến quá trình thoái hóa.
Tuổi tác
Thoái hóa cột sống M47 xảy ra với những người bước vào tuổi trung niên, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Về già xương thiếu canxi, không còn độ nhạy như trước, loãng xương, các sụn khớp không còn liên kết chặt chẽ nên nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Chấn thương, tai nạn
Trong quá trình chơi thể thao hay vận động quá sức, do té ngã hay va đập sẽ ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng gây ra những tổn thương. Chính vì sự tổn thương đó có nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa cột sống M47.
Quá trình lao động, làm việc
Công việc cũng là tác nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống M47. Những người nhân viên văn phòng, những người lái xe, người khiêng vác vật nặng thường xuyên,…là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất vì mỗi lần như vậy họ lại gây áp lực lên vị trí đốt xương thắt lưng M47.
Di truyền
Do bố mẹ có bệnh lý xương không được chắc khỏe nên sinh con ra cũng nguy cơ mắc những bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống M47.
Thói quen xấu
Sử dụng chất kích thích, thuốc lá, chất gây nghiện quá nhiều; thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo; tư thế ngủ không đúng cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa.
Cách điều trị thoái hóa cột sống M47
Dựa theo tình trạng, triệu chứng bệnh đang ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý về cách điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Sau đây là một số cách thông thường và phổ biến nhất hiện nay.
Vật lý trị liệu
Điều trị thoái hóa cột sống M47 bằng phương pháp vật lý trị liệu là cách dành cho những người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Vật lý trị liệu là phương pháp dùng kim để châm cứu, xoa bóp, chiếu hồng ngoại vùng xương cột sống bị tổn thương, là phương pháp tập các bài thể dục nhằm mục đích kéo giãn các cơ giúp cải thiện tình hình thoái hóa khớp xương, đưa vị trí đĩa đệm quay lại vị trí ban đầu.
Điều trị bằng liệu pháp nhiệt lạnh
Liệu pháp nhiệt lạnh là phương pháp dùng những túi chườm nóng hoặc lạnh để chườm lên vết thương nhằm giảm sự cứng cơ, sự đau nhức hay chống sưng viêm tại vùng cột sống M47 bị thoái hóa.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được sử dụng trong trường hợp các biện pháp vật lý trị liệu không mang tính hiệu nghiệm hoặc quá trình phục hồi chậm. Thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ khuyên dùng, chỉ định cho người bệnh nhằm giúp phục hồi cột sống M47. Thuốc giảm đau được dùng theo bậc như sau:
- Bậc 1: sử dụng Paracetamol loại 500mg, một ngày không sử dụng quá 4 lần.
- Bậc 2: kết hợp Paracetamol với 2 – 4 liều codein hoặc Tramadol.
- Bậc 3: dùng Opiat hoặc các loại dẫn xuất của Opiat.
Trong những trường hợp bệnh viêm nhiễm hơn thì bạn nên sử dụng thuốc kháng viêm Meloxicam, Diclofenac,…
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Điều trị bằng phương pháp Đông y cũng là một lựa chọn của nhiều người. Người bệnh sẽ tìm những bài thuốc Đông y để điều trị căn bệnh về xương khớp của mình. Đặc tính của những bài thuốc này là lành tính, an toàn cho sức khỏe và vô cùng tiện lợi.
Điều trị bằng phương thức phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị bệnh cuối cùng đối với những bệnh nhân bị thoái hóa ở vị trí đốt sống này ở giai đoạn nặng mà những phương pháp trước đó không đem lại hiệu nghiệm. Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp vào phần xương bị viêm và chỉnh sửa lại chúng nhằm giúp người bệnh phục hồi lại sức khỏe, trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sau phẫu thuật sức khỏe một phần bị ảnh hưởng, có thể xảy ra những biến chứng.
Thoái hóa cột sống M47 có thể sớm phát hiện và điều trị nếu chúng ta quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Và trên đây là những thông tin hữu ích để mọi người hiểu hơn về căn bệnh này cũng như biết cách chăm sóc bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!