Người Bị Thoái Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
Trên thực tế, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe của cột sống. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở cột sống. Do đó, người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để giảm viêm, giảm đau và tăng cường khả năng bình phục?
Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực phẩm không giúp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, các hoạt chất dinh dưỡng chứa trong các nguyên liệu tự nhiên này có tác dụng giúp giảm đau và làm tăng khả năng lành bệnh. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các loại đồ ăn và thức uống phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh. Tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm có công dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể của xương khớp. Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ chữa lành và thúc đẩy bệnh thoái hóa cột sống hồi phục nhanh.
1. Protein thực vật
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động của cơ thể. Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng, hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, protein còn có công dụng thúc đẩy phát triển xướng, đồng thời giúp tái tạo và chữa lành các tổn thương ở cột sống. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống.
Có hai nguồn cung cấp protein là từ động vật và thực vật. Hai loại protein này khác nhau cả về mặt giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người bệnh nên thay thế protein động vật thành thực vật. Bởi nguồn protein từ thực vật giúp mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe như giúp giảm lượng cholesterol xấu và chất béo bão hòa xuống mức tối thiểu. Vì vậy, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim, huyết áp,… Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lượng lớn protein từ thực vật giúp làm giảm viêm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống phát triển theo chiều hướng xấu.
2. Rau lá xanh đậm
Rau lá xanh đậm được xem là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe. Các loại rau có màu xanh đậm thường chứa lượng đáng kể vitamin B và Folate. Những hoạt chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, Folate cũng đóng vai trò quan trọng cho quá trình nhân đôi và sửa chữa DNA giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Hơn nữa, các loại rau lá xanh đậm còn chứa nhiều vitamin A, C, E, K và chất khoáng như canxi, magie và chất xơ, rất ít cholesterol, natri và carbohydrate. Vì vậy, chúng giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và chống táo bón. Ngoài ra, rau lá xanh đậm còn chứa lượng lớn vitamin K, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm. Đồng thời giúp cung cấp bảo vệ xương khỏi loãng xương và giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị nên tăng lượng rau lá xanh đậm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một số loại rau xanh nên bổ sung vào chế độ ăn uống như rau bina, cải xoăn, rau củ cải,…
Các bạn có thể thưởng thức bữa ăn với rau xanh theo nhiều cách dưới chế biến dưới đây:
- Làm salad trộn: Với sự thay đổi màu sắc và kết cấu, salad trộn không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn giúp làm đẹp da, hỗ trợ cải thiện chức năng xương khớp và hệ tiêu hóa.Các bạn có thể thưởng thức món salad làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà chua, rau diếp, cà rốt, dưa chuột, rau bina,…
- Thêm rau xanh vào súp: Để tăng hương vị cho món súp, bạn có thể thêm một vài loại rau như cải xoăn, ngò tàu,… vào món ăn yêu thích này
- Xào: Là một trong những cách chế biến đơn giản nhưng lại không kém phần hấp dẫn.Chỉ cần biết cách phối trộn các nguyên liệu như rau bina, bông cải xanh, đậu phụ, thịt gà,… lại với nhau là bạn đã thưởng thức được món ăn với đầy đủ hương – vị – sắc mang đặc trưng riêng của bản thân
- Hấp: Cách chế biến truyền thống này sẽ giúp bạn giảm nạp lượng lớn cholesterol vào cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể. Các món rau xanh hấp được ưa thích hiện nay như cà rốt và đậu cô ve, quả lặc lè, súp lơ, đậu bắp,…
3. Axit béo Omega-3 và Omega-9
Acid béo omega – 3 là chất béo không bão hòa, chủ yếu là EPA và DHA đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Hoạt chất này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch cho người lớn tuổi mà còn giúp ổn định huyết áp. Đồng thời giúp cải thiện rối loạn chuyển hóa lipid, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Không những thế, việc tiêu thụ lượng vừa đủ acid omega – 3 còn giúp ngăn ngừa lão hóa da, giúp da mềm mịn, tươi sáng hơn.
Đặc biệt, thường xuyên bổ sung acid omega – 3 còn mang lại tác dụng tích cực đối với hệ xương khớp. Chúng giúp chống lại gốc tự do gây hại, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và chống viêm. Do đó, giúp cột sống chắc khỏe và làm giảm triệu chứng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Theo các chuyên gia, cơ thể không thể tự sản xuất được acid omega – 3 mà cần tổng hợp từ bên ngoài. Thành phần dưỡng chất này có thể được cơ thể hấp thu thông qua chế độ ăn uống. Dưới đây là các thực phẩm chứa lượng lớn acid omega – 3 như:
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá cơm
- Hạt lanh
Ngoài acid omega – 3, omega – 9 cũng là acid béo không no, gồm acid mead, acid nervonic và acid erucic,… Hoạt chất này có làm giảm cholesterol xấu (LDC) và tăng cholesterol tốt (HDL). Do đó, giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, acid omega – 9 cũng có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và hạn chế sự phát triển của bệnh thoái hóa cột sống.
Không giống như axit béo Omega-3, cơ thể có thể tự sản xuất acid omega – 9. Vì vậy, các bạn không cần bổ sung thêm hoạt chất này từ thực phẩm chức năng mà chỉ cần thêm thắt qua các loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày là đủ.
Omega – 9 được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như:
- Mỡ lợn
- Mỡ gia cầm
- Dầu dừa
- Dầu ô liu
- Dầu maca
- Cá hồi
- Các loại hạt
4. Trái cây
Tương tự như rau, trái cây cũng chính là thực phẩm được bác sĩ khuyên người bị thoái hóa cột sống nên ăn mỗi ngày. Bởi việc tiêu thụ lượng đủ trái cây không chỉ giúp giúp làm đẹp da mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe xương khớp. Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa từ các loại quả tự nhiên sẽ giúp bảo vệ xương và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa.
Tuy nhiên, trái cây chứa lượng lớn đường. Do đó, tiêu thụ quá nhiều trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, để phòng và ngăn ngừa bệnh phát triển, các bạn chỉ cần ăn khẩu phần ăn vừa đủ. Tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và mức độ tập luyện mà các bạn sử dụng lượng trái cây phù hợp.
Khẩu phần ăn trái cây mỗi ngày của từng đối tượng được chuyên gia dinh dưỡng đề nghị như sau:
- Trẻ em: Từ 2 – 3 tuổi, mỗi ngày 1 cup. Trẻ từ 4 – 8 là 1 – 1.5 cup/ngày, còn trẻ 9 – 13 là 1.5 cup/ngày
- Nữ thiếu niên: Từ 14 – 18 tuổi là 1.5 cup/ngày
- Nam thiếu niên: 14 – 18 tuổi là 2 cup/ngày
- Phụ nữ: Từ 19 – 30 ăn khoảng 2 cup/ ngày, còn trên 30 tuổi là 1.5 cup/ngày
- Nam: Trên 19 tuổi ăn 2 cup/ngày
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống như:
- Kiwi
- Mận
- Cam, quýt
- Dâu tằm
5. Thực phẩm chứa Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của hệ thống xương. Nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ làm mất cân bằng giữa trạng thái tạp và hủy xương. Lâu dần gây mất xương và làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Do đó, để kiểm soát và phòng ngừa bệnh, bạn nên bổ sung đủ canxi cho cơ thể.
Các bạn có thể bù canxi cho cơ thể thông qua thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cách dễ nhất để thêm canxi là từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Canxi thường được tìm thấy nhiều trong các loại đồ ăn, thức uống sau:
- Sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, cheese,…
- Cải xoăn
- Cá mòi
- Đậu phụ
- Ngũ cốc dinh dưỡng
6. Bơ, các loại gia vị và thảo mộc
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, có rất nhiều loại thảo mộc và gia vị có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sức khỏe cột sống. Chẳng hạn như nghệ – đây là một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực của Ấn Độ. Nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm khá tốt. Nếu thường xuyên sử dụng không chỉ giúp giảm nhanh đau nhức mà còn hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Ngoài nghệ, gừng, hương thảo và quế cũng là những loại gia vị mang lại tác dụng tích cực đối với xương khớp, giúp giảm viêm và sửa chữa hư hỏng của khớp.
Bên cạnh các nguyên liệu này, bơ cũng là thực phẩm được các chuyên gia khuyên người bị thoái hóa khớp nên sử dụng. Bởi chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là kali giúp khắc phục các vấn đề về cột sống. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng chứa lượng lớn chất béo. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến hệ xương khớp và sức khỏe.
Người bị thoái hóa cột sống nên kiêng gì?
Bên cạnh vấn đề thoái hóa cột sống nên ăn gì, hầu hết người mắc bệnh thoái hóa cột sống cũng quan tâm đến việc kiêng ăn một số loại thực phẩm để giúp bệnh mau chóng bình phục. Để làm giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu, các bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn những đồ ăn, thức uống sau đây:
1. Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo no, bão hòa. Hoạt chất này chính là nguyên nhân làm tăng acid béo dạng trans. Nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo này sẽ làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý liên quan như xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, chất béo trans khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công các mô xương khớp và khiến các khớp xương bị tổn thương. Cuối cùng sẽ gây viêm và làm tăng quá trình thoái hóa khớp. Vì vậy, để bảo vệ cột sống và quản lý tốt bệnh, các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên, đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, hamburger,…
2. Đường
Đây là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống không những không thuyên giảm mà ngày càng tồi tệ. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ lượng lớn đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Một khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là cột sống. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.
Chưa kể đến, dung nạp quá nhiều đường sẽ gây kháng insullin. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương. Nếu cơ thể thiếu hụt insullin sẽ làm giảm các tạo cốt bào sinh xương. Khi đó, khối lượng xương sẽ bị suy giảm và mất dần chức năng, tăng khả năng mắc bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa và loãng xương.
3. Thịt chế biến
Một số loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích,… thường làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Bởi theo các nhà nghiên cứu, các loại thịt này chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Do đó, thường xuyên tiêu thụ thịt xông khói sẽ khiến tình trạng thoái hóa khớp trầm trọng thêm. Vì vậy, để cải thiện bệnh, các bạn nên giảm lượng thịt chế biến trong khẩu phần ăn. Tốt nhất chỉ nên ăn 1 – 2 lần trong tuần
4. Thực phẩm cần kiêng khác
Ngoài các loại thực phẩm nên tránh sử dụng nêu trên, người bị thoái hóa cột sống cũng nên kiêng ăn các đồ ăn, thức uống sau:
- Nước ngọt: Là một trong những “thủ phạm” làm tăng phản ứng viêm khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Do đó, bạn nên tránh xa nước ngọt nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng.
- Bia: Là một trong những loại thực phẩm “tối kỵ” của người mắc bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống. Theo các nghiên cứu của Anh, các hoạt chất chứa trong bia có tác dụng làm tăng nguy cơ thoái hoá và kích hoạt phản ứng viêm dẫn đến đau nhức. Không những thế, bia còn là nguyên nhân gây béo phì – gia tăng áp lực lên cột sống khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
- Bột ngọt (mì chính): Là một trong những phụ gia thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc bệnh thoái hóa cột sống và viêm khớp. Vì chứa hàm lượng natri cao, có thể gây giữ nước và sưng khớp nên mì chính thường được khuyến nghị hạn chế sử dụng trong chế biến thực phẩm
Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cho vấn đề “Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì? Nhìn chung, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để kiểm soát dứt điểm bệnh, các bạn nên kết hợp đồng thời giữa ăn uống, tập luyện và dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ. Bên cạnh đó, nên tái khám theo đúng yêu cầu của nhân viên y tế để họ giúp theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!