Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Bệnh thoái hóa cột sống cổ nếu được tiến hành điều trị thì có khỏi không, sau một thời gian thì bệnh tình có tái phát không. Và đây cũng chính là những thắc mắc của nhiều bạn đọc đang mắc phải căn bệnh này và đây cũng chính là câu hỏi của anh Tiến Quang gửi về hộp thư điện tử của trang vpeg.vn. Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? – Giải đáp thắc mắc
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mạn tính. Bệnh lý này bắt đầu từ hiện tượng thoái hóa đĩa đệm ở xương cổ rồi về sau dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp đốt sống cổ. Khi mắc bệnh, người bệnh thường gặp phải những cơn đau buốt cổ, cứng cổ, gặp khó khăn trong việc cúi thấp, xoay ra sau,… Bệnh lý này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên, người già và đang có xu hướng trẻ hóa. Số lượng người trẻ đang mắc phải căn bệnh này đang ngày một gia tăng và căn bệnh này không còn được gọi là căn bệnh của người già.

Với nền y học ngày càng hiện đại, mọi bệnh lý có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, không thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn 100%. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý đang mắc phải, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, một trong những nguyên nhân khiến bệnh lý trở nặng hơn là do chấn thương. Khi đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng;
- Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc hay phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý đang mắc phải. Song, phương pháp điều trị thường được các bác sĩ đưa ra chỉ định;
- Mức độ bệnh lý: Mức độ nặng hay nhẹ sẽ quyết định đến % phục hồi chức năng xương khớp;
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Và đây cũng chính là nhân tố góp vai trò khá quan trọng trong việc cải thiện bệnh lý. Người bệnh cần ăn uống khoa học và có chế độ tập luyện phù hợp;
- Sự kiên trì: Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và bệnh xương khớp nói chung thường mất khoảng 2 – 3 tháng điều trị (tùy vào mức độ bệnh lý). Vì thế, sự kiên trì điều trị cũng nói lên mức độ hồi phục chức năng xương nhanh hay chậm.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ trở thành bệnh nguy hiểm nếu không được tiến hành và điều trị kịp thời. Dần về sau, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm mà bản thân không ngờ tới. Chẳng hạn như các biến chứng sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những biến chứng mà người bệnh thường gặp phải khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động cơ xương khớp. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng tương đối khó khăn và nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bại liệt toàn thân.
- Rối loạn tiền đình: Tình trạng nhức mỏi xương khớp, cơ thể mệt mỏi luôn làm phiền người bệnh, đôi khi người bệnh bị những cơn chóng mặt làm ngã quỵ.
- Hẹp ống sống: Chính căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ đã tạo điều kiện cho các gai xương cột sống phát triển. Lâu dần, gai cột sống phát triển trên diện rộng hơn. Khi đó, không gian của tủy sống bị thu hẹp dần. Việc điều trị không được tiến hành nhanh chóng có thể khiến cho tay chân bị tê bì, toàn thân nhức mỏi.
Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm được chúng tôi kể đến, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị nếu phát hiện bản thân đang mắc phải căn bệnh này càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Với nền y học ngày càng hiện đại, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như: phương pháp Tây y, phương pháp Đông y, vật lý trị liệu hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Đối với những bệnh lý ở mức độ nhẹ, việc điều trị bằng thuốc thường được bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa sự tiến triển nặng của bệnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị để trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau trong việc điều trị bằng thuốc.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
- Thuốc giảm đau: Acetaminnophen, Paracetamol phối hợp với thuốc giảm đau trung ương Tramadol, Opiate yếu hoặc phối hợp với thuốc giảm đau không steroid (Ibuprofen),…
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroids: Thuốc ức chế COX-1 (ibuprofen, diclofenac,…), thuốc ức chế COX-2 (celecoxib, arcoxia,…), Meloxicam,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Diacerein, Glucosamin sulphate, Chondroitin,…
- Thuốc giãn cơ

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh kiểm soát tối đa tình trạng thoái hóa mà không cần thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được tập luyện cùng với chuyên viên có kỹ thuật cùng với những bài tập dành riêng cho các đối tượng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần áp dụng các liệu pháp chườm nóng hay chườm lạnh tại nhà.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để cải thiện chức năng đốt sống cổ. Bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị tình trạng chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định đối với các trường hợp sử dụng thuốc trong vòng 3 tháng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc điều trị những phương pháp khác không còn phù hợp.
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý đế một số vấn đề sau để việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ được nhanh chóng:
- Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của chuyên gia;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như: Dành thời gian nghỉ ngơi, không ngồi quá lâu tại một vị trí, thi thoảng nên văn mình để khớp cổ được thư giãn, không mang vác vật nặng trên vai và lưng;
- Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin D;
- Kết hợp tập vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình cải thiện bệnh lý, giúp cho cơ khớp được vững chắc và giúp tăng khả năng lưu thông máu đến cột sống.
Tóm lại, bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể chữa khỏi nếu được tiến hành điều trị kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100% hay điều trị triệt để, người bệnh cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.
ArrayCó thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 06/06/2024