Thoát khỏi “cơn ác mộng” hậu sản sau sinh nhờ bài thuốc Y học cổ truyền
Hậu sản là “cơn ác mộng kinh hoàng” của hầu hết phụ nữ sau sinh. Đau đớn, áp lực và mệt mỏi khiến chị em không thể tận hưởng được niềm hạnh phúc thiêng liêng làm mẹ. Trường hợp của độc giả Bùi Thị Thu trong bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hình dung phần nào những nỗi vất vả, khó khăn khi bị hậu sản sau sinh cũng như bật mí phương pháp điều trị giúp thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng.
Hậu sản sau sinh là một cơn ác mộng kinh hoàng
Tôi là Bùi Thị Thu, năm nay 35 tuổi, sống tại Hà Nội. Tôi kết hôn từ năm 30 tuổi, sau đó vì chưa vững về kinh tế nên hai vợ chồng “kế hoạch”. Tuy nhiên, khi mọi thứ đã sẵn sàng, chúng tôi lại khó khăn lắm mới có con. Lúc mới sinh, bé hơi thiếu cân so với những đứa trẻ khác, sức khỏe cũng kém, bác sĩ khuyên nên sử dụng sữa mẹ thường xuyên, đến khi cứng cáp hẳn mới cho cai sữa.
Thời gian mang bầu, tôi cũng khá tự tin với lượng kiến thức mà mình trang bị bởi đã chờ đứa con này khá lâu, lại được nghe nhiều thông tin chia sẻ từ các bác sĩ trong thời kỳ mang thai. Việc giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ tôi cũng thực hiện rất cẩn thận, ấy vậy mà không hiểu tại sao sau sinh lại bị tắc sữa.
Sau sinh, mọi chuyện vẫn rất tốt cho đến ngày thứ 7, 8, ngực xuất hiện những cục to nhỏ khác nhau, căng tức và đau nhưng con ti thì không ra sữa. Chỉ trong ngày, cơn đau ấy đã tăng lên nhanh chóng, ngực tôi nóng bỏng, căng như trái bóng sắp nổ tung. Cơn đau đớn ấy khiến tôi phát sốt. Thương con, tôi cố cho con bú nhiều hơn mong là sẽ cải thiện được ít nhiều tình trạng. Thế nhưng ti mãi mà sữa không ra, bé trở nên cáu bẳn, gắt gỏng và quấy khóc.
Một mình ở nhà xoay sở với con, vết thương thì chưa lành cộng thêm những đau đớn, tiếng con quấy khóc khiến tôi từ stress trở thành khủng hoảng. Không chịu nổi áp lực, tôi quẳng thằng bé xuống giường, đóng cửa bỏ ra phòng khách để tĩnh tâm trở lại.
Nghĩ vậy mà đâu làm vậy được. Tình mẫu tử khiến tôi không chịu nổi tiếng khóc thét của con. Lật đật đi pha sữa cho con uống nhưng trớ trêu thay bé không chịu bú bình, ép không được khiến tôi cáu bẳn. Bỏ mặc con quấy khóc trên giường, tôi giải thoát mình bằng cách đóng sầm cửa để không nghe tiếng khóc. Chạy ra ngoài vì không thể chịu đựng thêm, tôi gọi điện tức tốc bắt chồng từ cơ quan về bón sữa. Từng hứa sẽ sinh 2 đứa cho vui nhà vui cửa, nhưng biết khổ thế này, chắc cho tiền tôi cũng chẳng dám sinh tiếp lần hai.
Tôi mắc kẹt với hàng tá mẹo vặt “đáng sợ” của mẹ chồng
Nhiều người nghĩ tôi ích kỷ, là người mẹ không tốt khi bỏ mặc con. Một số khác thì nghĩ tôi thật nông cạn, không biết tìm cách chữa để sớm có sữa cho con. Thế nhưng, những mẹ đã ở trong hoàn cảnh đó chắc sẽ phần nào hiểu được. Thể trạng của cả tôi và con đều không tốt, cộng thêm đau đớn từ vết mổ, căng tức đến phát sốt do tắc sữa, tiếng con kêu khóc liên hồi tôi thật sự không thể bình tâm để suy nghĩ việc gì. Thêm nữa, sau sinh việc dùng kháng sinh, thuốc kích sữa đâu thể tùy tiện mà sử dụng.
Nhìn chồng bón từng thìa sữa cho con, nhìn thằng bé khóc đến lả đi rồi lăn ra ngủ mà tôi không thể cầm lòng. Gọi điện cầu cứu khắp nơi nhưng mỗi người lại mách cho một cách. Cuối cùng, chồng tôi quyết định gọi mẹ chồng tôi từ quê lên chăm sóc.
Mẹ chồng tôi sinh ra trong một gia đình có nghề bốc thuốc Nam từ thời các cụ nhưng bà lại không được học bài bản, chỉ tự chữa mấy bệnh xoàng bằng các loại lá quanh nhà. Bà tin rằng chỉ cần áp dụng một số mẹo, uống vài loại nước lá là chẳng mấy chốc tôi sẽ có sữa, “không cần thuốc thang gì cho hại người”. Thế là, tôi bắt đầu chuỗi ngày đau khổ với hàng tá mẹo vặt và lá thuốc.
Lưu ý: Hậu sản mòn sau sinh, chị em đừng chủ quan mà hối hận
Từ củ ấu tươi giã nát, trộn rượu thuốc đắp lên bầu vú lại đến tía tô, rau má, vỏ quýt giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, pha với nước sôi để uống. Ngày mấy lần như vậy. Chưa hết, tôi còn phải chịu cảnh mẹ chồng dùng lá mít hơ nóng, chải lược, ấn và massage ngực đau đớn vô cùng. Bà còn dùng tay ép bầu vú, thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực. Mỗi lần chườm nóng, ép ngực, tôi đau chảy cả nước mắt, kêu than thảm thiết mà chỉ nhận lại được câu: “Không chịu đau thì cô định để con chết đói hả.”
Sữa rỉ ra một chút tôi thấy cũng nhẹ bớt người nhưng rồi khi sữa về thêm tôi lại thấy tình trạng của mình đau hơn trước. Mẹ chồng tôi vô cùng hào hứng với sự nghiệp “thí nghiệm” của mình, hết bắt tôi ăn đủ thứ trên đời để lợi sữa lại đến uống nước lá đinh lăng, bồ công anh,… Chỉ 2 ngày “chịu trận” đầy ám ảnh, may sao tôi được dì lên thăm và cứu nguy kịp thời.
Nghe nói cháu gái tắc sữa, không cho con bú được, dì tôi lập tức bắt xe lên. Nghe tôi kể lại chuỗi ngày kinh hoàng cùng những biện pháp ngày nào cũng diễn ra, dì tôi tá hỏa. Bà cho tôi và mẹ chồng tôi xem một bài báo nói về việc một người mẹ trẻ bị hoại tử da ngực do dùng lá đu đủ hơ nóng để đắp lên khi bị tắc sữa.
Cụ thể, chị này cũng bị tắc sữa với những biểu hiện giống như mình. Sau khi được người nhà áp dụng cho đủ các phương pháp như chải lược, nặn sữa, hơ nóng lá đu đủ và đắp lên đầu ngực. Sau khi áp dụng, sữa không về, ngực vẫn đau tức, thậm chí còn sưng to hơn, ửng đỏ và khiến chị bị sốt cao. Khi gia đình đưa đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện chị bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng nghi từ lá đu đủ nhiễm sang, dẫn đến nhiễm khuẩn và áp xe bầu ngực. Do không cẩn thận làm vỡ ổ áp xe, vi khuẩn xâm nhập gần hết bên ngực trái nên chị này đã phải thực hiện điều trị rạch sống một đường trên ngực và nhét gạc vào để dẫn lưu mủ ra.
Chưa hết, nguy cơ nhiễm khuẩn cao và có thể lan sang máu, xương, gây nguy hiểm đến tính mạng, người mẹ này phải sử dụng điều trị tích cực bằng thuốc cực mạnh. Phần da ngực bị hoại tử phải cấy bằng da cắt ở đùi, tổn thương nặng về mặt thể xác lẫn tinh thần. Người mẹ này sau đó may mắn thoát chết nhưng đã mất hoàn toàn khả năng cho con bú.
Nghe đến đây, mẹ chồng tôi và tôi sững người. Mẹ xin lỗi vì đã tùy tiện áp dụng đủ các biện pháp để tôi có sữa, chỉ vì bà quá xót cháu nội đích tôn. Dì tôi thương cháu, nói mẹ chồng tôi về quê còn dì sẽ thu xếp ở lại để chăm sóc tôi. Tôi mất mẹ từ nhỏ, dì là người phụ nữ gần gũi và thương tôi nhất. Thấy vậy, tôi thở phào, cuối cùng thì chuỗi ngày khổ sở với các loại lá cũng qua đi.
Y học cổ truyền đã cứu tôi khỏi chuỗi ngày khốn khổ vì hậu sản
Sau khi giúp tôi massage hút sữa, thả lỏng tinh thần, đỡ đần chăm sóc con, dì tôi bắt đầu tìm kiếm những địa chỉ chữa bệnh hậu sản, tắc sữa bằng Đông y, Y học cổ truyền. Dì kể thời gian trước ở gần nhà dì có một người cũng bị tắc tia sữa sau sinh, sau đó dùng thuốc Đông y, sữa về nhiều, sức khỏe lại khá hơn, trộm vía cả mẹ và con đều khỏe.
Mấy ngày sau, hỏi được địa chỉ chữa bệnh, tôi để con ở nhà với chồng, cùng dì đến Phòng khám Đông y Việt Nam gặp bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Ngay từ khi bước chân vào Phòng khám này, tôi đã thấy khá hài lòng và yên tâm. Hài lòng ở chỗ nhân viên ở đây rất ân cần, nhẹ nhàng với bệnh nhân, khác hẳn với ra bệnh viện. Yên tâm là bởi ở đây tôi thấy có khá nhiều bệnh nhân đến chữa trị, một số người cũng đến chữa hậu sản. Họ nói chuyện với nhau, tôi có nghe. Những câu chuyện về bác sĩ Hà và phương pháp điều trị, hiệu quả sau vài tháng dùng thuốc, sức khỏe họ khá lên như thế nào đã khiến tôi thêm tin tưởng vào vị bác sĩ chưa một lần gặp mặt.
Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:
Bác sĩ gây ấn tượng với tôi ngay bằng sự nhẹ nhàng và ân cần vốn có. Hỏi han cụ thể về tình trạng tôi gặp phải sau sinh, tình trạng tắc tia sữa, các cách tôi điều trị, cô ghi chép cẩn thận và tỷ mỉ vào sổ khám bệnh của mình. Tiếp đó, bác sĩ Hà bắt đầu khám phần ngực và nắn bóp xem tôi có đau, tức nhiều hay không. Bác sĩ còn bắt mạch, tư vấn và xoa dịu tâm lý cho tôi. Theo lời bác sĩ Hà, việc dùng nhiều loại lá thuốc, tác động lực mạnh lên bầu ngực khiến tôi bị cương tức vùng ngực, suýt dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, với tình trạng tắc sữa, tôi lại ăn quá nhiều thực phẩm lợi sữa vô tình đã khiến bầu ngực căng hơn, sữa bị ứ, tắc.
Qua thăm khám và xem xét tình hình, tôi được bác sĩ Hà chẩn đoán tắc sữa do can khí uất trệ, phải sử dụng một số vị thuốc giúp sơ can, giải uất, thông lạc như: sài hồ, bạch thược, bạch linh, đương quy, cam thảo, trần bì,… Bác sĩ Hà giải thích những vị này có tác dụng thăng đảm khí, giải ứ trệ trong can, tiết tháo, trừ tà hỏa, cải thiện các chức năng của tạng phủ. Tiếp theo, thuốc còn giúp cải thiện tinh thần tốt hơn, cân bằng các hoạt động, chức năng của mỗi bộ phận trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe, cải thiện vấn đề căng thẳng, áp lực tâm lý.
Bác sĩ Hà cũng cho biết, can ứ trệ còn ảnh hưởng đến chức năng của thận. Điều này khiến cơ thể không được đào thải độc tố một cách bình thường, tuần hoàn máu kém, sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh viêm nhiễm,…Bác sĩ Hà cũng chia sẻ tôi may mắn vì chưa bị áp xe, nếu hình thành mủ và áp xe thì phải trích dẫn lưu và điều trị kháng sinh Tây y sau đó mới sử dụng Đông y được, lúc đó bệnh sẽ nặng, nguy hiểm và khó điều trị hơn. Nghe xong, tôi chỉ biết thở phào vì mấy thứ mẹo, lá của mẹ chồng tôi chưa khiến tôi bị vậy.
Những vị thuốc ở đây không giống như lá thuốc mẹ chồng tôi sử dụng. Đồng thời đây cũng toàn là thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn, lành tính, không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú..
Người cùng tôi vượt qua những tháng ngày “hậu sản”
Điều may mắn nhất của tôi có lẽ là trong những tháng ngày đầy khó khăn, bỡ ngỡ sau sinh đã gặp được bác sĩ Thanh Hà.Sau khi nhận thuốc, bác sĩ Hà có dặn dò tôi thêm một số lưu ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể. Nghe bác sĩ Hà nói mà tôi nhận ra rất nhiều điều, dân gian ta có nhiều mẹo áp dụng lợi sữa nhưng không vì thế mà áp dụng bừa bãi như mẹ chồng tôi, có ngày rước họa vào thân. Suốt mấy tuần dùng thuốc, bác sĩ thường hay gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi và em bé.
Trộm vía, uống thuốc buổi chiều tối đó tôi đã thấy sữa mình ra nhiều hơn, các cục cứng ở ngực cũng mềm và nhỏ dần đi, đến tối hôm sau thì hết. Sữa tôi về nhanh, con bú lại ngoan hơn, không còn quấy khóc. Tôi ăn được, ngủ được, nuôi con cũng nhàn hơn nên sức khỏe tốt lên, tinh thần thoải mái.
Qua điện thoại, bác sĩ Hà cũng trao đổi với chồng tôi, khuyên anh nên chăm sóc tôi chu đáo hơn, chia sẻ việc trông con với vợ để vợ có thời gian thư giãn, tránh áp lực tâm lý. Không những thế, bác sĩ còn chia sẻ cho tôi một số loại thuốc bổ, những công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe giai đoạn hậu sản của tôi. Rồi những lúc thắc mắc, chưa hiểu điều gì trong lúc chăm bé, bé ốm đau bệnh tật tôi lại liên hệ để nhờ bác sĩ giải đáp thêm. Dù không phải công việc nhưng lúc nào cô cũng rất thân thiện, tỷ mỉ hướng dẫn tôi như một người bạn, người thầy.
Chia sẻ câu chuyện của mình, tôi mong rằng các mẹ bỉm đang chật vật với bệnh hậu sản sẽ có thêm một gợi ý trong việc điều trị. Đừng quá chủ quan, phó mặc sức khỏe của bản thân cho người khác mà hãy tìm hiểu kỹ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, hối không kịp.
>>> Bên cạnh sự “mát tay” trong điều trị hậu sản, bác sĩ Hà còn là một trong những chuyên gia hàng đầu phương pháp chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa theo Đông – Tây y kết hợp. Vì thế, mới đây, Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã giới thiệu phương pháp này đến với chị em. Xem tại đây:
Sau khi đăng tải bài viết, nhiều độc giả có để lại lời nhắn với mong muốn biết thông tin về bác sĩ Thanh Hà cũng như địa chỉ chữa bệnh Sản Phụ khoa mà cô đang làm việc. Liên hệ với độc giả Thu, chúng tôi được cung cấp thông tin và xin chia sẻ với độc giả như sau:
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam
|
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!