Thời Gian Ủ Bệnh Sốt Xuất Huyết Là Bao Lâu? Giải Đáp
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh quá đỗi quen thuộc với nhiều người khi nhắc đến. Đối tượng mắc phải căn bệnh này trải dài từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chính xác thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu. Việc nắm rõ thông tin sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt sức khỏe của bản thân. Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết chính xác câu trả lời.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu? – Giải đáp thắc mắc
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh thường bùng phát thành dịch vào mỗi mùa mưa, nhất là từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn đều có khả năng mắc phải. Nguyên nhân chính truyền bệnh là muỗi vằn mang virus dengue đốt lên lớp biểu bì của con người.
Nhiệt độ thân thể tăng cao kèm với sự mệt mỏi là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ủ bệnh thường không xuất hiện triệu chứng cảnh báo nào. Do khoảng thời gian này có khi kéo dài có thể diễn ra âm thầm nên nhiều người không thể biết chắc bản thân đang mắc bệnh và vẫn sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn ủ bệnh là thời gian mà cơ thể sản sinh ra những kháng thể nhằm chống lại những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là vi khuẩn và virus. Đối với căn bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, thời gian ủ bệnh cũng chính là thời điểm để virus nhân lên gấp đôi. Khi đạt tới ngưỡng sẽ làm xuất hiện các triệu chứng cụ thể như các vết ửng đỏ trên da, thân nhiệt thay đổi, cơ thể mệt mỏi, miệng đắng,…
Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thường diễn ra trong khoảng 4 – 7 ngày, thậm chí kéo dài đến 14 ngày. Trên thực tế, thời gian ủ bệnh ngắn hơn hoặc dài hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn như: cơ địa, sức đề kháng, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, tuổi tác,… Chính vì vậy, không thể đưa ra khoảng thời gian ủ bệnh chính xác cho tất cả đối tượng.
Thêm một thông tin khác bạn cũng cần lưu ý thêm. Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi đốt và lây nhiễm cho người thân trong gia đình hoặc người xung quanh thì triệu chứng sốt chỉ xuất hiện khi người lây bệnh đã khỏi hẳn hoặc sắp khỏi bệnh. Song song, trong giai đoạn đầu mắc bệnh, việc làm xét nghiệm máu cũng không giúp bác sĩ phân biệt được bệnh sốt xuất huyết với các bệnh nhiễm virus khác. Chỉ biết chính xác khi bệnh đã qua giai đoạn ủ bệnh và diễn biến mạnh.
Các giai đoạn sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ xuất hiện. Song, trên thực tế bệnh thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc có thể hơn. Sau thời gian ủ bệnh, các chuyên gia y tế còn chia bệnh sốt xuất huyết với 3 giai đoạn cụ thể sau:
- Giai đoạn gây sốt: Cơn sốt thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, có thể hơn tùy vào từng đối tượng cụ thể. Ngoài cơn sốt, người bệnh còn cảm nhận thêm nhiều triệu chứng khác như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tay chân bủn rủn, đau cơ, đau khớp, chán ăn, ăn không còn ngon miệng. Đôi khi có thể kèm theo chứng đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Đặc biệt, không thể loại bỏ các vết nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam do nhiệt độ thân thể tăng cao;
- Giai đoạn nguy hiểm: Thường kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi xuất hiện triệu chứng sốt. Lúc này, người bệnh thường xuất hiện những cơn sốt nhẹ, xuất huyết dưới da, các nốt phát ban hiện lên hai cẳng chân, cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn,… Đây chỉ là những triệu chứng nhẹ do bệnh sốt xuất huyết gây ra. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết nội tạng như xuất huyết não, chảy máu dạ dày, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm não hoặc các trường hợp nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng người bệnh;
- Giai đoạn phục hồi: Khi qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục sức khỏe. Thông thường, giai đoạn này thường kéo dài chừng 2 – 3 ngày. Lúc này, sức khỏe của người bệnh dần có dấu hiệu thuyên giảm, đỡ sốt, có cảm giác thèm ăn, tiểu tiện ổn định,…
Trên thực hiện, các giai đoạn thường nối dài nhau và diễn ra một cách nhanh chóng. Song song, các biểu hiện của bệnh dần có xu hướng tiêu cực hơn theo thời gian và tích cực dần vào giai đoạn hồi phục. Bạn hoàn toàn trở về lại đời sống thường ngày sau khoảng 7 – 10 ngày mắc bệnh. Khi bệnh có dấu hiệu khỏi hẳn thành có biểu hiện sau:
- Cơ thể bớt mệt mỏi rõ rệt, kèm theo đó là cảm giác ăn uống ngon miệng hơn, sức khỏe tăng và hoàn toàn trở lại với công việc;
- Trong giai đoạn mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể mất nước trầm trọng. Bạn có thể để ý khoảng thời gian bệnh hồi phục sẽ dần lấy lại cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn. Khi đó, cơ thể đã không còn mất nước và cho thấy dấu hiệu bệnh sắp khỏi;
- Không xuất hiện thêm các nốt phát ban mới. Những nốt đỏ cũ sẽ khô lại dần và không để lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Bên cạnh việc nắm rõ thời gian ủ bệnh và hồi phục sức khỏe, bạn cũng cần nắm rõ những biện pháp phòng tránh mắc bệnh cũng lây nhiễm mầm bệnh từ muỗi vằn. Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong việc phòng chống mắc bệnh sốt xuất huyết là xua đuổi muỗi vằn một cách hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cụ thể:
- Buông màn để ngủ dù là buổi tối hoặc sáng: Bạn cần biết rằng, muỗi thường đốt người và mang mầm bệnh chủ yếu vào buổi sáng sớm và xế nhiều. Do đó, dù ngủ ban đêm hay ban ngày, bạn cũng cần buông màn để đảm bảo mắc bệnh sốt xuất huyết cũng như tránh lây bệnh cho người khác;
- Diệt muỗi bằng vợt điện: Những thiết bị diệt muỗi có hình dạng vợt tennis không còn quá xa lạ ở các hộ gia đình. Phần lưới ở giữa tích điện có công dụng tiêu diệt muỗi nhanh gọn. Bạn có thể sạc pin để sử dụng cho những lần tiếp theo. Lưu ý với những gia đình có con nhỏ nên cất vợt điện ở vị trí an toàn, tránh vứt bừa bãi để trẻ nhỏ chạm phải rất nguy hiểm;
- Dọn dẹp vệ sinh không gian sống: Không gian sống sạch sẽ là tiêu chí hàng đầu nhằm loại bỏ các muỗi vằn gây bệnh. Đặc biệt, bạn cần chú ý nhiều hơn đến những nơi trú ngụ nhiều các muỗi, nhất là gốc tủ, hộc quần áo, thùng rác,… Bên cạnh đó, các dụng cụ đựng nước trong nhà cũng cần vệ sinh thường xuyên ít nhất một lần một tuần. Cần đậy kín bề mặt để tránh tình trạng muỗi đẻ trứng;
- Đuổi muỗi bằng sáp thơm: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại sáp thơm với các hương thơm khác nhau. Chúng không chỉ là vật trang trí, tạo độ lung linh cho ngôi nhà mà còn có công hiệu xua đuổi muỗi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn và sử dụng các sáp thơm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên để không gây hại cho sức khỏe của cả nhà;
- Dùng nước rửa chén đuổi muỗi: Một trong những mẹo đuổi muỗi không phải ai cũng đều biết đến là sử dụng nước rửa chén. Chỉ cần pha loãng một ít dung dịch cùng với nước, sau đó đem đặt ở những khu vực có nhiều muỗi. Nhờ có tính kiềm, nước rửa chén sẽ làm phân hủy trứng muỗi. Từ đó ngăn chặn tình trạng muỗi sinh sôi và phát triển;
- Sử dụng vỏ cam hay quýt khô: Bạn hoàn toàn có thể tận dụng vỏ cam hoặc quýt để đuổi muỗi. Bởi trong phần vỏ của hai loại quả này có chứa phần tinh dầu giúp muỗi bay xa. Cách đơn giản là chỉ cần đặt mẫu vỏ đã phơi khô lên bếp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng ngắn hạn;
- Dùng nhang hoặc thoa kem đuổi muỗi trước khi đi ngủ: Đặt nhang đuổi muỗi chuyên dụng gần chỗ ngủ để đuổi muỗi. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể thoa đuổi muỗi mỗi lần đi ngủ;
- Tích cực tham gia các hoạt động phun thuốc diệt muỗi tại địa phương: Theo từng đợt cụ thể, địa phương thường có đợt phun thuốc diệt muỗi định kỳ nhằm loại bỏ các mầm bệnh khởi phát dịch sốt xuất huyết. Vì sức khỏe của bản thân và vi sức khỏe của cộng đồng, bạn cần nâng cao ý thức của bản thân và tích cực tham gia.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có câu trả lời chính xác cho vấn đề thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu và một số thông tin liên quan khác. Trang bị đầy đủ một số kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý cũng như có phác đồ đẩy lùi bệnh lý nhanh chóng và hiệu quả. Nếu không may mắc bệnh sốt xuất huyết, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và có biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Bạn đọc có thể chưa biết:
Ngày Cập nhật 07/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!