Chữa hen suyễn bằng thuốc Tây y, thuốc Nam hay thảo dược Đông y?
Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm ở hệ hô hấp của chúng ta. Bệnh ảnh hưởng đến phổi, gây ra các triệu chứng khó thở, đờm, ho, gây khó chịu và đôi khi bộc phát còn ảnh hưởng đến tính mạng. Hen suyễn có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Vì vậy, chữa hen suyễn như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn nhất là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm.
Cùng tìm hiểu và phân tích mặt lợi, hại của một số phương pháp chữa hen suyễn điển hình nhất hiện nay để tìm ra lời giải cho mình.
Chữa hen suyễn bằng thuốc Tây y
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sống chung với nó cả đời và chỉ có thể cải thiện được phần nào tình trạng cũng như kiểm soát được cơn hen.
Sử dụng thuốc Tây y giúp giãn phế quản, các triệu chứng viêm được cải thiện hơn. Thông thường có hai nhóm thuốc Tây y chữa hen suyễn:
Nhóm thuốc điều trị dự phòng:
Đây là nhóm thuốc giúp dự phòng các triệu chứng của hen suyễn xảy ra đột ngột, giảm co thắt dẫn khí hoặc giảm viêm. Có thể kể đến một số loại thường được dùng như:
- Corticosteroid dạng hít: dùng cho các trường hợp hen suyễn dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chậm và cần nhiều giờ để có thể phát huy.
- Thuốc kháng Leukotriene: giúp ức chế những hóa chất gây viêm ở hệ miễn dịch tiết ra, cải thiện những cơn hen suyễn nhẹ.
- Thuốc kháng Histamine: sử dụng cùng với Corticosteroid dạng hít ức chế histamine – nhân tố gây ra hiện tượng dị ứng trong cơ thể có thể làm hạn chế chứng viêm mũi và viêm phổi.
- Theophylline: hỗ trợ việc co giãn phế quản, giảm thiểu các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho nhiều về đêm của bệnh nhân hen suyễn.
Nhóm thuốc cắt cơn hen:
Những loại thuốc có tác dụng nhanh, cải thiện các triệu chứng của hen suyễn ngay tức thì nhờ cơ chế làm giãn phế quản. Một số loại thường được sử dụng ở trường hợp này có thể kể đến: Salbutamol, Terbutalin, Fenoterol.
- Thuốc Omalizumab: sử dụng trong các trường hợp hen suyễn dị ứng, gắn kết với Globulin miễn dịch E nhằm giảm nguy cơ gây hiện tượng dị ứng.
- Corticosteroid dạng uống: giảm các triệu chứng của cơn hen cấp tính nhanh chóng, giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm và kiểm soát được bệnh.
Sử dụng phương pháp điều trị Tây y có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Thuốc Tây y có dược tính, tác động mạnh và nhanh chóng nên sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn ngay.
- Đồng thời, các loại thuốc Tây cải thiện hiệu quả cơn hen nặng nên sẽ giảm thiểu được khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Nhược điểm:
- Việc sử dụng thuốc Tây y thường xuyên sẽ gây ra một số hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh khi lượng hóa chất trong thuốc có nhiều.
- Có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: nóng trong, suy nhược sức đề kháng, hệ thần kinh, nhờn thuốc, táo bón,…
- Khi bị nhờn thuốc do quá lạm dụng, người bệnh còn có khả năng tái phát hen suyễn cao hơn, thường xuyên hơn.
- Chi phí điều trị bằng thuốc Tây cao hơn do giá thành và phải sử dụng thường xuyên, liên tục.
Chữa hen suyễn bằng thuốc Nam
Cũng bởi những hạn chế, tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị bằng Tây y nên nhiều người đã nghĩ đến phương pháp cải thiện hen suyễn bằng thuốc Nam. Bệnh không thể điều trị hoàn toàn mà cần phải “kháng chiến trường kỳ” nên việc sử dụng thuốc Nam an toàn, lành tính để tránh những tác dụng phụ không mong muốn là điều hợp lý.
Chữa hen suyễn bằng thuốc Nam là sử dụng những loại cây, lá được trồng nhiều và dễ kiếm để kiểm soát cơn hen hiệu quả, loại bỏ những triệu chứng khó chịu.
Một số loại lá, cây thường được người bệnh sử dụng để cải thiện hen suyễn như:
- Lá hẹ: đây là loại lá dễ kiếm, có thể mua được ở ngay trong chợ. Lá hẹ có tính mát, thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tiêu đờm, ôn hòa khí huyết nên giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, kiểm soát cơn hen không quá nghiêm trọng.
Bạn có thể sử dụng như sau: giã nát lá dâu tằm, hòa với nước rồi chắt bỏ bã. Lấy nước đó đun sôi với hoa đu đủ đực và lá hẹ, ngày uống 2-3 lần.
- Chanh: axit, vitamin C và chất chống oxy hóa trong chanh là những thứ cần thiết để cải thiện, làm sạch và kháng khuẩn cho phổi. Chanh cũng giúp người bệnh hô hấp dễ hơn, cải thiện cơn hen, hạn chế để xảy ra những triệu chứng nặng nề và nghiêm trọng khi cơn hen phát ra ngoài.
Sử dụng rất đơn giản, bạn có thể cắt lát chanh và đun với mật ong để ngậm hàng ngày hoặc pha nước chanh với muối uống để cho kết quả tốt.
- Lá dâu và lá khế: lá dâu tằm và lá khế có tác dụng kháng khuẩn. Sử dụng một trong hai loại lá này đem rửa sạch, đun sôi với nước, sắc cho cạn đến khi còn đủ 1 bát nước thì đổ ra uống.
- Bột lá táo và kim ngân: Sử dụng lá táo phơi khô, tán thành bột, làm tương tự với lá kim ngân rồi lấy bột hai loại lá trộn với nhau, hòa với nước sôi, để nguội một chút rồi uống. Nên uống khoảng 2-3 lần trong ngày để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ưu điểm
- Thuốc Nam sử dụng các loại cây cỏ quanh nhà nên dễ tìm, dễ sử dụng, nhanh chóng và tiện lợi.
- An toàn cho sức khỏe người bệnh, không lo ngại tác dụng phụ hay ảnh hưởng nào khác.
Nhược điểm
- Sử dụng thuốc Nam phải đun rửa lích kích, chia thành nhiều lần uống trong ngày nên sẽ hơi bất tiện cho những người bận rộn với công việc hoặc không có nhiều thời gian.
- Chỉ có tác dụng phần nào, cải thiện được những triệu chứng hen suyễn nhẹ.
- Bạn cần phải sử dụng hàng ngày và lâu dài nhiều lần như vậy nên dễ có tâm lý nản và không kiên trì được quá lâu.
Chữa hen suyễn bằng thuốc Đông y
Tây y cải thiện bệnh hen suyễn bằng các loại thuốc hóa dược mạnh nhưng cũng đe dọa sức khỏe người bệnh. Thêm vào đó, sử dụng quá nhiều và thường xuyên cũng gây nhờn thuốc và tạo ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, nhiều người ý thức được việc duy trì cải thiện hen bằng thuốc Tây là việc “lợi trước, hại sau”; họ dần chuyển sang Đông y để vừa kiểm soát được bệnh, vừa giúp ích cho sức khỏe.
Theo Đông y, để cải thiện hen suyễn cần tập trung vào Tỳ, Phế, Thận. Khi những bộ phận này bị suy nhược sẽ dẫn đến hen.
- Hen do Phế: Phế là nơi khí xuất và nhập vào cơ thể. Phế gặp vấn đề dẫn đến việc lưu thông khí cũng trở nên rối loạn, gây ra hen suyễn, nhất là khi bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như bụi, khí hậu,…; hay do cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Hen do Tỳ: Tỳ là nơi chuyển hóa thức ăn đi. Khi chức năng của Tỳ bị rối loạn sẽ tạo đờm, gây tắc ở phế quản, khiến người bệnh khó thở tạo nên cơn hen suyễn.
- Hen do Thận: Thận bị suy yếu cũng sẽ làm cho toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng bởi đây là cơ quan bài độc, điều tiết mạnh nhất. Khi cơ thể yếu, hệ hô hấp không tốt rất dễ dẫn đến bệnh hen suyễn.
- Ngoài ra, hen suyễn do di truyền là điều thường xảy ra khi trong gia đình có người bị bệnh.
Đông y giải quyết từ tận sâu căn nguyên của bệnh bằng các loại thảo dược thiên nhiên, lành tính. Bằng khả năng tán hàn, tiêu đờm, giáng khí, trừ thấp, thuốc Đông y giúp phục hồi chức năng của Tỳ, Thận, Phế; làm cho phế quản, khí quản trở lại hoạt động bình thường.
Một số vị thuốc thường được sử dụng để tác động, cải thiện bệnh hen suyễn hiệu quả như: cam thảo, sa sâm, long đờm thảo, trần bì, kim ngân,… Không chỉ giúp cho cơn hen được kiểm soát mà còn nâng cao sức đề kháng, giúp người bệnh khỏe, ăn ngủ tốt hơn để bệnh không có cơ hội phát nặng hay quá nghiêm trọng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh hen suyễn điều trị Đông y có thể được sử dụng thêm phương pháp châm cứu, tác động vào các huyệt trên cơ thể; kích thích phản ứng, điều hòa âm dương; khai thông phổi, chống co thắt; tiêu đờm, dễ thở.
- Ưu điểm
Đông y điều trị từ căn nguyên của bệnh nên hạn chế được cơn hen phát ra ngoài. Các thảo dược thiên nhiên điều trị bệnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ hay đau đớn gì cho bệnh nhân.
Không chỉ điều trị bệnh, thuốc Đông y còn có tác dụng cải thiện và phục hồi một số cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể; nâng cao sức đề kháng để người bệnh khỏe hơn.
- Nhược điểm
Đông y là phương pháp điều trị bằng thảo dược nên cần một thời gian để có thể tác động và phát huy tác dụng của nó.
Người bệnh không kiên trì có thể làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã tìm ra được lời giải cho việc lựa chọn phương pháp nào để điều trị, cải thiện bệnh hen suyễn hiệu quả, an toàn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!