Các Loại Thuốc Điều Trị Bệnh Gout Mới Nhất Hiện Nay
Thuốc điều trị bệnh Gout bao gồm thuốc kê đơn hoặc không theo toa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc điều trị bệnh Gout mới nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Những loại thuốc điều trị bệnh Gout mới nhất hiện nay
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh Gout đều gặp phải triệu chứng sưng, đau và đỏ ở các khớp xương như bàn chân, ngón tay hoặc mắc cá chân,… Bệnh ở mức độ nhẹ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng nếu chuyển sang giai đoạn mạn tính, ngoài đau nhức dữ dội, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc vận động. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Mỗi người bị bệnh Gout thường sẽ trải qua một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác nhau để kiểm soát tình trạng bệnh. Và thuốc là một trong những biện pháp chữa trị đầu tiên được người bệnh lựa chọn.
Sau đây là một số loại thuốc điều trị bệnh Gout được chuyên gia chỉ định nhằm giúp giảm đau và kiểm soát viêm.
Thuốc điều trị bệnh Gout không cần kê toa
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc điều trị bệnh Gout không cần kê đơn từ bác sĩ. Thuốc có tác dụng giảm đau và sưng ở các khớp bị tổn thương do bệnh gây nên. Thuốc chống viêm không chứa steroid thường được sử dụng trong 24 giờ đầu tiên nhằm ngăn chặn Gout tấn công.
Một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid thường dùng phổ biến như:
+ Naproxen
Là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thường dùng điều trị bệnh Gout và các bệnh xương khớp khác ở mức độ nhẹ đến trung bình. Naproxen được sản xuất dưới dạng viên nén hoặc viên nén bao phim, dùng theo đường uống.
Tuy nhiên, trong quá trình uống không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền mịn thuốc. Về liều lượng và thời gian sử dụng Naproxen còn phụ thuộc vào yếu tố bệnh lý của từng đối tượng.
Một số tác dụng phụ thường gặp của Naproxen như:
- Chóng mặt
- Ù Tai
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Đau thượng vị
- Rối loạn tiêu hóa
>> XEM THÊM: Axit uric là gì? Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao và bị gút?
+ Ibuprofen
Ibuprofen có tác dụng điều trị bệnh Gout có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thuốc chống chỉ định ở những đối tượng bệnh như mẫn cảm với thành phần chứa trong thuốc, mắc bệnh xuất huyết dạ dày hay người bị suy giảm chức năng gan và thận.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như yếu tố tuổi tác mà liều dùng thuốc ở mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai 3 tháng đầu hay tháng cuối không nên dùng Ibuprofen điều trị Gout.
Thuốc Ibuprofen có thể gây một vài tác dụng phụ điển hình như sau:
- Rối loạn nhu động ruột
- Buồn nôn
- Đau dạ dày
- Xuất huyết hoặc ăn không tiêu
Thuốc điều trị bệnh Gout theo toa
Trong trường hợp các thuốc không kê toa không đáp ứng điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một trong những loại thuốc chữa Gout theo đơn sau đây:
+ Allopurinol (Aloprim, Zyloprim)
Allopurinol có tác dụng làm giảm acid uric trong máu. Vì thế, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gút và một số bệnh lý khác như sỏi thận . Ngoài ra, Allopurinol cũng được sử dụng để ngăn chặn sự gia tăng nồng độ axit uric ở những bệnh nhân đang điều trị hóa trị ung thư .
Allopurinol được sử dụng dưới hình thức uống. Người bệnh nên uống thuốc với nước sau mỗi bữa ăn để hạn chế đau dạ dày. Allopurinol được dùng mỗi ngày 1 lần với liều lượng dùng dựa theo tình trạng y tế của mỗi người.. Tuy nhiên, nếu liều dùng lớn hơn 300 miligam, bệnh nhân nên chia thuốc ra thành nhiều liều nhỏ và uống trong ngày.
Thuốc Allopurinol không phải là thuốc giảm đau. Vì vậy, để giảm đau do bệnh Gout gây nên, bệnh nhân có thể dùng kem theo một số loại thuốc giảm đau theo đơn kê từ bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp của Allopurinol có thể bao gồm:
- Buồn ngủ
- Buồn ngôn
- Tiêu chảy
- Nổi phát ban
- Đau đầu
- Thay đổi ý thức
Ngoài những biểu hiện nêu trên, bệnh nhân nên ngưng sử dụng Allopurinol khi gặp phải các biểu hiện bất thường sau:
- Ngứa, tê hoặc đau rát
- Ít hoặc không đau tiểu
- Tiểu ra máu
- Triệu chứng bệnh Gout xấu đi: khớp đau nhức dữ dội
- Đau dạ dày hoặc các vấn đề về gan như sụt cân hoặc chán ăn
+ Colchicine (Colcrys)
Thuốc Colchicine có tác dụng giảm viêm, giảm đau và ứ chế sự tích tụ acid uric trong máu. Vì vậy, thuốc thường được kê đơn với mục đích điều trị và ngăn ngừa bệnh Gout tái phát. Tuy nhiên, Colchicine không phải là thuốc giảm đau nên không được sử dụng để làm giảm các nguyên nhân gây đau khác ở xương khớp.
Thuốc Colchicine thường được sử dụng theo chỉ định theo của bác sĩ hoặc dược sĩ. Thuốc được dùng dưới dạng uống, có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Liều lượng dùng Colchicine ở mỗi người thường khác nhau. Cụ thể, liều dùng khuyến cáo ở bệnh nhân cấp tính ngày đầu tiên là 3 viên, ngày thứ hai là 2 viên và ngày thứ ba là 1 viên vào buổi tối. Còn đối với bệnh nhân Gout mạn tính, liều dùng thông thường là 1 viên.
Thuốc Colchicine có thể gây các phản ứng phụ như tiêu chảy, buồn nôn hoặc rối loạn máu, giảm tiểu cầu,… Do đó, để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh không nên tăng liều hoặc dùng thuốc thường xuyên hay kéo dài so với chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trong khi điều trị bằng thuốc Colchicine. Bởi thuốc có thể tương tác với các hoạt chất trong nước bưởi làm tăng lượng thuốc nhất định trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Colchicine với bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào.
+ Febuxostat (Uloric)
Febuxostat hoạt động theo cơ chế làm giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó giúp cải thiện chứng đau nhức, sưng ở người bị bệnh Gout. Thuốc chỉ được chỉ định điều trị bệnh Gout ở những đối tượng có nồng độ acid uric lắng đọng trong máu cao. Bên cạnh đó, Febuxostat cũng được kê đơn sử dụng ở những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng Allopurinol.
Febuxostat có thể gây các vấn đề liên quan đến tim. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên thông báo bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Bên cạnh đó, Febuxostat không phải là thuốc giảm đau. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một vài loại thuốc uống kèm theo khác như colchicine , thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc naproxen.
Thuốc Febuxostat được dùng mỗi ngày một lần. Liều lượng sử dụng thuốc dựa theo tình trạng và mức độ bệnh lý của người bệnh. Thời gian sử dụng thuốc có thể vài tháng hoặc lâu hơn, điều này tùy thuộc vào hiệu quả cơ địa của mỗi người.
+ Indomethacin (Indocin)
Indomethacin là thuốc chống viêm không steroid có nồng độ mạnh, thường được chỉ định giảm viêm, sưng và cứng khớp ở bệnh nhân bị Gout, viêm gân, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch.
Thuốc Indomethacin được sử dụng dưới dạng đường uống. Liều lượng thuốc dựa trên tình trạng y tế và trọng lượng cơ thể của mỗi người. Đối với người lớn, liều dùng 25 miligam/ 1 lần uống, mỗi ngày uống 3 lần. Đối với trẻ em, thuốc được uống theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, để giảm nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra, người bệnh nên dùng thuốc Indomethacin với liều thấp nhất. Không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian uống khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
+ Lesinurad
Lesinurad giúp thận loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị và kiểm soát triệu chứng bệnh Gout. Allopurinol và lesinurad thường được kết hợp dùng chung với nhau nhằm làm giảm nồng độ axit uric trong máu ở người bệnh lớn tuổi. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định với nhiều mục đích điều trị khác nhau.
Thuốc Lesinurad thường được yêu cầu uống chung với ly nước đầy sau khi ăn bữa sáng. Liều lượng dùng thuốc thông thường là mỗi ngày 1 viên. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc với liều lượng lớn hoặc nhỏ hơn so với quy định.
Trong quá trình sử dụng Lesinurad, bệnh nhân nên uống nhiều nước để thận hoạt động tốt giúp đào thải acid uric ra ngoài bằng đường tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện các xét nghiệm y tế để kiểm tra chức năng thận trước và trong khi dùng thuốc.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Lesinurad điều trị bệnh Gout:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc ợ nóng
- Đau đầu
- Nổi phát ban
- Xét nghiệm chức năng thận bất thường
Bệnh nhân nên ngưng sử dụng Lesinurad và gọi ngay cho bác sĩ khi gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:
- Đau khớp hoặc sưng hạch, sốt
- Nổi phát ban ở da, ngứa và phồng rộp
- Các vấn đề về thận như đau lưng dưới, sưng bàn chân, khó thở hoặc không đi tiểu,…
- Các vấn đề về gan như nước tiểu sẫm màu, chán ăn, vàng da hoặc vàng mắt,…
- Vấn đề ở tim, bao gồm đau ngực
+ Pegloticase (Krystexxa)
Pegloticase giúp điều trị bệnh Gout bằng cách hạ thấp nồng độ axit uric trong cơ thể. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch dưới sự thực hiện của bác sĩ chuyên môn.
Pegloticase sẽ được tiêm 2 lần trong tuần. Trước khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nên ngưng sử dụng các loại thuốc giảm acid uric đường uống khác. Trong trường hợp bệnh tái phát sau vài tháng điều trị bằng thuốc Pegloticase, nhân viên y tế sẽ kê toa thuốc bổ sung cho người bệnh sử dụng, bao gồm các thuốc như thuốc chống viêm không steroid hoặc Colchicine.
Thuốc Pegloticase có thể gây dị ứng, sốc phản vệ hoặc một số phản ứng phụ khác. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự đồng ý từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
+ Probenecid (Benemid)
Probenecid thuộc nhóm thuốc uricosurics, được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp và Gout. Thuốc giúp làm giảm nồng độ axit uric cao trong máu bằng cách giúp thận loại bỏ axit uric.
Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kết hợp giữa Probenecid với một số loại kháng sinh như penicillin. Các hoạt chất trong thuốc có thể làm tăng nồng độ kháng sinh trong máu, từ đó giúp kháng sinh hoạt động tốt hơn.
Thuốc Probenecid được dùng dưới hình thức uống. Liều dùng mỗi ngày 2 lần. Để giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn.
Probenecid không sử dụng điều trị bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, đây không phải là thuốc giảm đau. Vì vậy, để kiểm soát cơn đau nhức do bệnh Gout gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc kèm theo các loại thuốc giảm đau khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Probenecid điều trị bệnh như:
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Nôn mửa
- Đi tiểu thường xuyên
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:
- Tiểu đau hoặc tiểu khó
- Màu sắc nước tiểu thay đổi
- Đau lưng dưới
- Đau bụng dữ dội
- Vàng mắt hoặc da
- Ngứa hoặc nổi phát ban trên da
- Chóng mặt
- Khó thở
Khi gặp phải các biểu hiện này, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám.
Điều trị gout bằng bài thuốc Đông y gia truyền – Chữa bệnh khỏi từ GỐC
Có thể thấy rằng, tuy hiệu quả nhanh, nhưng các loại thuốc Tây điều trị bệnh Gout chỉ giải quyết được bề nổi triệu chứng: cắt đứt triệu chứng viêm, đau bằng cách làm bất hoạt một số hormone dẫn truyền tới não, khiến não không giảm được tín hiệu đau.
Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài có thể khiến người bệnh mắc phải các bệnh lý khác như: suy thận, suy gan, phù nề giữ nước. Việc làm dụng thuốc không giúp ổn định hàm lượng axit uric mà còn khiến bệnh gút thêm nặng hơn.
Trên đây là thông tin chi tiết về thuốc điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sự dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc không đúng cách, sai liều lượng hoặc thời gian sử dụng có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!