Top 10 Thuốc Trị Nghẹt Mũi Hiệu Quả Cao [NHIỀU NGƯỜI TIN DÙNG]
Nghẹt mũi là tình trạng khó chịu khiến người bệnh khó thở, phải thở bằng miệng. Tuy nhiên khi thở bằng miệng không khí không được làm sạch, làm ấm và làm ẩm như khi đi qua mũi. Do đó bệnh nhân dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Một trong những cách chữa ngạt tắc mũi hiệu quả là dùng thuốc. Vậy người bệnh nên sử dụng thuốc trị nghẹt mũi nào?
Top 10+ thuốc trị nghẹt mũi được tin dùng
Hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc được nghiên cứu và phát triển nhằm đẩy lùi tình trạng tắc nghẹt mũi. Nhưng nhìn chung thuốc trị nghẹt mũi được áp dụng phổ biến hiện nay là thuốc chống dị ứng và thuốc thông mũi. Một số loại thuốc người bệnh có thể tham khảo là:
Thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ em, người lớn Clorpheniramin
Clorpheniramin là thuốc kháng histamin H1. Thuốc được bào chế dạng viên nén, viên nang và thuốc tiêm. Clorpheniramin giúp kiểm soát tốt các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng.

Clorpheniramin giúp chữa nghẹt mũi cho cả người lớn, trẻ em nhưng không phù hợp với trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non. Liều dùng được khuyến nghị cho người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là:
- Thuốc phóng thích ngay: 4mg thuốc sau mỗi 4 – 6 giờ, không quá 24mg/ngày.
- Thuốc giải phóng kéo dài: 12mg sau 12 giờ, không dùng quá 24mg/ngày.
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi dùng thuốc theo liều lượng sau:
Thuốc giải phóng ngay: 2mg sau 4 – 6 giờ, không dùng quá 12mg/ngày. Clorpheniramin có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt.
Người bệnh không nên uống thuốc khi cần lái xe, vận hành máy móc hoặc làm việc. Thuốc còn có thể gây ra những tác dụng phụ khác như: Đau dạ dày, táo bón, khô miệng, mờ mắt, ảo giác, da bầm tím, tim đập nhanh, co giật, phát ban…
Thuốc không được dùng nếu người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, hẹp tắc môn vị – tá trạng, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh… Trẻ em dưới 6 tuổi và người trên 60 tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc này.
Thuốc chống nghẹt mũi Sudafed PE
Thuốc Sudafed PE tên biệt dược của Phenylephrine. Đây là thuốc trị nghẹt mũi cho người lớn và cả trẻ em. Sudafed PE giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi liên quan đến cảm lạnh, dị ứng đường hô hấp trên hoặc sốt dị ứng. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm tắc nghẽn và giảm áp lực xoang tạm thời.

Liều dùng khuyến cáo của Sudafed cho người lớn là 1 viên/4 giờ, tối đa là 6 viên/24 giờ. Nếu điều trị nghẹt mũi cho trẻ em trên 12 tuổi, liều được áp dụng là 1 viên/4 giờ, tối đa là 6 viên/24 giờ. Hiện tại độ an toàn của thuốc khi cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng chưa được nghiên cứu xác định. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Sudafed PE có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như: Da ngứa ran, đỏ dưới da, ăn không ngon, bồn chồn, mất ngủ, phát ban… Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định để tránh tác dụng không mong muốn.
Thuốc xịt Otrivin
Otrivin là thuốc thuộc nhóm thông mũi, tác động dựa trên cơ chế co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi. Vì vậy thuốc giúp làm giảm chảy nước mũi, triệu chứng nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân như dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang…

Thuốc Otrivin có thành phần chính là Xylometazoline hydrochloride, được bào chế dạng dung dịch 0.1% và 0.05%. Bên cạnh khả năng trị nghẹt mũi, sổ mũi nhanh chóng, Otrivin còn hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng khi bị viêm tai giữa, hỗ trợ đẩy dịch tiết khu vực xoang mũi bị viêm, hỗ trợ quá trình nội soi mũi.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều dùng nên sử dụng như sau:
- Người lớn: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc 0.1% vào mỗi bên cánh mũi từ 3 – 4 lần. Hoặc, người bệnh cũng có thể dùng dung dịch phun phân liều 0.1% xịt vào hốc mũi, mỗi ngày 4 lần.
- Trẻ em: Trẻ từ 2 -5 tuổi dùng dung dịch nhỏ 0.05% nhỏ vào mũi 1 – 3 lần/ngày. Trẻ em từ 6 – 12 tuổi nhỏ 2 – 4 giọt thuốc 0.05% vào mỗi bên mũi từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Nếu dùng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thuốc Otrivin giúp điều trị triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng quá nhiều lần trong ngày và không dùng quá 3 ngày. Những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc, đang dùng thuốc trầm cảm 3 vòng, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, người bị viêm tai mũi họng do nấm, người bị Glocom góc đóng không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi này.
Thuốc thuốc trị nghẹt mũi sổ mũi Rhinex 0,05%
Rhinex 0,05% là thuốc nhỏ mũi/ xịt mũi chứa thành phần chính là Naphazolin nitrat. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng, giảm sung huyết do viêm mũi cấp/mãn tính, viêm xoang, dị ứng cảm lạnh. Nhờ vậy tình trạng chảy nước mũi, tắc nghẹt mũi được chữa trị khỏi.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người lớn và trẻ em trên 15 tuổi nên nhỏ 1 – 2 giọt hoặc xịt vào mỗi bên lỗ mũi, mỗi lần cách nhau 3 – 6 giờ. Thời gian dùng thuốc không quá 3 – 5 ngày.

Khi nhỏ hoặc xịt thuốc, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn sau: Để bình thẳng đứng, phần nắp vòi ở trên. Lắc chai thuốc vài lần rồi cho đầu xịt vào mũi bấm mạnh và nhanh nút bấm. Sau đó rút đầu chai ra rồi thả nút bấm. Người dùng chỉ nên sử dụng thuốc trong vòng 30 ngày kể từ khi mở nắp.
Sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến làm chậm nhịp tim, giảm nhiệt độ đáng kể, buồn ngủ, đổ mồ hôi, co giật, hôn mê. Vì vậy người bệnh nên dùng thuốc đúng theo chỉ định liều lượng từ phía bác sĩ để tránh gặp phải rủi ro.
Thuốc nhỏ mũi Naphazoline 0,05%
Thuốc nhỏ mũi Naphazoline làm co mạch khi xung huyết cấp do viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng. Thuốc giúp điều trị các tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi.

Liều dùng được nhà sản xuất khuyến nghị như sau:
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mỗi hốc mũi, hai lần cách nhau 3 – 6 giờ. Không dùng quá 3 – 5 ngày.
- Trẻ em từ 6- 12 tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Chưa xác định liều dùng.
Không nên dùng thuốc nhỏ mũi Naphazoline vượt liều cho phép, dùng thường xuyên và liên tục vì có thể bị sung huyết nặng hơn. Sau khi dùng 3 ngày nếu không đỡ, người bệnh cần dừng thuốc và đi khám.
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho người mắc bệnh tim, cường giáp, huyết áp cao, đái tháo đường hoặc đang sử dụng Monoamin oxidase.
Giá tham khảo: 5 000 VNĐ.
Thuốc Xylometazolin 0,05%
Đây là thuốc co mạch, có tác động trực tiếp đến thần kinh giao cảm, tác động lên màng nhầy nhằm giảm sưng và tắc nghẽn mũi. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân chảy nước mũi do kích ứng xoang, mũi, thời tiết thay đổi hoặc cảm lạnh thông thường.

Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, thường dưới 3 ngày để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi. Liều dùng khuyến nghị:
- Người lớn: Nhỏ thuốc 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em trên 2 tuổi: 1 – 2 giọt/lần, 1 – 2 lần/ngày.
Liều khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nghẹt mũi nặng nề hơn và tổn thương niêm mạc mũi do dùng thuốc không đúng cách.
Thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi dùng thuốc nếu đang cho con bú, mắc bệnh tim, đái tháo đường, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt, đang dùng chất ức chế monoaminoxydase.
Khi sử dụng người bệnh có thể bị hắt xì, sổ mũi, khô rát hoặc châm chích bên trong mũi. Nếu bị mờ mắt, nhịp tim nhanh, khó thở, thở khò khè, hồi hộp, nhức đầu, chóng mặt… cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Thuốc xịt mũi Coldi B
Đây là sản phẩm thuốc chữa các bệnh về tai mũi họng, được nghiên cứu bởi công ty Dược Phẩm Nam Hà, Việt Nam.

Thuốc chứa các thành phần như Oxymetazoline Hydroclorid, Menthol, Camphor. Trong đó, Oxymetazoline Hydroclorid có tác dụng co mạch tại chỗ, giúp giảm sung huyết hiệu quả. Các hoạt chất trong thuốc giúp làm thông thoáng vòi nhĩ, nhờ vậy mũi thoáng hơn, cải thiện khả năng hít thở.
Thuốc xịt mũi Coldi B được chỉ định điều trị viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi – sổ mũi lâu ngày, điều trị sổ mũi và cảm cúm theo mùa.
Liều dùng: Xịt thuốc vào mũi từ 2 – 3 lần/ngày.
Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, trẻ dưới 8 tuổi, người bị Glaucom góc đóng, đang sử dụng IMAO. Những bệnh nhân bị bệnh tum, cường tuyến giáp hoặc tăng huyết áp cũng không nên sử dụng thuốc.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc: Mất ngủ, đánh trống ngực, khô mũi, nhức đầu.
Giá tham khảo: 23 000 VNĐ/chai 15ml
Nước xịt mũi Xisat
Đây là thuốc xịt mũi được tinh chiết từ nước biển ở độ sâu 450 mét so với mặt nước biển. Dung dịch này có chứa nhiều khoáng chất và muối như Zn++, Cu++.. cùng các chiết xuất tự nhiên: tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, Đinh Hương. Dung dịch xịt mũi Xisat có những tác dụng như:
- Kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng viêm.
- Loại bỏ chất nhầy, gỉ mũi, các tác nhân gây dị ứng
- Làm loãng dịch nhầy, giúp thông mũi, tạo cảm giác dễ thở
- Làm dịu niêm mạc mũi xoang, giảm đau rát, khó chịu.
- Phòng ngừa ngạt mũi, sổ mũi, nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng và các vấn đề về mũi xoang.
Liều dùng được khuyến nghị như sau: Xịt 2 – 3 nhát/lần, 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc không chứa chất bảo quản và an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.
Giá tham khảo:
- Xisat 75ml xanh dương (Người lớn): 25000VNĐ
- Xisat 75ml màu hồng (Trẻ em): 30000VNĐ
Thuốc trị nghẹt mũi Aladka
Thuốc xịt mũi Aladka là thuốc chống sung huyết niêm mạc, kháng khuẩn tại chỗ và chống dị ứng liên quan đến vùng mũi họng. Thuốc có chứa các thành phần như:
- Neomycin sulfat: Kháng sinh ức chế quá trình sinh tổng hợp protein vi khuẩn, giúp diệt khuẩn hiệu quả.
- Dexamethason natri phospha: Giúp chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng.
- Xylometazolin hydroclorid: Tác dụng co mạch, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết.
Thuốc được chỉ định điều trị các tình trạng viêm và dị ứng mũi họng như: Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi sung huyết, viêm xoang cấp và mãn tính.

Liều dùng được khuyến nghị: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi xịt 1 – 2 nhát/lần, mỗi ngày 2 – 4 lần.
Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người có tiền sử mẫn cảm với thuốc adrenergic, bị glocoom góc đóng, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn lao, tắc ruột, viêm loét đường tiêu hóa, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc trầm cảm 3 vòng…
Khi sử dụng người bệnh có thể bị kích ứng tạm thời như nóng rát ở mũi, khô niêm mạc mũi, buồn nôn, nhức đầu…
Giá tham khảo: 15000 – 18000 VNĐ.
Thuốc xịt mũi Flixonase
Flixonase là thuốc điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau xoang, viêm mũi dị ứng… Thuốc có thành phần chính là Fluticasone Propionate, hoạt chất giúp giảm viêm nhanh chóng, kháng histamin và giải phóng Kinin.

Liều dùng Flixonase được khuyến nghị cho mỗi người thường không giống nhau. Cụ thể:
- Người lớn: Xịt thuốc mỗi bên mũi khoảng 2 liều /ngày.
- Trẻ em: Từ 4 – 11 tuổi xịt mũi 1 lần/ngày vào buổi sáng, liều tối đa là 2.
Trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Chảy máu cam, khô và kích ứng phần mũi họng, vị giác khó chịu, đau nhức đầu.
Giá tham khảo: 170000 VNĐ/ chai
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi
Khi sử dụng thuốc điều trị nghẹt mũi người bệnh cần lưu ý:
- Nghẹt mũi là triệu chứng của mỗi số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm xoang, lệch vách ngăn, chấn thương mũi… Do vậy người bệnh cần đi khám, xác định rõ bệnh lý. Thông qua đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
- Không nên tự ý mua thuốc về điều trị hoặc thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng so với chỉ định. Dùng thuốc không đúng chỉ dẫn sẽ làm gia tăng tác dụng phụ.
- Các loại thuốc nhỏ mũi, đặc biệt là thuốc co mạch có thể gây viêm mũi ngược do lạm dụng thuốc. Khi đó tình trạng tắc nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn, niêm mạc mũi bị kích ứng nặng nề.
- Trước khi điều trị bằng thuốc chữa nghẹt mũi, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả vitamin, thuốc thảo dược, thuốc chức năng. Sử dụng các thuốc đồng thời với nhau có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc chữa nghẹt mũi và thúc đẩy các tác dụng phụ nguy hiểm.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn áp dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi.
- Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân có hại, dị nguyên gây dị ứng. Bệnh nhân nên dùng nước muối loãng để vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày.
Như vậy, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trị nghẹt mũi. Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đều có tác dụng như nhau. Để biết chính xác nên dùng thuốc điều trị nghẹt mũi loại nào, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
ArrayNgày Cập nhật 06/06/2024