Sa búi trĩ uống thuốc gì? Có thuốc trị sa búi trĩ không?
Sa búi trĩ là một trong những biểu hiện của bệnh lòi dom, khiến người bệnh vô cùng đau đớn kèm theo đó là những triệu chứng chảy máu hậu môn. Vậy, sa búi trĩ ngoài hậu môn có thuốc chữa triệt để không? Những trường hợp nào mới được sử dụng thuốc?
Có thuốc trị sa búi trĩ không?
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn hay còn được gọi là hiện tượng sa búi trĩ. Đây là “chuông đồng hồ báo thức” cho rằng bệnh trĩ đang chuyển hướng theo chiều hướng xấu và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt hằng ngày và công việc. Chính sự lưu thông máu ở vùng hậu môn bị cản trở là nguyên nhân chính hình thành nên búi trĩ. Khi đó, hệ thống tĩnh mạch trĩ bị tắc nghẽn do chịu nhiều áp lực ở vùng hậu môn và trực tràng. Máu dồn vào hậu môn một lượng lớn và khiến búi trĩ ngày một to hơn.
Sa búi trĩ ở mức độ 2 có thể tự co lại và tự động đẩy vào hậu môn. Nhưng ở những mức độ nặng hơn, búi trĩ không tự động co lên, việc do lên phải nhờ đến tay để đẩy chúng vào. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, búi trĩ sẽ hoàn toàn bị đẩy ra bên ngoài, mất hoàn toàn khả năng đẩy vào bên trong.
Hiện nay có thuốc chuyên trị sa búi trĩ không? Câu trả lời là hoàn toàn không có thuốc chuyên trị sa búi trĩ. Phần lớn trường hợp sa búi trĩ được điều trị bằng phẫu thuật là chính, sẽ có những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc nhưng những loại thuốc đó chỉ là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc làm mềm phân. Những loại thuốc ấy không phải là thuốc chuyên dùng sa búi trĩ.
Sa búi trĩ nên uống thuốc gì?
Điều trị bằng phương pháp nội khoa (điều trị bằng thuốc) chỉ áp dụng cho các trường hợp sa búi trĩ ở mức độ 1 và mức độ 2. Khi đó, hiện tượng sa búi trĩ chưa chuyển hướng nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm. Thuốc chuyên dùng để điều trị sa búi trĩ thì không phải hoàn toàn không có, những loại thuốc ấy chỉ có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, thuốc làm mềm phân (để cải thiện tình trạng đi đại tiện), thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng thuốc uống, kem bôi hoặc thuốc đạn như:
- Thuốc kháng sinh: Có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ như Framycetin, Neomycin,…;
- Thuốc chống viêm: Những loại thuốc có chứa một số thành phần có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng như thành phần hoạt chất Hydrocortison 0,25 – 1%; NSAIDs, Alpha Hymotripsin, Glucocorticoid,…
- Thuốc giảm ngứa, hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn: Các loại dung dịch vệ sinh hậu môn có tác dụng giảm các cơn ngứa ngáy và cải thiện tối đa tình trạng chảy máu hậu môn như các dung dịch Phenylephrin HCl 0,25%, dung dịch Ephedrin sulfat 0,1 – 0,125%,…;
- Thuốc làm mềm phân: Những loại thuốc làm mềm phần có tác dụng cải thiện tình trạng phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, người bệnh không phải dùng quá nhiều sức để rặn;
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc có chứa các thành phần như NSAIDs, Paracetamol,…
Ngoài ra còn có một số thành phần thuốc khác như thuốc điều trị giãn nở tĩnh mạch, làm bền mạch, thuốc chứa các thành phần giúp ngăn ngừa sự kích ứng phù nề và một số loại thuốc khác.
Lưu ý, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của giới chuyên môn. Trước khi quyết định sử dụng thuốc, người bệnh nên tiến hành thăm khám để biết chính xác tình trạng sa búi trĩ ở mức độ nào.
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian được ông bà ta để lại để cải thiện bệnh từ các thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: rau diếp cá, cây hoa thiên lý, lá trầu không,…
Những phương pháp điều trị sa búi trĩ khác
Những trường hợp sa búi trĩ ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng thường được chỉ định điều trị cắt bỏ búi trĩ. Đây cũng chính là biện pháp cuối cùng để giải phóng sự đau đớn một cách nhanh chóng. Bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những nhược điểm, đây là hai thứ luôn tồn tại song song với nhau. Những cuộc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường để lại một số biến chứng với mật độ nghiêm trọng từ ít sang nhiều như chi phí khá cao, vết thương dễ bị nhiễm trùng, bệnh trĩ có thể tái phát sau khi phẫu thuật,…
Những phương pháp điều trị sa búi trĩ ngoại khoa bao gồm:
- Thắt dây cao su;
- Tiêm xơ cứng mạch máu;
- Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ sẽ dựa vào nguyện vọng của bệnh nhân. Những ca phẫu thuật sẽ được tiến hành bởi các chuyên gia, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.
Ngoài ra, để cải thiện hiệu quả tình trạng sa búi trĩ, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bằng cách: bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất xơ; uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn; tăng cường vận động cơ thể; cải thiện vấn đề đi đại tiện hoặc áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà.
Tóm lại, sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn gây ảnh hưởng cả mặt thể xác lẫn tinh thần của người mắc phải. Hiện nay chưa có thuốc chuyên đặc trị bệnh sa búi trĩ chỉ có những loại thuốc chứa các thành phần giảm đau, kháng sinh, chống viêm, hạn chế tình trạng chảy máu. Và lưu ý, điều trị sa búi trĩ bằng thuốc chỉ áp dụng cho các đối tượng thuốc mức độ nhẹ, nhưng trường hợp ở mức độ trung bình và nghiêm trọng thông thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!