- Tên
- Loại thuốc Biệt dược
- Xuất xứ Pháp
- Loại thuốc Biệt dược
- Hoạt chất Biệt dược
Hướng dẫn dùng thuốc Nizoral trị lang ben đúng cách
Thuốc Nizoral là một thương hiệu khá quen thuộc chuyên điều trị một số bệnh lý về da như hắc lào, nấm da tay, nấm toàn thân,… trong đó có cả bệnh lang ben. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng thuốc Nizoral còn phụ thuộc khá nhiều và cách sử dụng thuốc. Chính vì vậy, để tránh tình trạng mơ hồ khi sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thuốc Nizoral trị lang ben có tốt không?
Thuốc Nizoral là loại thuốc bôi ngoài da khá phổ biến hiện nay và được các chuyên gia chỉ định điều trị một số bệnh lý về da, trong đó có bệnh lang ben. Theo nhận định của chuyên da, nếu người sử dụng không dị kích ứng trong quá trình sử dụng và tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc, các triệu chứng do bệnh lang ben gây ra sẽ dần cải thiện chỉ sau 2 – 3 tuần sử dụng kiên trì.
Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian khôi phục của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, mức độ bệnh lý, khả năng hấp thụ, cách sử dụng, mức độ kiên trì sử dụng,… Ở một vài trường hợp, nếu sau 3 tuần mà thuốc không mang lại hiệu quả điều trị. Điều đó có thể cho biết được cơ thể của bạn không hợp với thuốc bôi Nizoral. Khi đó nên tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.
Những thông tin cần biết về thuốc Nizoral
Nắm rõ thông tin chi tiết của sản phẩm sẽ giúp người bệnh biết chính xác cách sử dụng và biết cách xử lý một số tác dụng phụ có thể xảy ra, thuốc Nizoral cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Thành phần chính của thuốc Nizoral
Thành phần chính có trong mỗi tuýp thuốc Nizoral là thành phần hoạt chất Ketoconazole. Đây là một dẫn xuất của Dioxolane Imidazol tổng hợp, chúng có tác dụng kìm hãm và ức chế sự hình thành và phát triển của một số loại nấm gây hại đến sức khỏe của da, hình thành những cơn ngứa ngáy và gây ra tổn thương nghiêm trọng về da.
Công dụng của thuốc Nizoral
Một tính chất của thuốc Nizoral – một thương hiệu có tiếng được sản xuất ở Nhật Bản:
- Có tác dụng kháng nấm mạnh, các vi nấm ngoài da như: Pityrosporum, Trichophyton, Epidermophyton floccosum, chủng Microsporum,…
- Làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da do nấm men và nấm ngoài da gây nên;
- Có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả;
- Không tạo nên được nồng độ có thể phát hiện ở máu.
Với những tính chất trên, thuốc bôi ngoài da Nizoral rất thích hợp trong việc điều trị bệnh lang ben và một số bệnh lý ngoài ra khác như:
- Nổi mẩn ngứa, mề đay
- Hắc lào (lác đồng tiền)
- Viêm da dị ứng
- Viêm da tiết bã
- Nhiễm nấm Candida
- Phát ban da
Bên cạnh đó, thuốc Nizoral còn mang lại nhiều công dụng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ ở trên. Trao đổi cùng với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm những công dụng khác của sản phẩm và những mục đích khác.
Những đối tượng nào không được chỉ định sử dụng thuốc Nizoral?
Không sử dụng thuốc Nizoral cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Hoặc các đối tượng thuộc nhóm sau:
- Đối tượng có tiền sử hoặc đang mắc phải một số bệnh lý về gan như: rối loạn chức năng gan, viêm gan mãn tính,…
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang trong quá trình cho con nhỏ bú
- Trẻ em dưới 12 tuổi
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Nizoral
Trong quá trình sử dụng thuốc Nizoral trị lang ben, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó có thể là triệu chứng thông thường hoặc triệu chứng nguy hiểm, như:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
- Rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy
- Kích ứng da: Nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban da,…
- Rối loạn kinh nguyệt
- Có cảm giác hồi hộp
- Nhịp tim không ổn định
- Rụng tóc
Ngoài ra còn thêm một số triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, lúc đó, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng thuốc Nizoral càng sớm càng tốt và tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Những loại thuốc nào có thể tương tác với thuốc bôi Nizoral?
Thuốc Nizoral có khả năng tương tác với một số loại thuốc đặc trị khác. Điều này có thể làm gia tăng tác dụng phụ và có thể làm ảnh hưởng đến quá trình cải thiện bệnh lý. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng và hãy báo cáo cho bác sĩ của bạn được biết các loại thuốc bạn đang sử dụng hằng ngày trong quá trình sử dụng thuốc Nizoral.
Một số loại thuốc được khuyến cáo không được sử dụng đồng thời cùng với thuốc Nizoral trong suốt quá trình điều trị bệnh lang ben:
- Thuốc ức chế HMG – CoA reductase
- Lovastatine
- Simvastatine
- Terfenadine
- Quinidine
- Cisapride
- Triazolam
- Pimozide
- Midazolam (dạng uống)
Thuốc bôi ngoài da Nizoral được bán với mức giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc bôi trị lang ben Nizoral là một sản phẩm do công ty Janssen – Cilag của Nhật Bản nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm được bào chế ở dạng tuýp với khối lượng là 5 gram và 10 gram. Hiện nay, sản phẩm đã được bày bán khá nhiều trên thị trường hiện nay, người bệnh có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Tây y hoặc tại các đơn vị khám chữa bệnh với mức giá tham khảo như sau:
- Thuốc bôi Nizoral loại 5 gram có giá là 20.000 đồng/ tuýp
- Thuốc bôi Nizoral loại 10 gram có giá là 35.000 đồng/ tuýp
Tuy nhiên, mức giá trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể thay đổi tùy bào chính sách của nhà phân phối hoặc đại lý mà không được báo cáo trước.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nizoral chữa lang ben đúng cách
Bên cạnh việc nắm rõ những thông tin về sản phẩm Nizoral, người bệnh cũng nên biết thêm cách sử dụng sản phẩm cho đúng để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng và biết cách xử lý một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị lang ben Nizoral, bạn đọc có thể tham khảo và tiến hành thực hiện bôi thuốc ngay tại nhà:
- Trước khi tiến hành bôi thuốc, bạn nên vệ sinh bàn tay sử dụng bôi thuốc bằng nước sạch rồi dùng khăn bông để lau ráo nước;
- Vệ sinh vùng da bị lang ben bằng nước ấm hoặc nước sạch rồi dùng khăn bông để lau ráo nước hoặc để khô tự nhiên;
- Mở nắp khóa tuýp thuốc Nizoral và bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng thuốc vừa đủ lên đầu ngón tay trỏ;
- Tiến hành thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương theo hình vòng tròn và giữ yên khoảng 2 – 3 phút để thuốc thấm sâu vào lớp biểu bì;
- Rửa sạch bàn tay sử dụng bôi thuốc bằng nước sạch hoặc xà phòng;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào một thời gian nhất định và sử dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần để cải thiện tình trạng lang beng.
Lưu ý: Người bệnh không được quệt thuốc vào mắt, môi, miệng, lưỡi hay bộ phận sinh dục. Nếu không may quệt phải, cách tốt nhất bạn nên rửa ngay nhiều lần với nước sạch. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn nên đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ, y sĩ hỗ trợ.
Những lưu ý khi chữa lang ben bằng thuốc Nizoral
Điểm qua những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Nizoral trị lang ben, bạn đọc không nên bỏ qua:
- Kiểm tra bao bì sản phẩm, mẫu mã, nhãn mác, hạn sử dụng được in nổi trên bao bì của sản phẩm. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi Nizoral khi sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng hoặc sản phẩm đã quá hạn sử dụng;
- Bảo quản thuốc bôi Nizoral ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát. Tránh để thuốc bôi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và cất trữ thuốc ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi;
- Tuyệt đối không thoa thuốc lên vết thương hở;
- Các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan cấp, rối loạn chức năng gan hay mắc bệnh gan mãn tính tuyệt đối không được sử dụng thuốc bôi Nizoral khi chưa có sự đồng ý từ phía bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn;
- Hiện chưa có báo cáo cụ thể nào liên quan đến hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc bôi Nizoral cho phụ nữ đang mai thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ. Do đó, nhóm đối tượng này tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có chỉ định sử dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc bôi trị bệnh lang ben Nizoral và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm rõ thông tin về sản phẩm này. Mặt khác, tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết chính xác liều lượng và lộ trình sử dụng sao cho phù hợp với mức độ bệnh lý đang mắc phải.
Có thể bạn chưa biết: Bệnh lang ben có tự hết được không? Bác sĩ nói gì