Tiểu đường thai kỳ: Căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về bệnh lý này để có hướng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ sản phụ nào. Vì vậy các thai phụ cần hiểu rõ về bệnh này để có phương pháp điều trị thích hợp.
-
Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết khi mang thai, thường bắt đầu từ tuần thứ 24 của thai kỳ. Nguyên nhân gây bệnh do lượng đường huyết trong máu không ổn định, khả năng tiết insulin của tuyến tụy cũng bị hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhiều lần, đối với những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ gặp phải tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn người bình thường.
-
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh đem đến nỗi lo lắng của phụ nữ trong thời kỳ thai sản vì khi mắc bệnh, thai phụ có thể gặp biến chứng nguy hiểm cả trong khi sinh và sau sinh như huyết áp cao,vỡ đầu ối sớm, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh,…
Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, chúng còn có thể khiến thai nhi sau sinh bị tật bẩm sinh về tim mạch, vàng da, cao huyết áp, tụt canxi, thai nhi nặng ký. Tuy nhiên nếu sản phụ kiểm soát tốt đường huyết và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì khi bị bệnh họ vẫn có thể sinh thường.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Đừng bỏ qua
Vì bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc xét nghiệm là hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ được đảm bảo tốt hơn.
-
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm gồm những người có gia đình bị tiểu đường, thừa cân, có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước, có tiền sử sinh con dị tật nhưng không rõ nguyên nhân.
Thời gian hợp lý để thực hiện xét nghiệm là trong khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ sau sinh từ 4 đến 12 tuần cũng cần xét nghiệm để đảm bảo chắc chắn sức khỏe của mình. Với những phụ nữ đã có tiền sử mắc bệnh, cần thực hiện xét nghiệm tối thiểu là 3 năm một lần.
Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm thử glucose và dung nạp glucose. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sản phụ cần nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất.
-
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu
Thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm thai kỳ tại các bệnh viện có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Những địa chỉ uy tín người bệnh có thể lựa chọn gồm: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh viện Thanh Nhàn, Khoa nội tiết và đái tháo đường – bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, khoa nội tiết – bệnh viện An Bình,…
Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Được biết, chi phí này dao động trung bình từ 300.000 đến 700.000 VNĐ. Tuy nhiên mức phí sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm và các chi phí phát sinh.
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện trong thời gian mang thai và có thể tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan và cần có hướng điều trị kịp thời.
-
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc
Đối với thai phụ đã mắc bệnh nặng cần điều trị bệnh tiểu đường nội khoa theo chỉ định của bác sĩ để có thể nhanh khỏi bệnh. Thông thường loại thuốc đảm bảo tính an toàn và được cho phép điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là insulin.
Bên cạnh thuốc tây thì thuốc đông y cũng là cách chữa bệnh được thai phụ quan tâm. Vì thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ và an toàn với mọi người bệnh.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng điều trị khi chưa được sự đồng ý. Ngoài ra, sản phụ cần đo đường huyết tại 3 thời điểm: trước bữa ăn, sau khi ăn 2 tiếng, trước khi đi ngủ mỗi ngày 4 đến 6 lần. Nếu thấy đường huyết bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
-
Rèn luyện thể thao thường xuyên
Việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên sẽ giúp sản phụ tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đường huyết và tránh tăng cân quá mức. Thai phụ có thể lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút, bơi lội, đi bộ trên máy bay hoặc các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khi mang thai sản phụ cần lưu ý việc kiểm soát đường huyết hbA1c không vượt quá 6,5. Đồng thời thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và phòng tránh bệnh.
-
Kiểm soát cân nặng
Trong thời kỳ mang thai, sản phụ cần kiểm soát tốt cân nặng của mình vì việc tăng cân có thể gây nên hiện tượng kháng insulin. Lưu ý, không nên tăng cân quá nhanh hoặc quá nhiều, tránh trường hợp thừa mỡ và béo phì (cân nặng không tăng trên 12 kg). Để đảm bảo chắc chắn về sức khỏe, bạn cũng có thể giảm cân trước khi mang thai
-
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mắc bệnh, thai phụ nên giảm lượng đường nạp vào cơ thể và ăn nhiều thức ăn thanh đạm. Cụ thể như chia nhiều bữa nhỏ, hạn chế nạp nhiều thức ăn vào một bữa để tránh tăng đường huyết sau ăn. Bổ sung thêm thịt nạc, cá, rau xanh, dầu oliu, sữa chua và sữa tươi không đường.
Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh ngọt, kẹo, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn,… Đồng thời ăn nhiều trái cây như bưởi đỏ, việt quất, dưa hấu, đào, táo, chuối, kiwi, táo, roi, cam, lê,…
Như vậy bài viết này đã đem đến các thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ. Hy vọng thông qua đó, quý bạn đọc đã có thêm các kiến thức để bảo vệ tốt sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Ngày Cập nhật 18/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!