Tổ đỉa bội nhiễm – biểu hiện ban đầu và cách nhận biết
Tổ đỉa bội nhiễm là triệu chứng tổn thương ngoài da mãn tính. Khi bệnh lý không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều di chứng vĩnh viễn cho làn da người bệnh. Để nhận biết bội nhiễm, người bệnh chủ ý qua biểu hiện ngoài da. Tuy nhiên khi những biểu hiện này càng trở nên dặc trưng thì mức độ bội nhiễm cũng đã ở mức nghiêm trọng.
Bội nhiễm dùng chỉ chung tất cả các bệnh ngoài da đang có dấu hiệu chuyển sang mãn tính. Cụ thể, có bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm, hắc lào bội nhiễm, và tổ đỉa bội nhiễm cũng không phải ngoại lệ. Khi người bệnh bị tổ đỉa bội nhiễm thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, cũng như khả năng hồi phục của da sẽ không được toàn diện như tổ đỉa thông thường.
Tổ đỉa bội nhiễm là gì?
Theo các tài liệu ghi nhận, bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da và tổ đỉa bội nhiễm là dấu hiệu của tình trạng viêm da mãn tính. Trong giai đoạn tổ đỉa chưa tiến triển nghiêm trọng, việc điều trị chậm trễ và không loại bỏ được các vi nấm trên da sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Những khu vực có tỷ lệ bị bội nhiễm cao nhất là rìa các ngón chân, kẽ ngót tay, các khu vực có nếp gấp và thường ẩm ướt do mồ hôi. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tổ đỉa bội nhiễm được xem là 1 dạng chàm (eczema) có diễn tiến phức tạp.
Những biểu hiện bên ngoài đặc trưng nhất của tổ đỉa bội nhiễm là nổi mụn nước thành mảng, có dịch và và vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Thời gian chuyển biến từ tổ đỉa bình thường sang tổ đỉa bội nhiễm khởi phát âm thầm và tiến triển dai dẳng.
Việc điều trị tổ đỉa bội nhiễm tương đối khó khăn, để chữa dứt điểm triệu chứng phải kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ để lại sẹo vĩnh viễn khi bệnh nhân ở giai đoạn bội nhiễm là 90%.
Biểu hiện ban đầu của bệnh tổ đỉa bội nhiễm
Những dấu hiệu của tổ đỉa bội nhiễm không đặc trưng, thông thường những thay đổi ngoài da diễn ra âm thầm. Cho đến khi người bệnh nhận thấy vùng da bị tổ đỉa bong tróc, có dịch và và không có dấu hiệu hồi phục thì bệnh lý đã bước sang giai đoạn bội nhiễm.
Biểu hiện ban đầu của bệnh tổ đỉa bội nhiễm có nét tương đồng với thể tổ đỉa thông thường. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng thường xuyên để biến nguy cơ phát triển bệnh. Có thể nhận biết tình trạng bội nhiễm thông qua một số triệu chứng thường gặp như:
-
Vùng da cục bộ bị ngứa rát hoặc nóng rát từ bên trong.
-
Những mụn nước nhỏ mọc nhiều tại các khu vực chân, tay, trán…
-
Mụn nước bắt đầu cứng, có mủ vàng, phát triển thành mảng.
-
Sắc tố da giảm dần, vùng da bị bệnh có xu hướng thâm sạm hơn
-
Phạm vi vùng da khô, bong tróc và bị dày sừng, có dấu hiệu chàm hóa.
-
Liên tục xảy ra những cơn ngứa từ âm ỉ đến dữ dội.
Người bị tổ đỉa bội nhiễm không chỉ chịu những ám ảnh về tâm lý khi thấy làn da thương tổn, bệnh nhân còn đối mặt với tình trạng sẹo vĩnh viễn. Phản ứng ngứa gãi làm vỡ mụn nước tổ đỉa, vùng da lúc này dễ viêm nhiễm và tạo mủ.
Mức độ bội nhiễm nghiêm trọng, vùng da thường chảy nhiều dịch màu vàng và tạo thành mụn tổ đỉa gây đau rát. Đây cũng là dấu hiệu ban đầu của tổ đỉa chàm hóa rất khó chữa, người bệnh nên lưu ý phòng tránh.
Tổ đỉa bội nhiễm có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa nguy hiểm ở chỗ khởi phát đột ngột, tiến triển âm thầm nhưng kéo dài dai dẳng. Nếu không được điều trị dứt điểm, triệu chứng tái phát theo chu kỳ, lần sau nặng hơn, nguy cơ biến chứng và phát triển thành bệnh mãn tính khó điều trị.
Tình trạng xấu nhất của bệnh tổ đỉa bội nhiễm bắt đầu từ việc các mụn mủ vỡ, trầy xước, nhiễm khuẩn. Từ đây sẽ phát triển triệu chứng bội nhiễm nghiêm trọng hơn, vùng da bị sưng tấy, nổi hạch, nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân sốt cao.
Có không ít trường hợp bệnh nhân xuất phát từ bội nhiễm mà phát triển thành viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tình trạng chung mà người bệnh bị tổ đỉa bội nhiễm phải đối mặt là các cơn ngứa diễn biến liên tục, cảm giác khó chịu, đau đớn. Đối với người lớn và trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể gây ra những hệ lụy như:
-
Tổ đỉa bội nhiễm ở người lớn: Tổ đỉa bội nhiễm gây ra các tổn thương ngoài da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh. Người bệnh không thoát khỏi cảm giác khỏi lo âu, stress, mất ngủ, vô tình khiến bệnh lý càng trở xấu. Những thương tổn ngoài da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt và ảnh hưởng công việc.
-
Tổ đĩa bội nhiễm ở trẻ em: Khi trẻ em mắc bệnh sớm, việc điểu trị chậm trễ sẽ để lại những vết sẹo vĩnh viễn. Đau nhức và ngứa ngáy cũng khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, suy nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, kèm theo biến chứng nhiễm trùng như sốt cao, hen suyễn,…
Tổ đỉa nói chung hay tổ đỉa bội nhiễm nói riêng đều không được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm. Người bệnh sinh hoạt bình thường, có thể tiếp xúc với người khác trực tiếp vì bệnh không lây nhiễm. Tình trạng lây nhiễm chỉ xảy ra tại chỗ, tức vùng da bị bệnh có thể lan rộng trên cơ thể.
Bệnh không đe dọa tính mạng người bệnh, tuy nhiên những biến chứng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý bệnh nhân. Vì thế, việc điều trị ngay từ giai đoạn cơ bản sẽ giúp đẩy lùi được các nguy cơ xấu hơn.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bội nhiễm hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị tổ đỉa ở tay, chân. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, việc điều trị giới hạn một số phương pháp để hạn chế nguy cơ biến chứng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo một trong những cách sau:
- Corticosteroid
Sử dụng kem corticosteroid với liều cao có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng sưng tấy và mọc mụn. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân chườm ẩm bằng corticosteroid để tăng hiệu quả hấp thu của thuốc vào vùng bệnh. Liều corticosteroid qua đường uống như prednisone được chỉ định cho những trường hợp thật sự nặng.
- Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng được áp dụng với hầu hết các trường hợp bệnh ngoài da mãn tính. Khi điều trị bằng những phương pháp khác không hiệu quả, liệu pháp ánh sáng kết hợp tiếp xúc tia cực tím và thuốc đặc trị sẽ phát huy hiệu quả giúp cho làn da tiếp nhận tốt hơn tác dụng điều trị.
Phương pháp điều trị bằng ánh sáng có chi phí đắt đỏ và không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện. Ngoài ra điều trị quang học cũng tiềm ẩn những rủi ro gây tổn thương da.
- Thuốc mỡ ức chế miễn dịch
Thuốc mỡ dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa bội nhiễm chủ yếu là tacrolimus (Protopic®) và thuốc pimecrolimus (Elidel®). Nhóm thuốc này phù hợp với những bệnh nhân không sử dụng được steroid. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Tiêm botulinum toxin
Phương pháp tiêm thuốc botulinum toxin cũng được chỉ định cho việc điều trị những bệnh nhân bị tổ đỉa bội nhiễm, tổ đĩa mãn tính.
- Thuốc trị bệnh tổ đỉa mãn tính
Khi bệnh tổ đỉa có dấu hiệu phát triển mãn tính, các loại thuốc được kê đơn sẽ tăng về số lượng và liều lượng. Người bệnh phải sử dụng các loại kem bôi ngoài da (Umovate, Dermovate, Flucinar, Tacrolimus, Physiogel, cetaphy…) và uống Histamine để tăng hiệu quả kháng khuẩn cho da.
Điều trị tổ đỉa bội nhiễm theo Tây Y được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng tổ đỉa bội nhiễm tức thì. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị cũng như liều thuốc được kê đơn từ bác sĩ. Việc tự ý sử dụng một trong những loại thuốc trên có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tổ đỉa bội nhiễm nên kiêng gì để phòng ngừa và tránh tái phát?
Người bệnh vẫn có hi vọng hồi phục làn da về mức cơ bản khi điều trị bội nhiễm sớm. Kết hợp với việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên thực hiện theo khuyến nghị chăm sóc tại nhà khi bị tổ đỉa bội nhiễm:
- Khi da bị bội nhiễm, tuyệt đối không được gãi hay chà xát bởi vùng da lúc này đang ở giai đoạn nhạy cảm nghiêm trọng.
- Giới hạn vùng da bị tổn thương bằng cách hạn chế tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho tác nhân bên ngoài tấn công.
- Vệ sinh ngoài da sạch sẽ, nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9% để ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần.
- Bệnh nhân hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố dễ gây kích ứng như lông thú, thuốc lá, mạt bụi, phấn hoa…
- Đảm bảo không gian nghỉ ngơi và làm việc luôn sạch sẽ, khô thoáng.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại chất xơ và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
- Để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, bệnh nhân cần uống đủ nước để duy trì sự khỏe mạnh của các lớp biểu bì.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, đi ngủ sớm…
- Ổn định tâm lý, hạn chế stress giúp hiệu quả điều trị tổ đỉa bội nhiễm tiến triển tích cực hơn.
- Tránh xa các loại chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh khi da đang gặp tổn thương.
- Người bệnh không nên mặc quần áo chật chội, bó sát, không nên để cơ thể ẩm mồ hôi trong ngày thời tiết nắng nóng.
Bệnh tổ đỉa bội nhiễm là triệu chứng nguy hiểm với những biểu hiện không rõ rệt. Vì thế để phòng tránh tốt nhất, người bệnh nên chú ý quan sát những bất thường ngoài da để việc điều trị khắc phục ngay từ các triệu chứng ban đầu. Kết hợp thực hiện điều trị chuyên khoa cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách chăm sóc da khoa học sẽ giúp phát huy hiệu quả điều trị, tránh tái phát.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!