Trẻ Bị Dị Ứng: Trọn Bộ Cẩm Nang Phụ Huynh Cần Biết
Trẻ bị dị ứng có sức đề kháng yếu, chưa có khả năng tự bảo vệ và phòng tránh nên tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn so với người lớn. Vậy làm gì khi trẻ bị dị ứng? Cha mẹ cần bình tĩnh, nắm rõ thông tin chia sẻ ở bài viết dưới để xử lý một cách khoa học và hiệu quả.
Dị ứng ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây dị ứng?
Dị ứng ở trẻ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với các chất gây dị ứng (dị nguyên). Trẻ bị dị ứng không phải là một loại bệnh mà chỉ là một cách phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Các chất dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các đường như hít thở, tiếp xúc qua da, ăn uống, tiêm chích,… Tùy thuộc vào chất dị nguyên mà cơ thể phản ứng theo các cách khác nhau, biểu hiện trên các bộ phận cơ thể cũng khác nhau.
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng chia thành các loại chủ yếu sau:
- Dị ứng do môi trường, bụi bẩn, nấm mốc
- Dị ứng thời tiết, thay đổi thời tiết
- Dị ứng do thức ăn, sữa
- Dị ứng do các loại thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi trên bề mặt da
- Dị ứng do bé chạm vào các vật, đồ chơi, quần áo chứa chất dị ứng
- Dị ứng do tiếp xúc với lông các loại vật nuôi
- Dị ứng cho vết chích của côn trùng (muỗi, kiến, ong, nhện,…)
Các loại dị ứng ở trẻ em thường gặp nhất?
Dưới đây là một số loại dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em, phụ huynh cần cảnh giác:
Sốc phản vệ
Nguyên nhân: Thuốc uống, tiêm chích, chất cao su, thức ăn, nọc độc côn trùng…
Biểu hiện: Sốc phản vệ biểu hiện qua cả da, ruột và hô hấp. Các triệu chứng biểu hiện rất nhanh, chuyển biến nặng. Triệu chứng nghiêm trọng bao gồm hô hấp khó khăn và giảm tuần hoàn máu.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Nguyên nhân: Loại dị ứng này xảy ra chủ yếu do các chất gây dị ứng tác động lên đường hô hấp như: Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật và nhiễm trùng do vi-rút…
Biểu hiện: Trẻ bị dị ứng sẽ cảm thấy tức ngực, ho ngày càng nhiều, hô hấp khó khăn, thở khò khè, khó thở. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em trở nên nghiêm trọng khi các bé vận động mạnh.
Viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân: Làn da trẻ em thường mẫn cảm và dễ tổn thương hơn người lớn. Khi trẻ tiếp xúc với các chất độc hại, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm có thành phần dễ gây dị ứng, chất cao su, cây sơn độc, cây sồi … đều có thể gây viêm da tiếp xúc ở trẻ.
Biểu hiện: Trẻ bị dị ứng trên vùng da tiếp xúc với dị nguyên xuất hiện các mảng đỏ, sưng và ngứa. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể phồng rộp diện rộng.
Viêm da dị ứng ở trẻ em
Nguyên nhân: Trẻ bị dị ứng ở thể này khi ăn phải thực phẩm có chất dị nguyên hoặc tiếp với lông thú vật, phấn hoa, mối mọt, các chất kích ứng, nhiễm trùng,…
Biểu hiện: Trẻ nổi ban đỏ từng mảng, khô và gây ngứa. Vùng da yếu và vị trí gấp ở cổ, tay, chân, bụng là nghiêm trọng nhất. .
Trẻ bị dị ứng thời tiết
Nguyên nhân: Thời tiết thay đổi, trời quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài dễ gây dị ứng.
Biểu hiện: Trẻ phát ban đỏ tập trung ở lưng, tay, chân. Các nốt đỏ có thể lên mụn nước gây ngứa ngáy. Nếu trẻ dị ứng thời tiết vào mùa nóng cơ thể có thể bị sốt nhẹ, biếng ăn, hay khóc.
Trẻ bị dị ứng thức ăn
Nguyên nhân: Trẻ em khi tiếp nhận các loại đồ ăn lần đầu tiên trong đời dễ bị dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng có thể do bất kỳ loại thức ăn nào. Tuy nhiên, nhóm dễ gây dị ứng nhất là các loại hạt (đậu phộng, đậu nành, đậu Hà Lan), bột mì, trứng, sữa, cá, hải sản có vỏ…
Biểu hiện: Nôn mửa, tiêu chảy, hô hấp kém, nổi mề đay, chàm. Nếu trẻ bị sốc có thể hạ huyết áp.
Trẻ bị dị ứng thuốc
Nguyên nhân: Các loại vắc – xin, kháng sinh, vitamin dạng tiêm rất dễ gây dị ứng. Khi bé bị các vết thương trên da và sử dụng thuốc không đúng, không hợp cũng có thể gây dị ứng.
Biểu hiện: Bé bị phát ban đỏ trên da. Nếu nặng có thể bị sốc phản vệ
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Nguyên nhân: Dị ứng nổi mề đay đôi khi không xác định được nguyên nhân. Một số tác nhân thường gặp như: Thuốc chứa aspirin hoặc penicillin, nhiễm trùng virus, thực phẩm,…
Biểu hiện: Dị ứng nổi mề đay ở trẻ em khiến trên da xuất hiện nhiều mảng sưng đỏ, nổi các cục có kích thước to nhỏ khác nhau. Hiện tượng nổi mề đay xuất hiện trên nhiều bộ phận và chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian vài giờ rồi biến mất.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng?
Nếu trẻ mới đi tiêm, uống thuốc mà có biểu hiện khó chịu, sốt hay phát ban thì cần đưa ngay đến bệnh viện tránh tình trạng các bé bị choáng phản vệ rất nguy hiểm.
Nếu bé đang uống thuốc hay bôi thuốc trên da mà có biểu hiện dị ứng thì cần dừng ngay thuốc.
Nếu sau khi ăn, uống các thực phẩm lạ mà có biểu hiện dị ứng cũng hãy dừng cho bé sử dụng.
Nếu bé mới tiếp xúc với đồ chơi lạ, các loại phấn hoa, lông thú cưng thì hãy mang bé tránh xa khỏi các đồ vật đó vì có thể đấy chính là nguyên nhân gây bệnh.
Khi bé khóc, khó chịu, da mẩn đỏ hãy kiểm tra xem trên người bé có biểu hiện bị côn trùng đốt hay không.
Khi trẻ bị dị ứng, nhiều gia đình lo lắng quá mức nhưng lại điều trị cho trẻ không đúng cách. Bố mẹ, ông bà cho bé thử liên tục các cách, mẹo, bài thuốc dân gian khi chưa biết rõ nguyên nhân dị ứng vô hình trung khiến tình trạng của bé không thuyên giảm mà trở nên nặng hơn. Vì vậy khi trẻ bị dị ứng tốt nhất là nên đưa bé đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và chăm sóc.
Bỏ túi lưu ý khi trẻ bị dị ứng?
Trẻ rất dễ bị dị ứng. Cha mẹ và gia đình cần chú ý giữ gìn để giúp trẻ tránh được các bệnh dị ứng không mong muốn.
Dưới đây là một số lưu ý hữu ích giúp các bậc phụ huynh phòng tránh cho con em mình:
- Luôn giữ môi trường xung quanh trẻ (nơi trẻ ăn, nơi trẻ ngủ, nơi trẻ chơi) được sạch sẽ, khô thoáng. Khí tươi mát và ánh nắng tự nhiên sẽ giúp điều hòa không khí, tránh nấm mốc.
- Khi cho trẻ ăn dặm, thử đồ ăn mới, thay loại sữa nên cho bé thử từ từ với lượng nhỏ, quan sát biểu hiện cơ thể của trẻ, dừng ngay nếu trẻ cảm thấy khó chịu hoặc có biểu hiện bất bình thường.
- Gia đình không nên để thú cưng lại gần trẻ khi trẻ còn quá nhỏ. Các loại thú cưng nên được tiêm phòng, vệ sinh sạch sẽ tránh các mầm bệnh.
- Không nên đưa trẻ đến những nơi quá đông người, tiếp xúc với các loại cây, hoa dễ gây dị ứng da và hô hấp.
- Gia đình có thể dạy bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng khi bé đã biết nhận biết.
Khi trẻ bị dị ứng, bố mẹ và gia đình cần theo dõi kỹ từng biểu hiện của trẻ, xác định nguyên nhân ban đầu và đưa bé đến khác cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Để giúp bé nhanh khỏe lại bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Gia đình hãy bình tĩnh, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhẹ nhàng với con.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!