Trẻ sơ sinh bị men gan cao là do đâu? Làm sao phòng tránh
Tình trạng men gan cao không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nếu không sớm phát hiện, xác định nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, trẻ có nguy cơ cao mắc phải nhiều vấn đề, biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị men gan cao là do đâu? Làm sao phòng tránh. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ những vấn đề này.
Trẻ sơ sinh bị men gan cao là do đâu?
Men gan cao là bệnh xảy ra phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Thậm chí trẻ có thể tử vong nếu bệnh phát triển mạnh và gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị men gan cao là do rối loạn chuyển hóa, bẩm sinh, nhiễm trùng ga hoặc di truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Trong đó nhiễm trùng gan là nguyên nhân phổ biến nhất khiến men gan của trẻ tăng cao.
Nhiễm trùng gan ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang con. Khi mắc bệnh chức năng gan sẽ bị rối loạn và suy yếu, gan không đủ khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài, tế bào gan chết dần. Điều này khiến men gan được phóng thích và tích tụ bất thường trong máu. Cuối cùng dẫn đến men gan cao.
Trẻ sơ sinh có thể mắc phải một trong các dạng nhiễm trùng gan gồm viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến suy gan, ung thư gan và xơ gan.
Nguyên nhân nghiêm trọng khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh men gan cao:
- Bệnh viêm gan tự miễn (AIH)
- Bệnh viêm gan B, viêm gan C
- Bệnh lý về ống dẫn mật như viêm tụy, viêm đường mật, tắc nghẽn ống mật…
- Viêm dạ dày ruột, rối loạn đường ruột, bệnh Celiac
- Thiếu hụt Alpha – 1 Antitrypsin (AAT)
- Bệnh Wilson (quá nhiều đồng)
- Bệnh Hemochromatosis (quá nhiều sắt).
Ngoài ra trẻ sơ sinh bị men gan cao có thể do sự tác động của các nguyên nhân sau:
- Men gan cao xảy ra khi trẻ sơ sinh bị rối loạn đông máu xuất huyết và nội huyết.
- Trẻ uống nhiều kháng sinh.
- Chế độ chăm sóc không phù hợp khiến trẻ bị béo phì, gan nhiễm mỡ và làm tăng men gan.
- Bệnh men gan cao có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh từ việc mẹ cho trẻ uống sữa công thức. Bởi bên trong sữa công thức thường thiếu chất antitrypsin. Việc không cung cấp đủ antitrypsin cho cơ thể khiến gan không đủ khả năng để chuyển hóa hết lượng dinh dưỡng, hoạt chất có trong sữa. Từ đó khiến những chất này tích tụ trong gan và gây nguy hiểm cho trẻ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh men gan cao ở trẻ sơ sinh
Khi có men gan cao, trẻ sơ sinh sẽ thường xuyên có biểu hiện sốt cao, toàn thân nổi mẩn đỏ ngứa ngáy. Cơn ngứa thường nặng nề hơn vào ban đêm khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị men gan cao không được sớm chẩn đoán và điều trị đều gây nguy hiểm. Việc bệnh lý xuất hiện trong một thời gian dài có thể khiến trẻ bị suy gan. Hơn thế bệnh ung thư gan sẽ xuất hiện khi trẻ bước sang độ tuổi trưởng thành.
Do đó nếu nhận thấy cơ thể của trẻ có biểu hiện phát ban ngứa ngáy, sốt và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị.
Triệu chứng nhận biết men gan cao ở trẻ sơ sinh
Tương tự như bệnh men gan cao xảy ra ở người trưởng thành, trẻ sơ sinh bị men gan cao thường không có biểu hiện rõ ràng. Nhất là khi bệnh men gan cao vừa khởi phát. Tuy nhiên sau một thời gian biểu hiện của bệnh sẽ rõ ràng và dễ nhận biết hơn.
Triệu chứng điển hình của bệnh men gan cao ở trẻ sơ sinh gồm:
- Phát ban hoặc nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân nhưng không rõ nguyên nhân
- Vàng da
- Vàng mắt
- Bùng có dấu hiệu phình to, trướng
- Tay, chân có biểu hiện phù nề
- Buồn nôn và nôn ói
- Phân có lẫn máu hoặc có màu sẫm đen
- Tiêu chảy
- Da dễ bầm, dễ chảy máu khi va chạm. Các vết thương thường khó lành hơn bình thường
- Sốt cao, khó chịu và quấy khóc
- Ngủ không ngon giác. Đặc biệt là vào ban đêm.
Biện pháp chẩn đoán trẻ sơ sinh bị men gan cao
Việc quan sát các hiểu hiện trên cơ thể không thể giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan cao ở trẻ sơ sinh. Bởi biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng và tương tự như một số vấn đề, bệnh lý khác có liên quan đến gan.
Chính vì thế, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm một số xét nghiệm bổ sung để quá trình chẩn đoán được diễn ra suôn sẻ và chính xác hơn. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện gồm:
- Đo nồng độ ALT và AST: Để chẩn đoán bệnh men gan cao ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện xét nghiệm đo nồng độ ALT và AST. Trong trường hợp chỉ số ALT và AST cao hơn mức bình hoặc cao hơn ngưỡng cho pháp có nghĩa trẻ sơ sinh đang mắc bệnh men gan cao.
- Xét nghiệm sàng lọc: Xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý gồm viêm gan tự miễn, nhiễm trùng gan (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C), gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh Celiac… sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa dễ dàng phát hiện bệnh men gan cao ở trẻ.
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh hưởng không được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể cho trẻ thực hiện siêu âm gan, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ kiểm tra mạch máu, gan và các cơ quan lân cận, nhất là lá lách.
- Sinh thiết gan: Sinh thiết gan là một thủ thuật giúp bác sĩ kiểm tra tế bào gan dưới kính hiển vi. Sinh thiết gan chỉ được thực hiện ở trẻ khi các xét nghiệm trên cho ra kết quả mơ hồ, không thể chẩn đoán chính xác bệnh lý hoặc nguyên nhân gây bệnh tương đối phức tạp.
Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh bị men gan cao
Đối với trẻ sơ sinh bị men gan cao, phương pháp điều trị thường nhằm vào mục đích kiểm soát chỉ số men gan bằng chế độ ăn uống. Các loại thuốc điều trị chỉ được cân nhắc và sử dụng khi trẻ bị men gan cao ở giai đoạn nặng hoặc nguyên nhân gây men gan cao là các bệnh lý phức tạp và nguy hiểm.
Chế độ ăn uống dành cho trẻ sơ sinh bị men gan cao
Trong thời gian trẻ mắc bệnh men gan cao thì thực phẩm không chỉ đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp nuôi dưỡng cơ thể của trẻ mà còn là một loại thuốc chữa bệnh nếu mẹ biết và sử dụng chúng đúng cách. Nhất là khi bệnh men gan cao của trẻ đang trong giai đoạn nhẹ, chưa gây nguy hiểm, có thể kiểm soát và không cần phải sử dụng thuốc.
Đối với những trẻ chưa thể ăn dặm, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ, hạn chế cho trẻ sử dụng sữa công thức để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Đặc biệt là khi gan đang mắc bệnh và gặp vấn đề.
Đối với những trẻ có thể ăn dặm, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin B: Bổ sung và thực đơn ăn uống mỗi ngày của trẻ bằng các loại thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B2 và vitamin B6. Cụ thể như trứng, cá hồi, thịt, sản phẩm từ sữa, gan, nấm, súp lơ, các loại hạt, dâu, bắp, trái cây có múi, hải sản, bánh mì nguyên hạt, các loại rau lá xanh, hoa quả…
- Thực phẩm giàu vitamin A: Bổ sung vitamin A cho trẻ bằng việc thêm vào thực đơn các loại thực phẩm gồm cà rốt, gan động vật, lòng đỏ trứng, rau muống, hẹ, bắp cải, rau chân vịt, cải bó xôi.
- Thực phẩm giàu protein: Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp phục hồi chức năng gan, kiểm soát chỉ số men gan và tăng cường hệ miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu protein gồm hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, quả chà là, súp lơ xanh, ngô ngọt, chuối, rau bina, táo, quả bơ, thịt.
Ngoài việc bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tốt cho gan và sức khỏe tổng thể, để kiểm soát chỉ số men gan bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm, món ăn không tốt cho sức khỏe, bao gồm:
- Thực phẩm và các gia vị cay nóng: Thực phẩm và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt… được đánh giá là thực phẩm không tốt cho sức khỏe của gan, có thể gây nóng gan và hình thành nhiều vấn đề khác có liên quan đến men gan cao.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Trong thời gian điều trị men gan cao, bạn cần tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh quy, bánh kem, kẹo… Bởi việc sử dụng thực phẩm ngọt có thể khiến tế bào hồng cầu tích tụ dẫn đến tắc nghẽn, gây mỡ gan và khiến men gan cao.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ. Đồng thời làm tăng men gan và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia: Gan phải làm việc quá tải khi bạn thường xuyên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia. Từ đó khiến chức năng gan suy yếu, chỉ số men gan tăng.
Sử dụng thuốc điều trị men gan cao ở trẻ sơ sinh
Ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh men gan cao, trẻ sơ sinh không được khuyến cáo và cũng không cần phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt (bệnh nặng, nguyên gây gây bệnh phức tạp), bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét việc cho trẻ sử dụng thuốc.
Để phòng ngừa trường hợp gan không hoạt động, cơ thể tích trữ nước, bác sĩ chuyên khoa có thể cho trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu. Ngoài ra thuốc giảm đau loại nhẹ cũng được bác sĩ chỉ định để cải thiện các triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị men gan cao
Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị men gan cao, mẹ cần áp dụng các biện ngăn ngừa bệnh hình thành ở trẻ trước và sau khi sinh.
- Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống phù hợp, điều độ và khoa học để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Từ đó giúp cả cơ thể mẹ lẫn con đều khỏe mạnh.
- Ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh, bạn cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và kéo dài trong 2 năm. Bạn cần hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng sữa công thức. Bởi loại sữa này không chỉ khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề mà còn khiến chỉ số men gan bị ảnh hưởng.
- Giúp trẻ xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra trẻ cần giảm tối đa tình trạng béo phì, luôn giữ cân nặng ở mức ổn định.
- Đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ.
- Tránh sử dụng thuốc cho trẻ khi không có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tiêm ngừa viêm gan A, viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Việc sử dụng vắc xin sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh viêm gan gây tăng men gan.
- Ngoài việc bú sữa, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước kể cả nước ép trái cây, nước lọc. Điều này sẽ giúp trẻ hỗ trợ chức năng gan và giải độc cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị men gan cao do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào, trẻ vẫn nên được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa rủi ro và tránh gặp nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!