Hướng dẫn cách trị ho có đờm ở trẻ em

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cùng với một số yếu tố nguy cơ khác khiến trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Cụ thể như ho khan, ho có đờm, sổ mũi, viêm họng… Trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, mẹ cần nhanh chóng giúp trẻ xử lý. Bởi nếu để lâu sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông tin trong bài viết là tổng hợp những cách trị ho có đờm ở trẻ em mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

Cách trị ho có đờm ở trẻ em
Tìm hiểu những cách trị ho có đờm ở trẻ em

Hiện tượng ho có đờm ở trẻ em

Ho là một trong những phản xạ có lợi của cơ thể. Phản xạ này xuất hiện với mục đích tống đi lượng đờm nhớt hoặc dị vật ra khỏi cơ thể cũng như đường hô hấp của trẻ. Hiện nay bệnh ho được phân thành nhiều dạng gồm:

  • Ho có đờm, ho khan
  • Ho cấp (cơn ho xuất hiện dưới 3 tuần), ho kéo dài (cơn ho xuất hiện trên 8 tuần)
  • Ho không có nguyên nhân và ho có nguyên nhân.

Trong những dạng ho nêu trên, ho có đờm là dạng ho thường gặp nhất ở trẻ em. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Khi xuất hiện, bệnh sẽ cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Điều này khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và không muốn bú. Ho có đờm là một dạng bệnh lý thông thường. Tuy nhiên nếu mẹ không có phương pháp xử lý và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể như viêm phế quản, viêm phổi.

Tình trạng ho có đờm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên một số nguyên nhân chính có thể tác động và dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Trẻ bị lây nhiễm virut gây ho có đờm từ người bệnh thông qua đường hô hấp
  • Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ không thể thích nghi
  • Cơ thể của trẻ nhiễm các loại bệnh như thủy đậu, ho gà hoặc nhiễm virut sởi
  • Trẻ bị dị ứng với khói bụi, phấn hoa và không khí ô nhiễm.

Hướng dẫn cách trị ho có đờm ở trẻ em

Để điều trị ho có đờm cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một trong hai phương pháp gồm:

Sử dụng thuốc Tây y điều trị ho có đờm cho trẻ em

Trước khi sử dụng thuốc Tây y điều trị ho có đờm cho trẻ em, mẹ cần chú ý hai đều sau:

  • Điều trị nguyên nhân gây ho: Việc điều trị nguyên nhân gây ho vô cùng quan trọng. Trước khi tiến hành chữa bệnh cho trẻ, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Sau đó mới tiến hành điều trị triệu chứng. Sử dụng những loại kháng sinh an toàn cho trẻ và kháng sinh đúng phổ kháng khuẩn.
  • Điều trị triệu chứng: Thuốc loãng đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc hạ sốt.

Cách 1: Điều trị ho có đờm ở trẻ xuất hiện do cảm lạnh thông thường, không kèm sốt

Sử dụng dung dịch NaCl 0.9% vệ sinh vùng mũi và vùng họng cho trẻ

Sử dụng những loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm từ dược liệu.

  • Ho astex chứa húng chanh. Thuốc tương đối an toàn cho trẻ từ tuổi sơ sinh đến người lớn.
  • Thuốc chứa cao nút nác, trần bì, húng chanh, viễn chí. Cụ thể như siro ho pectol E. Loại thuốc này sử dụng cho trẻ em trên 30 tháng.
  • Một số loại thuốc điều trị khác có chứa gừng, nghệ, hương nhu, cam thảo bắc…

Mẹ cần chú ý đến những loại thuốc trong thành phần có chứa bạc hà (menthol). Cụ thể như thuốc Zecuf không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng gây ức chế hô hấp ở độ tuổi này.

Mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ. Trong trường hợp trẻ ho có đờm kèm theo sốt, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị ho có đờm xuất hiện do cảm lạnh thông thường, không kèm sốt
Điều trị ho có đờm xuất hiện do cảm lạnh thông thường, không kèm sốt ở trẻ em

Cách 2: Điều trị ho có đờm ở trẻ do nhiễm khuẩn dẫn đến viêm phổi

Triệu chứng

  • Đờm có màu xanh hoặc vàng, thở khò khè, sốt cao.

Điều trị

Cách trị ho có đờm cho trẻ dưới 5 tuổi: Mẹ cho trẻ uống một trong hai loại thuốc kháng sinh sau:

  • Dùng Amoxicillin 80mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 2 lần sử dụng
  • Hoặc dùng Amoxicillin – clavulanic 80mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 2 lần sử dụng. Thời gian điều trị là 5 ngày.
  • Trong trường hợp trẻ có tiền sử hoặc có dấu hiệu dị ứng với nhóm Beta – lactam hay nghi ngờ trẻ bị viêm phổi do sự xâm nhập của vi khuẩn không điển hình, mẹ cho trẻ sử dụng nhóm Macrolid gồm: Erythromycin, Azithromycin hoặc Clarithromycin.

Cách trị ho cho trẻ trên 5 tuổi: Lựa chọn ban đầu là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Mẹ cho trẻ sử dụng một trong những loại thuốc sau:

  • Dùng Clarithromycin 15 mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 2 lần uống.
  • Dùng Erythromycin 40 mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 3 lần, uống khi đói.
  • Dùng Azithromycin 10 mg/trọng lượng/ngày, uống một lần khi đói.

Thời gian điều trị là từ 7 – 10 ngày. Riêng đối với Azithromycin có thể dùng 5 ngày.

Đối với trường hợp viêm phổi nặng

Đối với những trẻ mắc bệnh viêm phổi nặng, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Nguyên tắc điều trị ở trường hợp này: 

Giúp trẻ chống suy hô hấp.

Điều trị triệu chứng

  • Khi nhiệt độ ≥ 38,5ºC cần tiến hành hạ sốt cho trẻ. Sử dụng Paracetamol 10 – 15 mg/trọng lượng/lần cách mỗi 6 giờ. Lau người của trẻ bằng nước ấm và cho trẻ nằm trong phòng thoáng.
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng, điện giải và nước
  • Giúp trẻ phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và lây chéo từ bệnh viện.

Điều trị kháng sinh

  • Dùng Ampicillin 200mg/trọng lượng/giờ, chia thành 4 lần sử dụng. Tiến hành tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 6 giờ.
  • Dùng Amoxicillin – clavulanic 90mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 3 lần sử dụng. Tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 8 giờ.
  • Sử dụng kết hợp với Gentamicin 7,5mg/trọng lượng. Tiến hành tiêm bắp một lần hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút. Có thể sử dụng thay thế bằng Amikacin 15mg/trọng lượng. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Sử dụng Cefotaxim 100 – 200 mg/trọng lượng/ngày, chia thuốc thành 2 – 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dùng Ceftriaxon 80mg/trọng lượng/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần. Thuốc này chỉ được sử dụng khi quá trình điều trị của những loại thuốc trên thất bại hoặc dùng ngay từ đầu.
  • Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất là 5 ngày.

Cách 3: Điều trị ho cho trẻ bằng thuốc loãng đờm

Phòng ngừa chất nhầy dính vào đường hô hấp (detergent)

  • Dùng Natri benzoate (passed)

Giúp dễ ho khạc đờm bằng cách cắt đờm (mucolytic)

  • Dùng Bromhexin (Bromhexin, Bisolvon kid…) ambroxol ( ambroco…)
  • Dùng Acetylcystein (Acehasan, Exomuc, Acemuc…). Thuốc này tồn tại hai chống chỉ định mà người sử dụng cần lưu ý: Không sử dụng cho trẻ em có tiền sử bị hen (làm tăng nguy cơ gây co thắt phế quản) và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Kích thích tiết nhày do quá trình tăng hoạt động của nhung mao – biểu mô đường hô hấp (cilliary stimulant)

  • Dùng Bromhexin, Ambroxol. Thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Salbutamol dưới dạng phối hợp salbutamol + Guaiphenesin hoặc đơn thuần; salbutamol + carbocystein (lưu ý solmux Broncho không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi bởi trong thành phần của thuốc có chứa carbocystein). Liều dùng thuốc tính theo liều salbutamol.

Lưu ý

  • Mẹ không nên cho trẻ sử dụng phối hợp những loại thuốc trên cùng với thuốc ức chế ho.
  • Cần sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ho cho trẻ bằng thuốc loãng đờm
Điều trị ho cho trẻ bằng thuốc loãng đờm

Trị ho có đờm ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian

Ngoài việc giúp trẻ khắc phục bệnh lý bằng những loại thuốc Tây y, mẹ cũng có thể sử dụng những bài thuốc dân gian điều trị ho cho trẻ tại nhà. Ưu điểm của những bài thuốc này là tương đối lành tính và không gây tác dụng phụ. 

Dưới đây là danh sách những cách trị ho có đờm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Bài thuốc 1: Điều trị ho có đờm ở trẻ em bằng quất chưng đường phèn

Trong Đông y, quả quất mang tính mát, có vị chua ngọt có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và bình suyễn. Bên cạnh đó một lượng lớn pectin, đường, tinh dầu và vitamin đã được tìm thấy bên trong loại quả này. Đây đều là những dưỡng chất có khả năng kích thích quá trình nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, bình suyễn, giảm viêm, sưng, tiêu diệt các tác nhân gây hại, giúp long đờm và giảm ho.

Đường phèn có tính bình, vị ngọt thanh, có tác dụng bổ tỳ và phế. Nhờ đặc tính này, đường phèn có khả năng làm dịu nhanh những cơn đau rát, ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp giảm ho và long đờm.

Nguyên liệu:

  •  2 – 3 quả quất còn xanh
  • Đường phèn với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Mang quất rửa sạch và để ráo nước
  • Thái quất thành từng lát mỏng hoặc thái nhỏ và cho vào chén
  • Thêm ít đường phèn vào cùng và mang đi hấp cách thủy
  • Sau 15 – 20 phút, tắt bếp
  • Để nguội bớt và cho bé uống bằng thìa
  • Mỗi lần uống 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày
  • Mẹ cho trẻ sử dụng quất chưng đường phèn mỗi ngày cho đến khi tình trạng ho có đờm của trẻ thuyên giảm.
Điều trị ho có đờm ở trẻ em bằng quất chưng đường phèn
Điều trị ho có đờm ở trẻ em bằng quất chưng đường phèn

Bài thuốc 2: Sử dụng chanh đào hấp cách thủy điều trị ho có đờm ở trẻ em

Nhờ thành phần là một lượng lớn vitamin C và nhiều dưỡng chất có lợi khác, chanh đào nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm, sưng. Bên cạnh đó lượng vitamin C trong chanh đào còn có tác dụng kích thích quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, điều trị ho, long đờm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương tại vùng niêm mạc họng.

Với bài thuốc sử dụng chanh đào điều trị ho cho trẻ mẹ có thể thực hiện bằng nhiều cách. Mẹ có thể ngâm chanh đào cùng với muối, đường phèn và mật ong nguyên chất. Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ chưng chanh đào cùng với mật ong. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ chưng chanh đào cùng với đường phèn.

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 quả chanh đào
  • Đường phèn hoặc mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Chanh đào mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Thái chanh đào thành từng lát mỏng
  • Cho chanh đào đã thái, đường phèn hoặc mật ong nguyên chất vào chén
  • Tiến hành hấp cách thủy từ 15 – 20 phút
  • Để nguội bớt và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần mẹ cho bé uống 1 thìa cà phê.

Bài thuốc 3: Dùng lá hẹ chưng đường phèn trị ho có đờm cho trẻ

Lá hẹ là một vị thuốc có tác dụng làm ấm gối, bổ can thận. Chính vì thế, người ta thường dùng vị thuốc này để điều trị bệnh mộng tinh, đái són, đi tiểu nhiều… Ngoài ra nhờ tính ấm và mùi hăng, lá hẹ còn có tác dụng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng, kháng viêm, chống khuẩn. Đồng thời giúp điều trị ho, giảm viêm tại cổ họng, giảm đau, rát, ngứa ngáy và tiêu đờm.

Nguyên liệu:

  • 5 – 10 gram lá hẹ
  • Đường phèn.

Cách thực hiện: 

  • Mang lá hẹ rửa sạch, sau đó để ráo nước
  • Cắt lá hẹ thành từng khúc
  • Cho lá hẹ vào chén
  • Thêm ít đường phèn vào cùng và mang đi hấp cách thủy
  • Sau 15 – 20 phút, tắt bếp
  • Để nguội bớt, chắt lấy phần nước và cho bé uống bằng thìa
  • Mẹ cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê
  • Mẹ cho trẻ sử dụng lá hẹ chưng đường phèn mỗi ngày cho đến khi nhận thấy tình trạng ho có đờm của trẻ thuyên giảm.
Dùng lá hẹ chưng đường phèn trị ho có đờm cho trẻ
Dùng lá hẹ chưng đường phèn trị ho có đờm cho trẻ

Bài thuốc 4: Điều trị ho có đờm cho trẻ bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Nhờ thành phần là những dưỡng chất có lợi, rau diếp cá được ví như một loại thuốc kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều trị ho khan và ho có đờm ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó rau diếp cá còn có tác dụng cải thiện tình trạng viêm, sưng cổ họng, làm dịu cơn đau rát họng. Đồng thời giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.

Nước vo gạo chứa nhiều vitamin có tác dụng nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ. Từ đó giúp trẻ khỏe và phòng ngừa bệnh.

Nguyên liệu:

  • 15 lá rau diếp cá
  • Nước vo gạo mới.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, cho rau diếp cá vào cối và thực hiện giã nhuyễn
  • Cho rau diếp cá cùng với nước vo gạo vào nồi
  • Thực hiện đun sôi hỗn hợp trong 20 phút để cho lượng rau diếp cá trong nồi có thể chín nhừ
  • Tắt bếp, để nguội bớt và lọc bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước cho trẻ uống
  • Khi sử dụng, mẹ có thể thêm vào nước thuốc một ít đường để trẻ dễ uống hơn
  • Mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày.

Lưu ý:

  • Mẹ cần cho bé uống sau khi ăn 60 phút. Mẹ không nên cho bé uống ngay sau khi ăn hoặc trước bữa ăn.
  • Khi sử dụng rau diếp cá và nước vo gạo điều trị ho có đờm ở trẻ, mẹ cần cho bé kiêng ăn cua, tôm và thịt gà.

Bài thuốc 5: Chữa ho có đờm cho trẻ bằng lá húng chanh

Lượng tinh dầu được tìm thấy bên trong lá húng chanh có thành phần chủ yếu là cavaron. Chất này khi được đưa vào cơ thể có tác dụng trừ độc, tiêu đờm và trừ ho. Đồng thời giúp cơ thể phòng ngừa sự xuất hiện của những bệnh lý có liên quan đến viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 5 gram lá húng chanh
  • 10 – 20ml nước sôi
  • 2 quả quất
  • Đường phèn.

Thực hiện cách 1:

  • Tiến hành giã dập lá húng chanh sau khi đã rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Cho lá húng chanh vào chén cùng với nước sôi
  • Đợi khoảng 20 phút để lượng tinh dầu trong lá húng chanh tiết ra và thấm vào nước
  • Chắt lấy phần nước và bỏ bã
  • Mẹ cho trẻ uống 2 lần/ngày. Sử dụng từ 2 – 3 ngày.

Thực hiện cách 2: 

  • Rửa sạch quả quất và lượng lá húng chanh đã chuẩn bị
  • Tiến hành xay nhuyễn quất và lá húng chanh trong máy xay sinh tố
  • Đỗ hỗn hợp ra chén. Sau đó thêm một ít đường phèn và mang đi hấp cách thủy
  • Sau 20 phút, tắt bếp
  • Để nguội bớt và cho bé uống 2 lần/ngày
  • Kiên trì sử dụng trong 2 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho có đờm của trẻ thuyên giảm đáng kể.
Chữa ho có đờm cho trẻ bằng lá húng chanh
Chữa ho có đờm cho trẻ bằng lá húng chanh

Bài thuốc 6: Sử dụng hạt chanh điều trị ho có đờm ở trẻ em

Tương tự như những vị thuốc trên, hạt chanh cũng chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giảm viêm, tiêu đờm, cải thiện tình trạng ho và đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, hạt chanh còn có tác dụng điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp khác. Cụ thể như: Viêm họng, ho khan…

Nguyên liệu: 

  • Một lượng hạt chanh vừa đủ
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Cho hạt chanh đã chuẩn bị vào cối và giã nhuyễn
  • Cho hạt chanh đã giã, đường phèn và một ít nước lọc vào chén
  • Tiến hành hấp cách thủy hỗn hợp này trong 20 phút
  • Tắt bếp và để nguội bớt
  • Chắt lấy phần nước và cho bé uống 1 – 2 thìa cà phê mỗi lần
  • Uống từ 4 – 6 lần/ngày
  • Mẹ cho bé sử dụng hạt chanh điều trị ho có đờm mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc 7: Sử dụng quả lê điều trị ho có đờm ở trẻ em

Trong Đông y, quả lê mang trong mình vị ngọt, tính hàn có tác dụng bổ phế, tiêu đờm và điều trị ho. Ngoài ra, nhờ vị ngọt, quả lê còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau rát và ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp trẻ giảm viêm và chống sưng tại vùng niêm mạc họng.

Nguyên liệu:

  • 100 gram thịt lê
  • Đường phèn.

Cách thực hiện: 

  • Thái lê thành từng miếng nhỏ
  • Cho lượng lê đã thái vào nồi và nấu nhừ
  • Lọc bỏ phần bã
  • Thêm vào nồi một lượng vừa đủ nước lọc và đường phèn
  • Nấu hỗn hợp cho đến khi sôi thì tắt bếp
  • Để nguội bớt
  • Cho bé uống 2 – 3 thìa cà phê nước lê/lần x 3 – 4 lần/ngày
  • Để tình trạng ho có đờm của trẻ mau chóng thuyên giảm, mẹ cần cho trẻ sử dụng cách điều trị ho có đờm bằng quả lê liên tục trong 2 ngày.
Sử dụng quả lê điều trị ho có đờm ở trẻ em
Sử dụng quả lê điều trị ho có đờm ở trẻ em

Bài viết là những cách trị ho có đờm ở trẻ em có khả năng giúp trẻ khắc phục bệnh lý và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và không mắc phải những tác dụng phụ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn trước khi đưa các phương pháp vào quá trình điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *